Muốn biến Xiaomi thành ‘thánh địa cho các kỹ sư’, CEO Lôi Quân tặng nhân viên kỹ thuật mỗi người số cổ phiếu trị giá 70.000 USD
Trong số 3904 nhân viên Xiaomi được chia cổ phần, người trẻ nhất chỉ mới 24 tuổi.
Trong thông báo được đưa ra vào chiều 2/7, tập đoàn Xiaomi cho biết có tổng cộng 70.231.664 cổ phiếu đã được cấp cho 3.904 nhân viên được lựa chọn của tập đoàn. Tính theo giá trị hiện tại của mỗi cổ phiếu vào ngày trao thưởng, trung bình mỗi người sẽ nhận được 470.000 nhân dân tệ, tương đương 70.000 USD.
Các kỹ sư trẻ xuất sắc của công ty, sinh viên mới tốt nghiệp, nhân viên xuất sắc ở các vị trí cốt lõi của nhóm và kỹ sư xuất sắc được trao giải công nghệ hàng năm là những người nhận được các ưu đãi cổ phiếu lần này.
Đại diện Xiaomi cho biết động thái trao thưởng này nằm trong “Chương trình ưu đãi tài năng kỹ sư trẻ”, một kế hoạch chiến lược nhằm khuyến khích tài năng mới nhất của Xiaomi. Được biết, đây là kế hoạch do chính Lôi Quân, người sáng lập, chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Xiaomi phát động.
Người sáng lập, chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Xiaomi, Lôi Quân.
Điều đáng nói là trong đợt trao thưởng này, nhằm khuyến khích sự công bằng, Xiaomi không hề phân biệt theo tuổi tác cũng như năm kinh nghiệm. Nhân viên trẻ nhất được chọn chỉ mới 24 tuổi.
Trong số những nhân viên này, có khoảng 700 kỹ sư trẻ xuất sắc, sẽ nhận được tổng cộng 16,042 triệu cổ phiếu. Họ chủ yếu là các kỹ sư R&D, nhân viên kiểm thử, quản lý sản phẩm, thiết kế… từ các bộ phận nghiên cứu và phát triển chip, học máy và thuật toán, phát triển phần mềm và phần cứng, dữ liệ đám mây… Nhiều vị trí được chọn từ các kỹ sư tuyến đầu như điện toán, kiến trúc hệ thống, xử lý hình ảnh, công nghệ vật liệu, hệ điều hành, điều chỉnh hình ảnh, thiết kế tương tác…
“Nếu không có tài năng hàng đầu, sự đổi mới giống như nước không có nguồn hay cây không có gốc”, Lôi Quân nói.
Video đang HOT
Cùng với việc ra mắt Chương trình ưu đãi tài năng kỹ sư trẻ Xiaomi, Lôi Quân cho biết tập đoàn sẽ tiếp tục nỗ lực trong thời gian tới để biến Xiaomi trở thành “thánh địa cho các kỹ sư”.
Trên thực tế, Xiaomi từ lâu đã mạnh tay trong việc chi tiền, tặng thưởng cho các tài năng kỹ thuật kể từ khi thành lập. Trước khi niêm yết, Xiaomi đã cấp ưu đãi quyền chọn cổ phiếu cho hàng nghìn nhân tài kỹ thuật và nhân viên kỹ thuật cốt lõi.
Năm ngoái, sau nhiều vòng tuyển chọn của Ủy ban kỹ thuật, tập đoàn đã tìm ra ba cá nhân xuất sắc nhất được chọn ra từ các nhóm phát triển sản phẩm. Và mỗi người trong số này đã nhận được số cổ phiếu trị giá 1 triệu USD. Có thể nói, chỉ sau một đêm, Xiaomi đã tạo ra 3 triệu phú USD.
Lôi Quân nổi tiếng là người sẵn sàng chi bạo trong việc tặng thưởng cho nhân viên.
Lôi Quân từ lâu cũng đã nổi tiếng nhờ việc rất coi trọng nhân tài. Vào năm 2020, trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 10 năm thành lập tập đoàn, ông tiếp lộ: “Trong năm đầu tiên thành lập Xiaomi, tôi đã dành 80% thời gian để tuyển dụng nhân sự.”
Theo quan điểm của ông, tìm một người không phải là “ba lần đến nhà tranh” như trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, mà là “ba mươi lần đến nhà tranh”. Và chỉ cần có đủ quyết tâm và dành đủ thời gian, ai cũng có thể tạo thành một đội tốt.
Được biết trong số 100 nhân viên đầu tiên của Xiaomi, mỗi nhân viên đều được đích thân Lôi Quân gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp. Có một câu chuyện lưu truyền trong ngành nhân sự rằng Lôi Quân đã từng gọi hơn 90 cuộc điện thoại liên tục cho một kỹ sư phần cứng xuất sắc. Cuối cùng, để thuyết phục đối tượng này gia nhập Xiaomi, các nhân viên tuyển dụng đã thay phiên nhau liên lạc trong suốt 12 giờ.
Ngoài kỹ năng xuất sắc, Lôi Quân cũng chú ý đến việc đối phương có tâm lý gắn kết hay không, khi tuyển dụng. Ví dụ trong quá trình tìm người phụ trách phần cứng, ông đã gặp một ứng viên phù hợp. Nhưng sau khi nói chuyện khoảng 3 tháng, người này đã bị Lôi Quân “cho qua” vào giây phút cuối cùng. Nguyên nhân chỉ vì ứng viên này “không quan tâm” đến cổ phiếu, điều khiến Lôi Quân cảm thấy khá thất vọng, và cho rằng đó “không phải mẫu người như tôi mong muốn”.
Bởi theo vị CEO này, chỉ những nhân viên coi trọng cổ phần mới có thể cống hiến hết mình để làm việc.
'Canh bạc' bảy năm của Xiaomi
Năm 2014, Lei Jun thành lập công ty nghiên cứu chip của riêng Xiaomi, đổ vào đây hàng chục tỷ nhân dân tệ, nhưng vẫn chưa được gặt hái thành quả.
Cách đây 22 năm, Xu Guanhua, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc từng thẳng thắn nói: "Ngành công nghệ thông tin của Trung Quốc thiếu cái lõi và cái hồn". "Cốt lõi" được đề cập đến là con chip và "linh hồn" ở đây là hệ điều hành.
Hơn hai thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu khoa học và công ty công nghệ Trung Quốc đã coi đây như kim chỉ nam để phát triển, đặt nền móng cho ngành công nghiệp chip nước này. Những tên tuổi "cốt cán" bắt đầu xuất hiện như Kirin, Pengpai, Hongmeng. Xiaomi, ngôi sao mới của ngành di động Trung Quốc, cũng ôm tham vọng tự chủ nguồn chip của mình.
Năm 2017, Xiaomi trình làng chip Surge S1 cho smartphone Mi 5C nhưng không tạo được dấu ấn mạnh trên thị trường.
"Kế hoạch tự phát triển chip của chúng tôi gặp khó khăn lớn, nhưng chúng tôi không bỏ cuộc", Lei Jun chia sẻ trong sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Xiaomi. Bảy năm trước, vào tháng 10/2014, Lei Jun đã âm thầm thành lập Beijing Songguo Electronic với một "đội quân thiện nghệ", tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu chip di động. Người sáng lập Xiaomi thừa nhận: "Phần lớn mọi người đều bối rối vì không ai biết mình sẽ sống hay chết khi dấn thân vào canh bạc này. Sản xuất một con chip di động và đưa nó ra thị trường là việc vô cùng khó khăn".
Theo những người làm trong ngành chip, từ khi bắt đầu khâu R&D, thiết kế, cho đến khi chính thức sản xuất và đưa vào sử dụng một con chip, đơn vị sản xuất cần khoảng ba năm. Chỉ những con chip vượt qua vòng kiểm định mới có thể được sản xuất hàng loạt và đưa ra thị trường. Chi phí cho chu trình này mất khoảng 10 triệu nhân dân tệ. Nếu thất bại, nhà phát triển sẽ phải trả một khoản phí lớn, sau đó bắt đầu lại một chu trình ba năm. Theo Sina , đầu tư vào chip giống một "canh bạc tỷ nhân dân tệ". Canh bạc này là một cuộc đua marathon đường dài, nếu sơ suất sẽ mất trắng khoản đầu tư ban đầu. Nhiều nhà sản xuất đã phải ra về tay trắng vì không đủ năng lực.
Thế khó với những nhà sản xuất "tay mơ" như Xiaomi là ngành công nghiệp chip là một chuỗi cung ứng toàn cầu với những khâu sản xuất độc quyền được phân bổ rải rác từ Hà Lan, đến Nhật Bản, Thượng Hải, mỗi nơi chịu trách nhiệm về một chu trình. Sau đó mới đến những công ty thiết kế chip, như Apple, Samsung, Qualcomm, Intel và Hisilicon. Cuối cùng là các đơn vị gia công như TSMC, GlobalFoundries, UMC...
Mối liên hệ phức tạp của ngành chip khiến số lượng các công ty muốn chen ngang vào lĩnh vực này chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong số rất nhiều nhà sản xuất điện thoại di động của Trung Quốc, chỉ có Huawei với Hisilicon đã trải qua 10 năm "nằm gai nếm mật" mới có được một chỗ đứng trong lĩnh vực thiết kế chip.
Lei Jun dường như hiểu rõ và chuẩn bị tinh thần cho canh bạc của mình. Năm 2014, sau khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, ông đã mời Wang Xiang, cựu giám đốc Qualcomm Trung Quốc về đầu quân để khởi động chiến dịch "cốt lõi" của Xiaomi.
28 tháng sau, Xiaomi trình làng mẫu di động đầu tiên chạy chip SoC S1 do hãng tự phát triển. Năm 2017, Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thứ 4 trên thế giới có khả năng tự phát triển chip, sau Apple, Samsung và Huawei. Tuy nhiên, những smartphone đầu tiên dùng chip cây nhà lá vườn của Xiaomi không tạo được tiếng vang trên thị trường.
