Muốn đột phá quân sự vì cảnh giác Nga nhưng Thụy Điển vấp thế khó
Quốc phòng Thụy Điển dường như thiếu chi phí để thực hiện được các kế hoạch tăng cường lực lượng.
Mặc dù đã cam kết đưa thêm hàng tỷ kronor (đơn vị tiền tệ của Thụy Điển- SEK) vào lĩnh vực quốc phòng trong những năm tới để đưa quân đội quay về vị thế thời kì Chiến tranh Lạnh, một báo cáo gần đây do Chỉ huy tối cao Micael Bydén đưa ra nói rằng quốc phòng Thụy Điển vẫn sẽ thiếu 4,3 tỷ USD nếu ý chí của các chính trị gia được thực hiện đầy đủ.
Các chính trị gia Thụy Điển đã cam kết chi thêm 5 tỷ SEK (510 triệu USD) hàng năm cho ngân sách quân sự mỗi năm từ 2021 đến 2025. Tổng thể, Thụy Điển có kế hoạch chi 60 tỷ SEK (6.4 tỉ USD) mỗi năm bắt đầu từ năm 2025, và số tiền này dự kiến sẽ tăng thêm vào năm 2030.
Lực lượng vũ trang Thụy Điển. Ảnh: Sputnik/AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hultqvist nhấn mạnh rằng việc tăng chi tiêu là về “khả năng tự vệ” và cũng nói rõ họ đang quan ngại điều gì. “Chúng tôi đã thấy những gì Nga đã làm ở Georgia, ở Crimea và bây giờ ở Ukraine. Điều đó cho thấy tình hình an ninh chung đã thay đổi. Nga đã tăng đầu tư vào quân đội và sự hiện diện của họ ở Biển Baltic nhưng không gây ra mối đe dọa trực tiếp đến Thụy Điển. Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy những gì Nga có khả năng làm”, Hultqvist nói với tờ Berlingske của Đan Mạch.
“Oằn mình” sức mạnh Nga, Thụy Điển cậy nhờ tên lửa Patriot Mỹ
Video đang HOT
“Chúng tôi đã quyết định rằng Thụy Điển phải mở rộng khả năng bảo vệ đất nước. Do đó, quyết định bổ sung nguồn vốn đáng kể cho đến năm 2021 và đầu tư thêm vào năm 2025″, Hultqvist nói thêm.
Sau nhiều thập kỷ cắt giảm lớn, khi quốc phòng Thụy Điển bị thu hẹp đáng kể về ngân sách, tàu chiến, máy bay chiến đấu và nhân sự, các chuyên gia quân sự đã kết luận rằng Thụy Điển sẽ không thể phòng thủ nếu bị tấn công.
Theo Sipri, Viện Nghiên cứu Hòa bình Thụy Điển, năm 1990 Thụy Điển đã chi 2,4% GDP cho quốc phòng. Năm 2018, con số tương ứng là khoảng 1%. Hơn nữa, kể từ năm 1990 tới nay, số lượng tàu chiến và máy bay chiến đấu đã giảm 70%, trong khi số lượng các đơn vị chiến tranh thực tế trong quân đội đã giảm 90% trong 30 năm qua.
Việc tăng mạnh chi tiêu cũng đi cùng biện pháp khác, như việc tái quân sự hóa đảo Gotland ở biển Baltic và việc tái lập các đơn vị quân đội đã ngừng hoạt động. Nước này cũng gia tăng mua sắm trang thiết bị quốc phòng. Thụy Điển đã đặt hàng 60 máy bay chiến đấu Gripen E- mẫu máy bay chiến đấu Gripen mới, lớn hơn và tiên tiến hơn mẫu hiện đang được sử dụng.
Tại thị trấn Karlskrona thuộc biển Baltic, việc chế tạo hai tàu ngầm mới – nguyên mẫu của một lớp tàu ngầm hoàn toàn mới cho Hải quân Thụy Điển, đang được tiến hành.
Thụy Điển cũng đã đặt hàng hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, để bắn hạ máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo. Thỏa thuận đã được ước tính lên tới 4,5 tỷ USD nếu bao gồm bảo trì và nâng cấp trọn đời.
Ngoài việc mở rộng quân sự và mua sắm thiết bị, các lực lượng vũ trang Thụy Điển đang nỗ lực tăng cường hợp tác phát triển với một số đối tác. Thụy Điển đã tham gia và tổ chức một số cuộc tập trận, bao gồm cả với quân đội Mỹ. Hultqvist mô tả đây là “sự phát triển tự nhiên”.
“Chúng tôi đang tăng cường hợp tác ở các nước Bắc Âu, bao gồm cả Đan Mạch và chúng tôi sẽ hợp tác rộng rãi với nhiều quốc gia quanh Biển Baltic, cũng như một số thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương”, Hultqvist nói.
An Bình
Theo toquoc.vn
Phó Thủ tướng Ukraine hy vọng ngăn chặn Nord Stream-2
Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập châu Âu và Đại Tây Dương Dmitry Kuleba cho biết, Ukraine hy vọng rằng các lệnh trừng phạt chống lại "Dòng chảy phương Bắc-2" được đưa vào ngân sách quốc phòng mới của Mỹ sẽ ngăn chặn việc thực hiện dự án này.
Trước đó, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã thống nhất ngân sách quốc phòng cho năm 2020, với ngân sách cho giai đoạn này là 738 tỉ USD. Tài liệu bao gồm nhiều điều khoản, trong đó đề cập đến hàng loạt các điều khoản để "chống lại Nga" trong nhiều lĩnh vực, các biện pháp trừng phạt chống lại "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2), cũng như việc phân bổ 300 triệu USD để giúp Ukraine.
Phó Thủ tướng Kuleba phát biểu tại trung tâm chuyên gia Quỹ Marshall của Đức ở Washington, cảm ơn các nhà lập pháp Mỹ đã bổ sung các biện pháp trừng phạt "chống lại Nga" trong ngân sách quốc phòng. Theo ông Kuleba, việc dừng đường ống Nord Stream-2 là cần thiết cho "sự cân bằng chiến lược ở châu Âu" và "an ninh năng lượng".
Kỹ sư thi công đường ống Nord Stream-2. Ảnh: RIA.
"Các công ty đang tham gia thi công đường ống "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2), cần phải dừng ngay lập tức các hoạt động của họ", Phó Thủ tướng Ukraine nói.
Dự án "Dòng chảy phương Bắc-2" (Nord Stream-2) liên quan đến việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỷ mét khối khí mỗi năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Nó được lên kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2019. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Ukraine đang tích cực phản đối Nord Stream-2 - nước lo ngại mất doanh thu từ trung chuyển khí đốt của Nga và một số quốc gia châu Âu, bao gồm Ba Lan, Latvia và Litva, cũng như Hoa Kỳ đang thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của họ sang Liên minh châu Âu (EU).
Mỹ gọi dự án là chính trị và "đe dọa an ninh năng lượng ở châu Âu". Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Nord Stream-2 là một dự án hoàn toàn thương mại và cạnh tranh, và không ngụ ý chấm dứt trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine đến EU.
Thanh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
Mỹ nhiệt tình 'cứu Đức khỏi Nga', Berlin nói: Đừng, không cần! Quốc hội Đức (Bundestag) tuyên bố rằng chính sách năng lượng của Đức không liên quan tới Mỹ, nên Washington không được phép can thiệp vào. Mỹ muốn cứu Đức khỏi Nga Dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" (Nord Stream 2) do Nga và Đức khởi xướng liên quan đến kế hoạch xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt với tổng...