Muối dùng trong máy rửa bát có công dụng gì? Mua máy rửa bát không dùng muối rửa được không?
Trên thị trường hiện có loại sản phẩm là muối rửa bát nhưng nhiều người chưa biết dùng.
Khi mua máy rửa bát, bạn sẽ thường được nghe thêm về muối rửa bát. Tại sao lại không phải là nước rửa chén như thông thường mà lai là muối rửa?
Muối rửa bát thực chất là gì?
Khi rửa bát bằng tay chúng ta vẫn thường dùng nước rửa chén bát, một loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho bát đĩa.
Còn muối rửa bát thực chất đó là một loại hợp chất giúp làm mềm nước, chống tắc nghẽn các bộ phận xả và phun nước.
Muối rửa bát là loại muối chuyên dụng cho máy rửa bát
Muối rửa có công dụng loại bỏ một số chất kết tụ, tạp chất như cặn canxi, magie trong đường ống để giảm nguy cơ tắc nghẽn ống xả. Khi dùng muối rửa thì muối này kết hợp với các viên nhựa tạo ra loại nước mềm để tăng cường hiệu suất rửa bát giúp bát đĩa sạch hơn. Muối rửa làm mềm nước nên cũng ngăn ngừa việc tạo thành các vết ố trên đồ dùng, giữ cho chúng sáng bóng và mới lâu hơn. Bởi vậy cơ chế hoạt động của muối rửa bát không giống nước rửa chén bát. Nước rửa chén bát để khử dầu mỡ vết tẩy, là chất tẩy rửa thì muối rửa là giúp mềm nước.
Không dùng muối rửa bát được không
Thực chất nhiều nhà không dùng muối rửa bát. Tất nhiên rửa chén bát vẫn sạch nhưng có ảnh hưởng tới độ bền máy như việc chúng ta dùng thiết bị không đồng bộ vậy. Hơn nữa nếu chỉ dùng nước nóng hoặc nước rửa chén bát để làm sạch bát đĩa thì sau một thời gian dài sử dụng, trong máy sẽ xuất hiện cặn canxi nhiều hơn, tạo nhiều mảng bám cặn hơn nên khiến bộ phận dẫn nước và các bộ phận bên trong chóng hỏng. Bởi vậy muối rửa bát giúp máy bền hơn, bớt lắng cặn hơn, nước sạch hơn thì bát đũa sạch hơn.
Video đang HOT
Muối rửa bát giúp làm mềm nước và giúp bảo vệ máy bền hơn
Dùng muối ăn thay thế được không?
Muối ăn là một dạng muối gia vị cũng có tính chất tẩy rửa khử trùng. Nhưng muối rửa bát là muối chuyên dụng và cấu tạo khác muối ăn. Muối rửa bát có độ tinh khiết khác biệt so với muối thường. Nó chứa ít tạp chất và không có iodin, trong khi muối ăn thông thường có thể chứa các tạp chất và thường chứa iodin.Bởi vậy muối ăn không thể thay thế cho muối rửa bát. Hơn nữa dùng muối ăn cho vào máy rửa bát thì còn có thể gây hại vì có thể làm tắc vòi và hỏng nhanh hơn.
Mách mẹo người nội trợ dùng muối rửa bát đúng cách
Trước tiên bạn phải xác định vị trí đặt muối rửa bát vào máy. Thông thường trong máy rửa bát thì hộc chứa muối rửa chuyên dụng nằm ở đáy, gần vị trí tay phun nước chính. Hộc chứa này sẽ có nắp bảo vệ. Bạn mở nắp ra và đổ đầy muối vào, liều lượng tùy theo máy, dung tích máy, cáu tạo máy. Sau khi muối được cho đầy vào hộc đựng thì cho thêm chút nước và đóng nắp lại.
Một lần đổ đầy hộc đựng có thể dùng được nhiều lần chứ không phải dùng lần nào hết lần đó như nước rửa chén bát. Khi muối rửa bát hết thì máy có chế độ báo để bạn bổ sung thêm. Nếu đèn báo nạp hoặc biểu tượng muối trên bảng điều khiển máy rửa bát sáng, bạn cần cho thêm muối.