Chỉ cần nhìn vào quy trình sản xuất, chip S1 của Xiaomi lúc đó đã thua xa công nghệ của Qualcomm, MediaTek và các nhà sản xuất khác. Sau khi chip S1 không nhận được phản hồi tốt từ người dùng, một số tin đồn về việc Xiaomi từ bỏ ngành chip đã xuất hiện. Bốn năm trôi qua, Xiaomi lại gây chú ý khi ra mắt mẫu smartphone màn hình gập cao cấp đầu tiên - Mix Fold. Khi này câu chuyện làm chủ phần "cốt lõi" của hãng được thông báo là đã có những bước tiến mới.
Con chip Surge C1 mới là chip xử lý tín hiệu hình ảnh ISP (Image Signal Processing) đóng vai trò "bộ não" của điện thoại di động, được tách ra khỏi SoC, độc lập với bo mạch chủ. "Bảy năm trôi qua kể từ khi Xiaomi đầu tư vào chip, Surge C1 chỉ là một bước tiến nhỏ trong quá trình phát triển nhưng nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong khả năng xử lý hình ảnh của chúng tôi. Con đường đến với tham vọng làm chủ ngành chip của Xiaomi còn dài và đầy thách thức, nhưng chúng tôi có đủ kiên nhẫn và kiên trì để thực hiện nó", Lei Jun nói.
Trên thực tế, ngoài việc nghiên cứu và phát triển độc lập, Xiaomi còn tham gia gián tiếp vào lĩnh vực sản xuất chip thông qua quỹ đầu tư quy mô 11,61 tỷ nhân dân tệ. Quỹ này đã đầu tư vào hơn 50 công ty liên quan đến lĩnh vực chip và toàn bộ chuỗi công nghệ, bao gồm vật liệu bán dẫn, thiết kế chip và thiết bị bán dẫn. Chỉ riêng trong năm 2020, Xiaomi đã đầu tư vào khoảng 30 công ty liên quan đến chất bán dẫn. Trong nửa đầu năm 2021, quỹ này đã đầu tư vào nhiều công ty lớn như Diao Microelectronic, Jingshi Intelligent và Micro Capacity Electronics.
"Đầu tư là một chiến lược đường vòng được Xiaomi áp dụng để mở rộng ảnh hưởng của mình trong ngành chip. Xiaomi rất hy vọng sẽ tăng cường hơn nữa khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng của mình thông qua đầu tư".
Sau khi hoàn thành mục tiêu kéo là "nghiên cứu phát triển đầu tư độc lập", Xiaomi cùng Huawei đã đi trước một bước so với các nhà sản xuất điện thoại nội địa. Tuy nhiên, trước thực trạng mà ngành chip Trung Quốc đang gặp phải, Xiaomi vẫn tập trung vào khâu sản xuất. "Do sự thiếu hụt chip trên toàn cầu, thế hệ Note10 này là thế hệ khó khăn nhất trong lịch sử dòng Note và toàn bộ nhóm Redmi đang chịu ảnh hưởng nặng nề". Điều này cho thấy sự bất lực của Xiaomi trong việc tự chủ nguồn chip.
Trên thực tế, những lo lắng của Xiaomi không chỉ đến từ khó khăn trong việc thiếu chip. Khi ra mắt dòng Note10 mới, hai sự kiện quan trọng khác đến với Xiaomi. Một là Mỹ đồng ý xóa tên hãng khỏi danh sách đen. Hai là báo cáo tài chính trong quý I của hãng đã tăng 69,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 49,4 triệu chiếc, thị phần đứng thứ ba toàn cầu.
Lei Jun từng đề cập trong thư ngỏ gửi đến các nhà đầu tư: "Trong ba năm qua, định hướng công nghệ là triết lý dài hạn của Xiaomi. Chúng tôi đã đầu tư rất lớn và liên tục vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Vào năm 2020, việc nghiên cứu và phát triển của chúng tôi đạt gần 10 tỷ nhân dân tệ. Năm 2021 dự kiến tăng hơn 30% với hơn 13 tỷ nhân dân tệ".
Hiện tại trình độ sản xuất chip của Trung Quốc nói chung vẫn thua kém quốc tế khoảng 2 - 3 thế hệ. Do đó việc tạo ra được một con chip "cốt lõi" của Xiaomi vẫn đòi hỏi sự tích lũy tiền bạc và thời gian trong cuộc đầu tư dài hạn này.
Xiaomi bỏ 10 tỷ USD đầu tiên vào cuộc đua sản xuất ôtô điện Hãng sản xuất smartphone của Trung Quốc vừa thông báo kế hoạch khởi động kinh doanh xe điện và đầu tư hẳn 10 tỷ USD trong 10 năm tới. Theo CNBC , Xiaomi sẽ thành lập một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Xiaomi và đầu tư giai đoạn một 10 tỷ RMB (1,52 tỷ USD) để sản xuất xe...