Muốn con gái sau này thành công, hạnh phúc, bố mẹ hãy cứng rắn ngay từ đầu
Con gái thường được yêu chiều, cưng nựng nhiều hơn nhưng nếu bạn vì quá yêu mà bỏ bê kỷ luật về tính cách, giáo dục, trí tuệ và cảm xúc bạn có thể làm hại con mình.
Con gái vốn được xem là những nàng công chúa, bởi thế, khi nuôi dạy con gái, bố mẹ thường có xu hướng cưng chiều và ít quát tháo hơn so với những cậu con trai nghịch ngợm. Thế nhưng từ thực tế cho thấy, nếu bạn muốn tương lai con trở thành một cô gái thành công, can đảm, có trách nhiệm và sống hạnh phúc, bố mẹ cần phải áp dụng một phương pháp nuôi dạy cứng rắn hơn.
Bởi lẽ sau này, cô công chúa bé nhỏ ấy sẽ lớn lên, sẽ phải làm vợ, làm mẹ, làm con dâu và cô gái ấy cần phải có đủ kỹ năng và cảm xúc để làm tốt những vai trò đó.
Nếu muốn con gái sau này mạnh mẽ, bố mẹ phải cứng rắn ngay từ đầu
Trên thực tế, trong suy nghĩ của rất nhiều cha mẹ, những cậu con trai mạnh mẽ, nghịch ngợm nên cần phải áp dụng cách dạy “kỷ luật thép”. Nhất là khi các cậu bé vật lộn, gào khóc một thứ gì đó, cha mẹ sẽ mắng mỏ, thậm chí là đánh vào đít. Họ sẽ đối xử với con trai mạnh tay hơn vì coi con là một người đàn ông.
Con gái vốn được xem là những nàng công chúa, bởi thế, khi nuôi dạy con gái, bố mẹ thường có xu hướng cưng chiều và ít quát tháo hơn so với những cậu con trai nghịch ngợm. (Ảnh minh họa)
Ngược lại với con gái, ngay cả khi đứa trẻ đó ngang bướng, cẩu thả, bừa bãi và nhõng nhẽo, cha mẹ sẽ vẫn luôn an ủi, thậm chí là chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của con gái, dỗ dành khi con khóc. Cha mẹ đã không hình dung được rằng, kiểu đối xử khác biệt này sẽ chỉ khiến con gái phát triển tính cách kiêu ngạo, kiêu kỳ, ích kỷ và ngang bướng.
Trên thực tế, dù nuôi con gái hay con trai, cha mẹ nên tuân theo nguyên tắc “bình đẳng giữa nam và nữ”. Giáo dục trẻ em phụ thuộc vào nhu cầu và sự phát triển của chúng, không phải giới tính của chúng.
Dạy con cách sống mạnh mẽ
Câu chuyện đau lòng của một nữ sinh dưới đây chắc chắn sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều phụ huynh trong việc nuôi dạy con gái.
Vào ngày 9 tháng 10 năm 2019, Bao Lili – một cô sinh viên đã tự tử bằng cách uống thuốc trong một khách sạn ở Bắc Kinh. Cậu bạn trai Mou Linhan đã đưa Bao Lili đến bệnh viện để cấp cứu nhưng rồi cô hôn mê sâu, sống thực vật từ đó.
Bố mẹ cần dạy con gái cách sống mạnh mẽ ngay từ khi con nhỏ để tự biết bảo vệ chính mình khi lớn lên (Ảnh minh họa)
Mẹ của Bao Lili vô tình phát hiện ra lý do thực sự khiến con gái mình tự tử khi nhìn vào điện thoại di động của con gái mình. Hóa ra, bạn trai của Bao Lili, Mou Linhan, đã trấn áp tinh thần, kiểm soát và khống chế Bao Lili. Hắn ta sử dụng bạo lực tinh thần để tiếp tục làm tổn thương cô. Cuối cùng, Bao Lili đã bi quan và mệt mỏi với sự tra tấn tinh thần lâu dài này nên cô đã chọn cái chết để giải thoát cho mình.
