Muỗi cái không chịu ‘yêu đương’ với muỗi đực biến đổi gen, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại thảm hại
Chương trình thử nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi bằng muỗi đực biến đổi gen tại một thị trấn ở Brazil đã không thành công như dự tính của các nhà khoa học vì một nguyên nhân rất bất ngờ.
Theo nghiên cứu mới được công bố vào tuần trước, chương trình thử nghiệm thả 450 nghìn con muỗi biến đổi gen ở thành phố Jacobina (Brazil) đã dẫn đến sự hỗn loạn di truyền ngoài ý muốn của quần thể muỗi tại đây. Vụ việc đang gây lo ngại về tính an toàn của các cuộc thí nghiệm khi chúng không được dự đoán chính xác về mặt kết quả.
Sử dụng muỗi biến đổi gen có đặc tính ‘chết yểu’ để hạn chế sự sinh sôi của quần thể muỗi
Theo các nhà khoa học, mục đích chính của của chương trình thí nghiệm này nhằm hạn chế sự lây lan các mầm bệnh do muỗi đốt như sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt Chikungunya và sốt Zika trong khu vực. Công ty công nghệ sinh học Oxitec đã nghĩ ra ý tưởng tạo nên một phiên bản muỗi biến đổi gen, được gọi là OX513A, vốn được pha trộn từ 3 chủng muỗi khác nhau như Aedes aegypti, một chủng muỗi nguồn gốc Cuba và một chủng nguồn gốc từ Mexico.
Loại muỗi biến đổi gen đã được tung vào tự nhiên với mục đích hạn chế số lượng muỗi trước đó.
Đặc tính chính của giống muỗi này là sở hữu gen chết yểu. Khi các con cái thuộc giống muỗi tự nhiên giao phối với OX513A, những con non đẻ ra sẽ không thể tồn tại cho tới tuổi trưởng thành (tuổi sinh sản). Chủng muỗi OX513A được cấy gen protein huỳnh quang (giúp phát sáng), cho phép dễ dàng xác định những đối tượng con non được sinh ra từ chúng. Bên cạnh đó, những con cái đã từng giao phối với OX513A cũng sẽ ở tình trạng yếu sức và không đủ khả năng để tiếp tục sinh sản.
Video đang HOT
Bắt đầu từ năm 2013, trong suốt 27 tháng liên tiếp, Oxitec đã thả gần nửa triệu con muỗi đực OX513A mỗi tuần vào quần thể muỗi tự nhiên tại Jacobina. Theo dự tính ban đầu, việc xâm nhập của chủng muỗi OX513A vào tự nhiên sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho cư dân Jacobina.
Thất bại vì muỗi cái không chịu ‘quan hệ’ với muỗi đực biến đổi gen
Trong khoảng 18 tháng đầu tiên, các kết quả cho thấy sự khả quan đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu. Gần 60 % số lượng muỗi khu vực mang trong mình bộ gen đặc trưng của OX513A và chỉ có 3-4 % con non có thể tồn tại đến tuổi sinh sản. Kết quả bước đầu này được các nhà khoa học mô tả như một thành công lớn.
Tuy nhiên ở mốc thời gian sau 18 tháng, số lượng muỗi tại Jacobina bắt đầu phục hồi nhanh chóng, trở lại mức gần tương đương như lúc bắt đầu thí nghiệm.
Đáng chú ý, trong ‘cộng đồng muỗi’ giờ đây cũng xuất hiện hình thức phân biệt như trong xã hội con người. Theo đó, muỗi cái thuộc các loài bản địa sẽ có khả năng nhận biết và tránh né việc giao phối với các con đực bị biến đổi gen.
Đã có lo ngại về việc sự đa dạng gen di truyền của một giống loài sẽ tạo ra một loài mạnh mẽ hơn trước đó.
Ngoài ra, thêm bằng chứng mới cho thấy một số cá thể thuộc thế hệ con non của OX513A không bị suy yếu như dự đoán. Khá nhiều trong số chúng rõ ràng đã đủ sức khỏe để tồn tại đến tuổi trưởng thành và sinh sản.
