Muôn chiêu “săn” lãi của ngân hàng
Có ngân hàng lãi lớn nhờ buôn chứng khoán, bán bảo hiểm, kinh doanh trái phiếu, có ngân hàng lãi nhờ giảm trích lập dự phòng rủi ro, song cũng có ngân hàng lãi nhờ “ăn” chênh lệch lãi cao.
Big 4: Lợi nhuận đến từ giảm dự phòng, tăng thu ngoài lãi
Bất chấp doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều ngân hàng vẫn lãi hàng ngàn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, có ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 10-40%. Tuy nhiên, con số lợi nhuận ngàn tỷ của ngân hàng không cùng một nguyên nhân. Có ngân hàng lãi lớn nhờ sống dựa vào tín dụng, “ăn” chênh lệch lãi vay, song cũng có ngân hàng lãi nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lãi như buôn chứng khoán, bán bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp…
Với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, do phải giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, nên động lực tăng trưởng chính về lợi nhuận không đến từ mảng cho vay. Chính vì vậy, các ngân hàng này phải tìm lợi nhuận bằng việc giảm mạnh trích lập dự phòng rủi ro hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh ngoài lãi.
Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm, VietinBank chỉ tăng tín dụng 0,66%, thu nhập lãi thuần tăng không đáng kể so với cùng kỳ (tăng 0,2%). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận trong 6 tháng của VietinBank tăng tới 40% so với cùng kỳ là ngân hàng này giảm tới 10,6% trích lập dự phòng rủi ro, cộng với doanh thu ngoài lãi tăng mạnh.
Cũng giống VietinBank, lợi nhuận từ mảng cho vay của BIDV giảm tới 8,8% trong 6 tháng đầu năm. Động lực khiến BIDV không bị tuột dốc lợi nhuận quá sâu (lợi nhuận giảm 5,4%) chủ yếu nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro, tăng trưởng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, chứng khoán, kinh doanh ngoại hối.
Tương tự, với Vietcombank, hoạt động kinh doanh chính là tín dụng không có sự tăng trưởng về lợi nhuận, thể hiện ở chỗ thu nhập lãi thuần đi ngang. Điểm sáng của ngân hàng này là hoạt động dịch vụ tăng nhẹ 6%, lãi thuần từ ngoại hối tăng 18,4%, chi phí hoạt động tiết giảm 5% so với cùng kỳ… Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn giảm 2,8%.
Agribank chưa công bố báo cáo tài chính 6 tháng, song theo lãnh đạo ngân hàng này, tín dụng 6 tháng tăng trưởng âm, cho thấy động lực tăng trưởng của Ngân hàng cũng không đến từ cho vay.
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng TMCP tư nhân vẫn hưởng chênh lệch lãi suất cao
Với ngân hàng TMCP tư nhân, cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn từ dịch vụ, bán bảo hiểm, trái phiếu, như TPBank, VIB…, nhưng cũng có nhiều ngân hàng lãi lớn nhờ tín dụng, hưởng chênh lệch lãi vay.
Chẳng hạn, với Techcombank, biên độ lãi ròng (NIM) 6 tháng đầu năm nay là 4,5%, tăng đáng kể so với mức 4,1% cùng kỳ năm ngoái. Nhờ biên độ lãi được đẩy lên cao, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này nửa đầu năm nay tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính vì vậy, dù chi phí hoạt động tăng tới 21%, lợi nhuận của Techcombank vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trường hợp khác là HDBank, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng tới 10,3%, thu nhập từ lãi tăng 18%, trong khi chi phí trả lãi chỉ tăng 7,2%, khiến thu nhập lãi thuần tăng mạnh (tăng hơn 30%). Hoạt động kinh doanh ngoài lãi cũng tăng trưởng tốt khiến lợi nhuận trước thuế 6 tháng của ngân hàng này tăng tới 31,5%.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng cổ phần tư nhân nào cũng lãi lớn nhờ cho vay. Tại VPBank, 6 tháng đầu năm nay, tín dụng tăng gần 10%, nhưng thu nhập lãi thuần chỉ tăng 4%. Riêng trong quý II/2020, lợi nhuận ngân hàng này tăng mạnh gần 40%, nhưng chủ yếu là nhờ giảm 17% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Covid-19 sẽ làm bộc lộ lợi nhuận thực của các ngân hàng
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, con số lợi nhuận của các ngân hàng 6 tháng đầu năm được công bố trong báo cáo tài chính chỉ là con số kế toán. Lợi nhuận thực của Ngân hàng sẽ lộ rõ hơn trong 6 tháng cuối năm, khi nợ xấu và trích lập dự phòng được thể hiện chính xác hơn.
