Muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp… Chủ tịch tỉnh!
Đầu quân về Báo Nông Thôn Ngày Nay, công việc buộc tôi phải chú tâm nhiều đến người nông dân, những “ nóng, lạnh” ở nông thôn. Chân chất, dễ gần, “có sao nói dzậy, người ơi” – đó là đặc điểm vượt trội của nông dân. Thế nhưng không ít lần, muốn gặp được nông dân còn khó hơn gặp… Chủ tịch tỉnh.
Ví như lần tác nghiệp tại một trang trại chăn nuôi ở vựa heo Hoài Ân (Bình Định). Cánh phóng viên tháp tùng đoàn kiểm tra tiến trình sử dụng vốn vay của một ngân hàng trên địa bàn. Bước vào cổng đã bị phun mù trời thuốc sát trùng. “Ô dù” bài bản như vậy nhưng khi vừa tiếp xúc, ông chủ trang trại đã nói xẵng “cứ tưởng chỉ mấy anh chị ngân hàng, ai dè có thêm nhà báo, tui không thích…!”. Mọi người thắc mắc, ông chỉ nói chung chung “viết lách, ảnh bóng lung tung, mệt lắm…”.
Phóng viên Hùng Phiên trên đường tác nghiệp tại huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên). Ảnh: CTV
Video đang HOT
Sau khi nghe trình bày về quy trình đầu tư trang trại heo giống và thịt, thuyết phục kiếm tấm ảnh chuồng heo thì… không thể được, đành phải chụp ảnh người!
Một cán bộ Hội Nông dân ở Hoài Ân cho hay: “Ở vùng quê, từ nông dân làm ăn nhỏ lẻ chuyển qua đầu tư lớn, họ bị nhiều áp lực lắm, chẳng muốn ai “dòm ngó”. Vả lại, đầu ra của trang trại đã được doanh nghiệp lớn bao tiêu nên họ bất cần…”.
Đó là cái “khó” của nông dân làm ăn lớn, nhưng tôi cũng không ít lần mếu máo với mấy nông hộ “chân kiểng” ở Tuy Hòa (Phú Yên). Số là có hồi, tôi có viết bài chân dung về một ông trồng mai “có cỡ”; sau bài viết, tình cảm thân cận, đi lại như người trong nhà.
Thế nhưng khoảng hai năm kế, tôi chạy đến vườn mai thì bị ông… làm mặt lạnh: “Hổng có viết lách gì nữa, nghe! Điển hình, điển hình cái con khỉ! Bốc thơm cho lắm, năm rồi bán chẳng được mấy chậu mai, ế lỗ chỏng gọng… Thiên hạ cười quá trời!”. Tôi phân bua “do thị trường”, ông đốp lại: “Thị trường cái gì, lên báo lên chí chỉ được cái… xui xẻo! Đang làm ăn bình thường, vậy mà mấy ông “nâng bi” sản xuất giỏi thì bán chác “mai mốt” chẳng ra làm sao…!”. Nghe ông nói vậy, tôi chỉ còn biết… cười hì hì. Cũng may, nông dân vốn tính không giận lâu, được ít lâu tôi và ông “mai mốt” lại thân tình…
Theo Danviet
Viết để hiểu và thêm yêu công việc
Công việc cho tôi nhiều cơ hội đến với những miền quê, được tiếp xúc với những người nông dân (ND) chân chất, siêng năng, cần cù, chịu khó. Qua mỗi chuyến đi, tôi đều cố gắng ghi chép lại bằng hình ảnh, bằng ngôn ngữ những gì mình mắt thấy tai nghe. Những bài viết sau mỗi chuyến đi được đăng báo là động lực để tôi thêm yêu công việc
Tháng 7.2001 tôi được nhận vào làm việc tại cơ quan Hội ND tỉnh Nghệ An, cũng là lúc Hội ND tỉnh đang tập trung tuyên truyền cho hội nghị tôn vinh điển hình ND sản xuất kinh doanh giỏi. Rong ruổi cùng các phóng viên báo đài, tôi học hỏi thêm được rất nhiều trong cách lựa chọn và triển khai đề tài, nhất là những đề tài về người ND, nông nghiệp, nông thôn.
Tác giả Hoàng Minh (trái).
Vẫn biết viết báo là sở thích cá nhân, là niềm đam mê ngoài công việc chính, nhưng hễ có cơ hội là tôi cháy hết mình cho niềm yêu thích đó. Nhiều tin bài về các sự kiện được tôi viết ngay trong hội nghị, hội thảo; tôi xem đó cũng là cách tốt nhất để mình ghi nhớ những nội dung cốt yếu của sự kiện. Không chỉ là sở thích, là niềm vui mà với tôi viết báo còn là lúc để mình trăn trở cùng công việc. Những bài viết được đăng lên cũng giúp cho những chuyến công tác của tôi được thuận lợi hơn.
Trong mỗi chuyến đi, ngoài nhiệm vụ cơ quan giao phó, tôi luôn nghĩ làm sao thu nhận được nhiều thông tin hơn nữa. Hiểu được điều đó, anh em cán bộ huyện và cơ sở cũng tạo cho tôi nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Đó là lợi thế mà nhiều cây bút chuyên nghiệp chưa hẳn có được. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến tôi luôn nhắc nhở mình ý thức trách nhiệm của người cán bộ công chức trong từng câu chữ. Bởi mình đến với dân với trọng trách của người cán bộ, những phản ánh của bà con là tâm tư tình cảm gửi gắm tới cơ quan chức năng, của tổ chức đại diện cho mình, chứ chưa chắc đã là điều họ muốn thể hiện trên công luận.
Viết báo nghiệp dư nên nhiều lúc phát hiện đề tài mà tiếc vì không đủ thời gian thực hiện. Có nhiều bài viết dở dang, chỉ cần tranh thủ lấy thêm một vài dữ liệu, vài ý kiến nhỏ thôi là đủ nhưng mãi không hoàn thiện được. Đặc biệt là trước xu thế phát triển của báo điện tử, đôi khi chỉ gửi chậm ít phút thôi là bao công sức mình trở nên vô nghĩa. Với tôi, mỗi lần được đọc lại bài viết của mình trên báo, trong đó có "báo nhà" Nông Thôn Ngày Nay là động lực để tôi thêm hiểu và thêm yêu công việc của mình.
Theo Danviet
Chuyện của những người "chở rau về bản" "Thành phố mới thiếu rau sạch, chứ ở nông thôn thiếu gì"- đó là câu trả lời phổ biến mà chúng tôi nhận được khi nói về ý tưởng gây dựng những vườn rau dinh dưỡng cho trẻ em nghèo ở miền núi và hải đảo. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn quyết tâm làm cái việc được cho là "chở củi về rừng"...