Trong vụ việc này, sự khống chế tinh thần của gã bạn trai đã làm cô gái trở nên sợ hãi, yếu đuối, sợ phải đối diện với những người xung quanh, dần mất đi sự tự tin và rồi dẫn đến cái kết đầy bi kịch. Do đó, khi cha mẹ giáo dục con cái, tạo cho con niềm tin cha mẹ là chỗ dựa vững chắc là điều cần để rồi bất cứ khi nào gặp khó khăn, hay rắc rối họ sẽ tìm về với cha mẹ, nhận được sự bao dung, che chở và cha mẹ sẽ cùng con cái đối diện với mọi vấn đề.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên nói với con gái: “Tất nhiên, bố mẹ hy vọng con có một cuộc sống tốt, nhưng nếu con yêu rồi bị bỏ rơi, con bị mất việc hoặc ly hôn trong tương lai, cuộc sống của con vẫn cứ sẽ tiếp tục. Hãy mở mắt và mỉm cười, ngày mai vẫn sẽ đến, mạnh mẽ và kiên cường con sẽ vẫn có được phước lành”.
Video đang HOT
Tiếc thay, nhiều cha mẹ chỉ cưng chiều, yêu thương con mà quên mất dạy cho con sự mạnh mẽ trong suy nghĩ và tư tưởng. Bởi thế cho nên trước những biến cố của cuộc đời, những cô gái thường yếu đuối và nghĩ tới cách giải thoát tiêu cực nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên nói với con gái sự mạnh mẽ, tự mình vượt qua những khó khăn (Ảnh minh họa)
Dạy con gái tự lập, không phụ thuộc vào bất cứ ai
Mặc dù xã hội ngày nay hiện đại hơn rất nhiều nhưng thành thật mà nói vẫn có nhiều người suy nghĩ và dạy con theo kiểu:
- “Con cố gắng, chăm chỉ, con sẽ tìm được một người chồng tốt trong tương lai”
- “Con gái không cần phải học quá nhiều, chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được”
- “Tìm được một người chồng tốt trong tương lai là cả đời con sẽ được nhàn hạ”
Nói với con gái những điều này sẽ hình thành trong con tính cách dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác thay vì tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Sau này, khi trở thành vợ, họ sẽ dễ bị lệ thuộc, cho rằng chỉ cần chăm chút vào nhan sắc là có thể giữ chồng nhưng rõ ràng thực tế phũ phàng hơn thế rất nhiều và chồng có thể rời bỏ vợ bất cứ lúc nào. Nếu không tự làm chủ cuộc đời mình, phụ nữ sẽ mất phương hướng và rơi vào bế tắc.
Mặc dù có một tấm chồng tốt là điều thật tuyệt vời nhưng các bé gái nên được dạy dỗ rằng không nên dựa dẫm, phụ thuộc một cách mù quáng vào chồng. Sự ỷ lại này của vợ cũng sẽ khiến người chồng mệt mỏi, căng thẳng và hạnh phúc gia đình khó mà bảo toàn.
Hãy dạy con gái cách làm chủ cuộc đời mình thay vì sống phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác (Ảnh minh họa)
Vì vậy, nếu bạn có một cô con gái, hãy nói cho cô ấy biết sự thật về xã hội ngoài kia: “Không có lợi ích miễn phí nào trên thế giới này và bạn không thể phụ thuộc vào bất cứ ai ngoại trừ chính mình. Trong một xã hội đầy cạnh tranh, đã có rất nhiều bài học đau thương khi lụy người khác. Chỉ có chính bản thân bạn mới hoàn toàn đáng tin mà thôi”
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và một ngày nào đó chúng sẽ thoát khỏi sự bảo vệ của cha mẹ và tự mình đi ra ngoài xã hội. Do đó, dù bạn có yêu thương con cách nào đi chăng nữa, nhất là đối với con gái, bạn càng cần phải dạy con sự mạnh mẽ, tự giải quyết việc của mình, làm chủ cuộc đời mình. Cứng rắn trong việc nuôi dạy con gái sẽ giúp con gái của bạn thành một cô gái tốt bụng, thông minh, tự tin, có khả năng, độc lập và có trách nhiệm, khi lớn lên, con có thể dựa vào sức mạnh của chính mình để bảo vệ bản thân trước những thất bại.
9 tư tưởng nuôi dạy con tưởng là đúng đắn, ai ngờ lại sai lầm mà cha mẹ không hề hay biết
Không phải những gì cha mẹ lấy từ kinh nghiệm sống của mình áp dụng vào cách dạy con đều đúng.
Cha mẹ nào cũng đều mong muốn con mình lớn lên sẽ trở thành người hạnh phúc và thành công. Vì vậy, hầu như ai cũng khắt khe rèn giũa cho con nên người. Chúng ta dạy con biết lắng nghe, làm theo lời người lớn bảo, khuyên răn con tập trung vào việc học, không lo chuyện bao đồng, không làm thêm làm nếm,...
Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã chỉ ra có 9 suy nghĩ tưởng là đúng đắn nhưng hóa ra lại là sai lầm và lỗi thời mà các bậc phụ huynh nên thay đổi để phù hợp với sự biến chuyển của xã hội, để con có cơ hội được trải nghiệm, được lớn lên, và được trở thành người mà con mong muốn.
1. "Bố mẹ sẽ cho con những gì tốt nhất"
Bác sĩ Fredric Neuman, Giám đốc Trung tâm Điều trị Tâm lý trực thuộc bệnh viện White Plains (Mỹ), nói rằng một đứa trẻ hư có đặc điểm là không bao giờ quan tâm đến mong muốn của người khác:
"Những đứa trẻ này sẽ đòi bằng được những gì mà mình muốn, vào bất cứ khi nào mình cần". Do đó, cha mẹ càng nuông chiều con bao nhiêu thì khi con lớn lên, bạn sẽ càng cảm thấy thất vọng bấy nhiêu. Vì khi trưởng thành, con sẽ trở thành một người thiếu trách nhiệm, sống ích kỷ, có kỹ năng xã hội kém, và sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt được mục đích của mình.
Cách tốt nhất cha mẹ cần làm là thiết lập ranh giới, xác định nhiệm vụ của con, chú ý đến cách cư xử và hành vi, cũng như không cho phép con thể hiện bất kỳ sự thiếu tôn trọng nào đối với cha mẹ hoặc người khác.
2. "Làm con thì phải nghe lời cha mẹ"
Hầu như ai làm cha mẹ rồi thì cũng đều có câu cửa miệng: "Bố mẹ nói thì phải nghe chứ". Nhưng có khi nào cha mẹ nghĩ rằng thói quen tuân lệnh và chơi theo luật của người khác đưa ra có thể gây hại cho con trong tương lai hay không?
Là một nhà tâm lý học, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Cha mẹ bình yên, Con hạnh phúc", Tiến sĩ Laura Markham tin chắc chắn rằng những đứa trẻ ngoan ngoãn sau này sẽ biến thành những người lớn ngoan ngoãn.
Những người lớn ngoan ngoãn có đặc điểm thường không bao giờ biết tự đứng lên và họ có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của những kẻ thích thao túng người khác, của những người không chung thủy. Họ chỉ biết thực hiện các mệnh lệnh mà không có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, và họ cũng không chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải dạy con cách nói "Không" và cách bày tỏ ý kiến của mình.
3. "Con học được điểm A là học tốt, còn điểm C là học dốt"
Coi trọng điểm số là cách cha mẹ khiến con phải chịu đựng áp lực lo lắng suốt đời vì "Hội chứng Học sinh Giỏi". Do đó, việc cha mẹ cần phải giải thích cho con hiểu rằng thất bại là chuyện bình thường trong cuộc sống, nó không đại diện cho toàn bộ con người và năng lực của con. Thêm vào đó, cha mẹ cần lắng nghe và luôn yêu thương con trong mọi trường hợp.
Tiến sĩ Stephanie O hèLeary, một nhà tâm lý học lâm sàng, nói rằng thất bại có lợi cho trẻ em vì nhiều lý do. Nó dạy cho trẻ cách đối phó với một tình huống tiêu cực, cung cấp kinh nghiệm sống có giá trị và sẽ giúp trẻ tìm ra giải pháp cho các tình huống khó khăn trong tương lai.
4. "Không được đánh nhau và không được đánh lại bạn"
Nếu cha mẹ cứ cố gắng nhồi nhét vào đầu con rằng trong mọi trường hợp, cho dù có bị người khác xúc phạm, thì con vẫn nên "dĩ hòa vi quý" - nghĩa là con sẽ chỉ im lặng và chịu đựng mà không nói lời nào. Cách dạy bảo này sẽ khiến con phải chịu thua thiệt trong nhiều tình huống cạnh tranh khi con lớn lên và bước vào đời.
Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là ai làm gì con thì con làm lại họ như vậy. Các nhà tâm lý học khuyên rằng cha mẹ nên nói cho con biết rằng bản thân con có quyền bảo vệ chính mình. Và nếu cha mẹ dạy con cách tự đứng lên là bạn đã tặng con một món quà có giá trị trọn đời.