Bên cạnh đó, theo FiinGroup, một khi các khoản dư nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực, bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng mới thực sự bộc lộ bản chất.
Nhận định của FinnGroup là có cơ sở. Ví dụ điển hình là nợ xấu của Vietcombank có nguy cơ tăng mạnh nếu hàng ngàn tỷ đồng dư nợ cho vay Vietnam Airlines tới đây hết thời hiệu được cơ cấu lại.
Rất nhiều ngân hàng khác cũng trong cảnh tương tự. Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó tổng giám đốc Agribank cho rằng, nguy cơ nợ xấu tăng mạnh khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận 2 quý cuối năm của họ có thể bị ăn mòn mạnh hơn nữa.
Theo giới chuyên gia, những ngân hàng càng đẩy mạnh cho vay trong thời điểm này càng dễ “ăn đòn” nợ xấu trong tương lai, bởi đặc tính ngân hàng là tác động của dịch bệnh trễ hơn các ngành khác.
Vietbank đặt kế hoạch lợi nhuận 2020 giảm thấp nhất tới 51%
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông sắp tới với 3 kịch bản hoạt động cho năm 2020 cùng mục tiêu tăng vốn và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn HoSE.
Thứ nhất, với kế hoạch kinh doanh tối thiểu, theo chỉ đạo của NHNN, Vietbank đưa ra mức dư nợ tín dụng trong năm 2020 tối đa 44,908 tỷ đồng; tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) là 59,760 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và tăng 15%.
Tổng tài sản dự kiến là 79,289 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2019.
Thứ hai, trong điều kiện được NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, giảm 10% so với thực hiện năm 2019.
Tổng dư nợ cho vay khách hàng của Vietbank đặt ra là 47,057 tỷ đồng và tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) 62,359 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 20% so với thực hiện năm 2019. Mục tiêu tổng tài sản đạt 82,736 tỷ đồng, tăng 20% so với kết quả năm 2019.
Thứ ba, cũng trong điều kiện được NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, Vietbank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế 2020 ở mức 613 tỷ đồng, bằng với kết quả đạt được của năm 2019.
Mục tiêu tổng dư nợ cho vay khách hàng và tổng huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) theo kế hoạch phấn đấu được dự kiến tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2019, lên mức 50,000 tỷ đồng và 65,000 tỷ đồng.
Riêng trong quý 1/2020, Vietbank tăng 25% trích lập dự phòng so với cùng kỳ năm trước, lên mức gần 30 tỷ đồng nhưng vẫn thu về lợi nhuận sau thuế hơn 183 tỷ đồng, gấp 2.3 lần so với quý 1/2019.
Tại ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Vietbank đạt gần 69,359 tỷ đồng, suýt soát đầu năm, chủ yếu là các khoản lãi, phí phải thu đạt hơn 2,027 tỷ đồng, tăng 26%, trong khi cho vay khách hàng chỉ tăng 3%, ghi nhận hơn 42,083 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, Vietbank ghi nhận tiền gửi của khách hàng tăng 5% so với đầu năm, đạt hơn 52,007 tỷ đồng, trong khi tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 23%, chỉ còn 6,495 tỷ đồng.
Cuối quý 1/2020, tổng nợ xấu của Vietbank đã tăng 6% so với đầu năm, ghi nhận gần 572 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1.32% lên mức 1.36%.
Tăng vốn thêm hơn 600 tỷ và đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Trong năm nay, Vietbank cũng lên phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 629 tỷ đồng, tương đương tăng 15% so với cuối năm 2019 bằng việc phát hành 62.87 triệu cổ phiếu trả tức cho cổ đông hiện hữu. Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ được lấy từ lợi nhuận giữ lại của năm 2017-2019 với số tiền gần 629 tỷ đồng.
Theo Vietbank, trước khi hoàn tất triển khai phương án tăng vốn điều lệ Vietbank từ 4,190 tỷ đồng lên mức 4,819 tỷ đồng thì Ngân hàng phải xử lý xong trái phiếu đặc biệt bán nợ cho VAMC.
Một nội dung cũng không kém phần quan trọng là Vietbank sẽ trình cổ đông thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán khi ngân hàng đã đáp ứng điều kiện niêm yết trên sàn HoSE.
Lợi nhuận Ngân hàng SCB cũng 'lệch pha' sau kiểm toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lại "lệch pha" theo chiều hướng xấu so với báo cáo tự lập trước đó. Cụ thể, khoản mục thu nhập lãi thuần sau kiểm toán vẫn gữ nguyên ở mức 4.029 tỷ đồng....