Vì sao nên thêm muối vào bia khi uống? Chỉ người sành sỏi mới biết
Thêm muối vào bia tưởng là sự kết hợp kỳ lạ nhưng lại có thể mang đến cho bạn nhiều bất ngờ.
Tác dụng của việc thêm muối vào bia khi uống
- Cải thiện hương vị của bia
Thêm muối vào bia có một công dụng rõ ràng nhất chính là cải thiện hương vị của bia. Khi uống bia, bạn sẽ thấy một số loại có vị đắng nhất định. Những người không thích uống bia có vị đắng thì việc thêm chút muối vào bia sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Muối giúp giảm vị đắng, tăng độ ngọt và chua trong các loại bia.
Ngoài ra, muối cũng giúp làm mất đi vị lạ, khó uống ở một số loại bia. Nếu muốn thưởng thức bia có hương vị đậm hơn, bạn hãy thêm một chút muối.
Thêm muối vào bia giúp cải thiện hương vị của loại đồ uống này.
Tạo nhiều bọt cho bia
Ngay khi thêm muối vào bia, lượng bọt sẽ tăng lên rất nhanh. Nếu thích bia có nhiều bọt, bạn có thể thử cách này.
Ngăn ngừa chứng ợ hơi
Nguyên nhân khiến việc bỏ muối vào bia lại làm bia có nhiều bọt hơn là do lượng carbonate thoát ra ngoài trong thời điểm bỏ muối vào bia tăng lên rất nhanh. Việc này cũng làm khí CO2 thoát khỏi ly bia nhiều hơn. Khi đó, lượng CO2 đi vào dạ dày sẽ giảm. Việc đưa ít khí hơn vào trong dạ dày sẽ giúp bạn ít bị đầy hơi, ợ hơi hơn sau khi uống bia.
Ngăn ngừa hiện tượng nôn nao
Sau khi uống bia, bạn thường cảm thấy nôn nao, khó chịu là do cơ thể mất nước. Bia là loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu. Uống bia làm cơ thể tăng đào thải nước ra bên ngoài. Thêm muối sẽ giúp giữ nước cho các trong cơ thể. Việc giữ đủ nước trong cơ thể giúp giảm cảm giác nôn nao, khó chịu.
Mặc dù việc thêm muối vào bia mang lại rất nhiều lợi ích khi uống bia nhưng nhìn chung bia vẫn là loại đồ uống có cồn, sử dụng nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ. Do đó, bạn không nên uống bia quá thường xuyên, uống quá nhiều vì có thể gây hại cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, khi đã uống bia và các loại đồ uống có cồn khác thì tuyệt đối không được điều khiển các phương tiện giao thông.
Sử dụng bia và muối để làm sạch đồ dùng
Ngoài việc sử dụng làm đồ uống, bạn có thể kết hợp muối và bia để tạo ra một loại dung dịch làm sạch các món đồ trong nhà.
Chỉ cần trộn muối với bia là bạn đã có một dung dịch làm sạch đa năng.
- Làm sạch đồ kim loại
Các chất trong bia có tác dụng làm sạch vết ố vàng, loại bỏ các mảng bám trên đồ kim loại. Thêm một chút muối sẽ giúp tăng hiệu quả làm sạch.
Bạn chỉ cần bỏ món đồ cần làm sạch vào hỗn hợp bia và muối rồi ngâm khoảng 30 phút. Nều đồ vật có kích thước lớn, không thể ngâm trong bia thì có thể pha hỗn hợp bia và muối rồi đổ vào bình xịt, xịt dung dịch lên vị trí cần làm sạch, để vài phút. Sau đó, dùng bàn chải chà nhẹ cho các cặn bẩn trôi đi. Xả nước là hoàn thành việc làm sạch.
Thêm muối vào bia còn có tác dụng tạo ra một loại dung dịch làm sạch đồ dùng trong nhà.
- Làm sạch vết dầu mỡ
Bia và muối có tác dụng hút các chất bẩn dầu mỡ rất tốt. Bạn có thể xịt hỗn hợp bia và muối lên các vị trí dính nhiều dầu mỡ như mặt bết, bàn bếp, tường bếp. Sau đó, dùng khăn lau sạch các vật này là được.
Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không? Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm. Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất...