Muỗi cái sẽ được ‘chuyển giới’ thành muỗi đực để giảm nguy cơ gây bệnh cho con người
Các nhà nghiên cứu đã tiến thêm một bước trong công cuộc tìm cách ‘chuyển giới’ muỗi cái thành muỗi đực (không đốt), để từ đó kiểm soát được số muỗi cũng như những bệnh dịch cho muỗi gây ra.
Chỉ một gene là đủ để biến muỗi vằn cái ( gây bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh khác) thành muỗi đực. Điều này đã được các nhà khoa học tìm ra vào thời điểm vài năm trước đây. Và đến giờ thì họ “chỉ mặt” được một gene nữa cần thiết để những con muỗi đực “chuyển giới” đó có thể bay được.
Muỗi đực không đốt và không thể truyền mầm bệnh cho người, còn muỗi cái lại làm được những việc đó. Muỗi vằn cái cần hút máu để đẻ trứng, và nó mang theo những mầm bệnh gây ra các bệnh nghiêm trọng ở con người như bệnh Zika, sốt xuất huyết.
Muỗi vằn có thể truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người.
Theo các nhà khoa học ở Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ) thì việc đưa một gene quyết định giới tính đực vào muỗi cái là đủ để “chuyển giới” cho muỗi. Tuy nhiên, những con muỗi đực chuyển giới đó không thể bay và điều này ảnh hưởng đến sự sinh sản của giống loài muỗi!
Video đang HOT
Việc thay đổi giới tính của muỗi có thể giúp giảm nguy cơ bệnh dịch.
Tất nhiên, khi nhớ đến những nốt muỗi đốt thì bạn có thể nghĩ rằng loài muỗi tuyệt chủng đi thì càng tốt. Nhưng về khía cạnh khoa học thì người ta không nghĩ thế được, mà còn phải tính đến sự cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học nữa. Bởi vậy mà các nhà khoa học mới phải cố gắng nghiên cứu tiếp và khám phá ra gene thứ hai, gọi là myo-sex, là gene cần thiết để những con muỗi đực chuyển giới đó có thể bay.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ) đã nghiên cứu về việc “chuyển giới” muỗi suốt hơn 5 năm nay.
Việc “chuyển giới” muỗi này mới chỉ nhằm vào một loài muỗi cụ thể, bởi chúng là loài đe dọa đến sức khỏe của con người nhiều nhất. Tất nhiên, người ta sẽ còn phải thực hiện nhiều nghiên cứu nữa trước khi thử trong phòng thí nghiệm, nhưng đây cũng là một bước tiến trong nỗ lực kiểm soát “dân số” muỗi để giảm nguy cơ bệnh dịch cho con người rồi.
Giải mã bí ẩn: Vì sao ban đêm lại có sóng biển màu xanh?
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao có một số nơi vào ban đêm nước biển lại có xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát chưa?
Nếu đủ may mắn, một tối nào đó bạn sẽ bắt gặp những "làn sóng xanh" tạt vào bờ khi đang đi dạo biển đêm. Dám cá rằng đây là hiện tượng mà bạn sẽ phải ngẩn ngơ vì sự "vi diệu" của nó cho mà xem. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật thú vị về điều kỳ diệu này nhé!
Cảnh tượng kỳ diệu vào ban đêm ở một số vùng biển.
Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước biển cũng giống như nước bình thường, hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy ban ngày thực chất ra đó là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời tạo thành mà thôi. Còn vào ban đêm, thay vì phần lớn màu đen, ở một số địa điểm cụ thể trên Trái đất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu nước biển xanh dạ quang trào lên qua từng đợt sóng xô vào bờ cát. Đây chính là hiện tượng làn sóng phát dạ quang xanh.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng này chính là loài tảo có khả năng phát quang (bioluminescent algae) gây ra.
Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
Tảo Dinoflagellates sản sinh ra ánh sáng xanh khi bị tác động. Ảnh: Naturepl.com/Doug Perrine
Hiện tượng này xảy ra ở khắp các đại dương, nơi có những đám tảo đan xen dày đặc. Vịnh đảo Vaddhoo (Maldives), Puerto Rico và Jamaica là những nơi nổi tiếng vì có thể thường xuyên quan sát hiện tượng này.
Đến nay, khả năng phát dạ quang của loài tảo nổi trên vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn cặn kẽ. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất cho hay, người ta đã phát hiện ra một chất đặc biệt trên màng tế bào của sinh vật phù du này. Chất này có phản ứng hóa sinh đặc biệt và nhạy cảm với tín hiệu điện, có thể đây chính là nguyên nhân gây phát sáng.
Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là loài tảo nổi này lại chỉ phát được dạ quang trong môi trường nước mặn còn trong các ao hồ thì mọi thí nghiệm liên quan đều thất bại.
Hơn nữa, cũng có một số dòng tảo phát sáng có thể gây độc hại cho cơ thể con người và sinh vật như cá... Nguyên nhân là bởi trong quá trình phát dạ quang, có vẻ như chính những loài trên đã thải ra một số chất độc đủ để gây nhiễm độc cho cá trên diện rộng.
Ngoài ra, hiện tượng "làn sóng xanh" cũng có thể do một loài mực có khả năng phát sáng khi chúng lên đẻ trứng gần bờ.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Khởi đầu mới của đười ươi nghĩ mình là chó Mồ côi mẹ từ khi lọt lòng, đười ươi cô đơn được con người nhận nuôi và luôn nghĩ mình là chó. (Nguồn Dodo) Utat là một con đười ươi cô đơn, mồ côi mẹ từ khi mới lọt lòng và được một người đàn ông tìm thấy khi đang khóc một mình trong một khu rừng bị san bằng để làm đồn...