Hiện tại, muỗi đang tồn tại ở Jacobina đã mang trong mình đặc điểm di truyền từ nhiều chủng muỗi khác nhau. Theo những nhà nghiên cứu phản đối Oxitec, sự đa dạng gen di truyền của một giống loài sẽ tạo ra một loài mạnh mẽ hơn trước đó. Quan điểm này hiện đang bị công ty Oxitec tạm phủ nhận.
Phía Oxitec cũng đang phải đối mặt với rất nhiều những cáo buộc từ các tổ chức khoa học khác nhau trên thế giới. Đa phần cáo buộc tập trung vào việc Oxitec đã tiến hành thử nghiệm thực địa mà chưa có nghiên cứu đầy đủ, gây ra hậu quả không lường trước. Nhiều trung tâm nghiên cứu đã đưa ra chứng minh, việc thả các sinh vật biến đổi gen vào tự nhiên có thể gây ra những hậu quả khó lường.
Tham khảo Gizmodo
Anh Việt
Theo Trí thức trẻ
Mãi không lấy được vợ, anh chàng liền cưới cô gái có thân phận đặc biệt
Điều đặc biệt là cô dâu chú rể là anh em không có huyết thống trong một gia đình.
Trung Quốc là quốc gia đông dân với dân số khoảng 1,4 tỉ người. Do định kiến 'trọng nam khinh nữ' dẫn đến tỉ lệ mất cân bằng giới tính, hàng loạt nam giới đến tuổi trưởng thành không lấy được vợ.
Gần đây, hình ảnh cô dâu chú rể tổ chức hôn lễ tại thôn quê nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc. Điều đặc biệt là cô dâu chú rể là anh em không có huyết thống trong một gia đình.
Từ hình ảnh, chúng ta có thể nhận thấy bối cảnh của hôn lễ diễn ra tại thôn quê. Cô dâu rất xinh đẹp và chú rể dường như rất cảm động, anh liên tục lấy tay lau nước mắt và mỉm cười hạnh phúc. Sau đó, cặp đôi đã trao nhau một cái ôm thắm thiết và nhận được tràng vỗ tay chúc phúc của mọi người.
Hình ảnh này thoạt đầu nhìn giống như hôn lễ của những cặp đôi thông thường, nhưng đằng sau ẩn chứa một bí mật không nhiều người biết. Cặp đôi vốn là anh em trong một gia đình không chung dòng máu. Người mẹ của chàng trai đã nhận cô gái làm con nuôi ngay từ nhỏ. Khi chàng trai đến tuổi trưởng thành không lấy được vợ. Mẹ anh đã quyết định chọn nàng dâu là con gái nuôi của bà, và hai người có thể nên duyên vợ chồng mà không có bất cứ ràng buộc nào liên quan đến pháp lý.
Sau khi hình ảnh của cặp đôi được chia sẻ, dân mạng gọi đây là phong tục 'nuôi vợ từ bé' bắt nguồn từ văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Thời xa xưa, những bé gái chưa đến tuổi vị thành niên sẽ được nhận nuôi hoặc bán đến những gia đình khác. Sau khi bé gái trưởng thành, sẽ cùng với con trai của gia đình nhận nuôi nên duyên vợ chồng.
Nhiều dân mạng cho rằng, phong tục này thật kì quặc và khó có thể hình dung trong thời đại ngày nay. Họ hoài nghi liệu cô gái tình nguyện hay là bị cha mẹ nuôi ép buộc cưới anh trai không có huyết thống với mình.
'Mặc dù không dính dáng đến pháp luật hay trái với luân thường đạo lý, nhưng tôi cảm thấy chuyện kết hôn này thật sự kì quặc', một dân mạng cho hay.
Theo baodatviet
Thai nhi sống 'ký sinh' bên trong bụng cô gái 17 tuổi: Không phải con, đó chính là người em song sinh của cô ấy Tình trạng y tế hiếm gặp được báo cáo gọi là Fetus in fetu (thai trong thai). Cô gái trẻ 17 tuổi Ấn Độ đến bệnh viện và được xác định mang thai. Nhưng đó không phải đứa con của cô ấy, đó là người em song sinh đã ' ký sinh' trong bụng cô, từ khi cả hai cùng nằm trong bụng...