5. "Việc của con bây giờ là học, còn những việc khác cứ để đấy cho mẹ"
Đây là một câu nói quen thuộc của các ông bố bà mẹ, chỉ tiếc nó là một suy nghĩ sai lầm. Cha mẹ nên hiểu rằng mình không thể sống đời với con mãi, rồi sẽ có lúc phải buông tay con ra để con đi, để con lớn, để con trưởng thành. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải có các kỹ năng đa nhiệm và phải tự chịu trách nhiệm với tất cả mọi thứ trong cuộc sống của mình.
Do vậy, cha mẹ không nên bảo con chỉ lo tập trung vào một nhiệm vụ chính là học, còn bản thân mình thì cố gắng còng lưng ra giải quyết những vấn đề còn lại cho con. Trên thực tế, những kỹ năng sống chỉ có thể có được khi con chính là người trải nghiệm nó. Nếu được bảo bọc thái quá, con mãi mãi là một đứa trẻ trong hình hài của một người lớn.
6. "Con nên đi học đại học ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông"
Giả sử sau khi con tốt nghiệp lớp 12, con không biết bản thân mình thích gì và muốn là nghề gì. Vì vậy, con chấp nhận lựa chọn ngành nghề mà cha mẹ đưa ra. Nếu tình huống này xảy ra, có nhiều khả năng, sau này con sẽ phải hối tiếc vì đã làm công việc mà mình không yêu thích. Để tránh điều này, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn đối với con. Hãy cho con cơ hội được sắp xếp kế hoạch cuộc đời của mình.
Trên thực tế, ở nhiều quốc gia, các bạn trẻ được khuyến khích nghỉ học một năm sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông trung học. Trong thời gian này, họ có thể tìm một công việc thực tập hoặc trải qua một số khóa học, nhưng quan trọng nhất là dành thời gian để suy nghĩ về kế hoạch của họ cho tương lai.
7. "Chỉ có bằng đại học mới giúp con thành công"
Tất nhiên tốt nghiệp đại học là một việc rất đáng mừng, song thành công của một người không phải chỉ dựa vào một mình tấm bằng đó. Nó phụ thuộc vào quy định nhu cầu của từng quốc gia, giá trị của nghề nghiệp, thị trường việc làm và năng lực làm việc của chính người đó.
Trên thực tế, có một số ngành có mức lương "khủng", chẳng hạn như làm đẹp, công nghệ thông tin, sản xuất phim... Ở đây bằng đại học không quan trọng bằng kinh nghiệm và kỹ năng. Đó là vì sao trên thế giới vẫn có rất nhiều người thành công dù họ chưa từng bước chân vào trường đại học.
8. "Con lo mà học đi, đừng có mà mải mê đi làm kiếm tiền"
Mặc dù việc học là quan trọng nhưng đi làm bán thời gian cũng mang lại cho con nhiều kinh nghiệm quý giá. Con sẽ biết cách kết nối với xã hội, thậm chí, con còn có thể định hướng được con đường sẽ đi trong tương lai. Vì khi con đi làm, dù làm bất kỳ công việc gì như gia sư hay phục vụ quán ăn...thì con đều phải học cách hoàn thành công việc đúng thời gian quy định, học cách lập danh sách những việc cần làm và nhận phản hồi từ những người quản lý. Con còn phải học cả kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán và tinh thần tự giác làm việc.
Chưa kể, ngày nay, các nhà tuyển dụng hiểu được giá trị của công việc làm thêm của các bạn học sinh, sinh viên, vì vậy sẽ rất tốt nếu nó có mặt trong hồ sơ xin việc của con và giúp con vượt qua được những ứng viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng thiếu kinh nghiệm.
9. "Việc của người ta, không phải của mình, quan tâm làm gì"
Dạy con không nói quá nhiều, không quan tâm đến việc của người khác và không thể hiện làm nổi bật chính mình là phương thức nuôi dạy con thành một người lớn thờ ơ vô cảm với mọi vấn đề diễn ra xung quanh, không dám đứng lên thể hiện hay giành quyền lợi về cho bản thân khi bị chèn ép.
Theo Helino
7 điều cực vô lý cha mẹ thường ngăn cấm con, trong đó có việc xem phim hoạt hình Ai cũng mong con lớn lên hạnh phúc và phát triển toàn diện. Và một sai lầm là do lo lắng quá nhiều, chúng ta thay vì "giáo dục" lại ngăn cản con bằng cách "cấm" hoặc yêu cầu con dừng lại. Tất nhiên những giới hạn cần có mặt trong đời trẻ, nhưng chỉ trong chừng mực. Vì sau tất cả, để...