Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
Tình cảm gia đình không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiề.n bạc. Dù anh có lo liệu mọi việc, nhưng việc lấy hết tiề.n mừng thọ của bố là hành động quá đáng và thiếu tôn trọng.
Nhân việc mừng thọ bố chồng tròn 80 tuổ.i, gia đình tôi có một dịp thật đặc biệt để tụ họp, chúc mừng và bày tỏ lòng hiếu thảo đối với người đã nuôi dưỡng và yêu thương chúng tôi suốt bao năm qua.
Tuy nhiên, chính ngày trọng đại ấy lại trở thành một kỷ niệm khiến tôi không thể nào quên, không phải vì niềm vui, mà vì sự tranh cãi xung quanh chuyện chia tiề.n mừng thọ.
Ảnh minh họa: FP
Gia đình chồng tôi có 2 anh em, chồng tôi và cô út. Cả 2 đều đã lập gia đình. Mẹ chồng qua đời từ lâu nên bố sống cùng vợ chồng tôi. Tính chồng tôi gia trưởng nên mọi việc trong nhà đều do anh quyết định, bố tôi hay cô út cũng chẳng mấy khi phản đối điều gì.
Năm nay, bố chồng tôi tròn 80 tuổ.i nên gia đình tổ chức mừng thọ cho bố. Bố rất phấn khởi và nhắc chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Chúng tôi đặt 30 mâm cỗ mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết. Buổi lễ diễn ra suôn sẻ, vui tươi, đầm ấm.
Tuy nhiên, điều khiến tôi cảm thấy buồn và thất vọng chính là hành động của chồng sau lễ mừng thọ. Người con trai duy nhất, lẽ ra phải là người trân trọng, yêu thương bố nhất, lại không hiểu tâm tư của ông cụ. Chồng tôi yêu cầu bố đưa hết tiề.n mừng vì anh “lo liệu tất cả”.
Tôi không phủ nhận rằng chồng tôi đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức buổi lễ.
Anh là người đứng ra thu xếp các mâm cỗ, liên hệ với bạn bè và người thân, đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nhưng liệu đó có phải là lý do để anh tự cho mình cái quyền yêu cầu bố đưa hết tiề.n mừng thọ mà bố nhận được trong ngày hôm ấy?
Anh nói: “Bố ơi, bố phải đưa tất tiề.n mừng thọ cho con, bởi mọi việc con đã đứng ra lo liệu tất cả. Bố phải đưa thì con mới có để thanh toán cho các bên nữa chứ”.
Video đang HOT
Tôi không tin vào tai mình khi nghe câu nói anh thốt ra như vậy.
“Bố nói là sẽ đưa nhưng có phải của con tất đâu”, bố chồng tôi cau mày. “Nhưng con đứng ra lo thì mọi việc con quyết định”, chồng tôi đáp. Bố tức giận quát: “Đúng là con đứng ra lo liệu, bố sẽ đưa cho con một phần. Nhưng bố sẽ giữ lại một phần, nhất là tiề.n của con gái, con rể, các cháu”.
Tôi nhìn thấy trong ánh mắt bố sự lúng túng và bối rối. Bố tôi đã quá già và mệt mỏi để có thể tranh cãi hay đưa ra ý kiến phản đối. Chồng tôi không hề nghĩ đến cảm xúc của bố, mà chỉ chăm chăm vào việc lấy đi số tiề.n mừng thọ như thể đó là điều đương nhiên.
Lẽ ra một người con, dù có bận rộn và vất vả đến đâu, cũng nên hiểu rằng việc tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ không phải chỉ vì những gì có thể thu lại được. Đó là sự tôn trọng, là tình cảm mà chúng ta dành cho bố mẹ, những người đã dành cả đời chăm lo cho chúng ta.
Thực ra, anh lo cho bố được mấy năm nay thôi, chứ những năm trước đây, ông vẫn tự làm. Giờ vì sức khỏe yếu, mắt mờ, chân chậm, nên ông mới nhờ anh tất. Thế mà anh lại đối xử với ông như vậy. Bố đưa tất cho anh, lúc bố cần tiề.n, chẳng lẽ lại hỏi anh?
Nhà chỉ có mình anh là con trai, bố còn cho ai đâu mà anh lại sòng phẳng thế.
Tôi không hiểu, tại sao anh lại có thể nghĩ mình xứng đáng giữ hết số tiề.n ấy. Giờ đây, trong mắt anh, mọi thứ đều có thể mua bán và ngay cả lòng hiếu thảo, tình yêu thương của con cái dành cho cha mẹ cũng quy ra tiề.n bạc.
Bố không nói gì nữa, tức giận đưa hết tiề.n cho anh nhưng tôi biết trong lòng ông buồn lắm.
Tình cảm gia đình không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiề.n bạc. Dù anh có lo liệu mọi việc nhưng việc lấy hết số tiề.n mừng thọ của bố là hành động quá đáng và thiếu tôn trọng.
Tối về, tôi nói chuyện với chồng, bày tỏ hết suy nghĩ của mình với anh. Tôi xin phép bố chồng đưa con về nhà ngoại chơi mấy hôm sau đó. Tôi mong rằng anh sẽ nhận ra sai lầm của mình và hiểu rằng, tình yêu thương và sự tôn trọng mới là món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể dành cho cha mẹ.
Chồng yêu cầu tôi nghỉ việc ở nhà chăm sóc mẹ, tôi chống đối bằng cách bỏ nhà ra đi, con trai 18 tuổ.i liền nói một câu mà tôi bừng tỉnh
Tôi ngồi xuống bên cạnh con trai, nhẹ nhàng ôm con vào lòng, nước mắt tự nhiên rơi xuống.
Gần 20 năm trước, tôi và chồng quen nhau trong đám cưới một người bạn. Lúc đó, anh ấy hiền lành, ít nói, tạo cho tôi cảm giác an toàn. Chúng tôi nhanh chóng tiến tới hôn nhân, nhận được sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Những ngày đầu sau khi kết hôn thật sự rất ngọt ngào. Chúng tôi cùng nhau trang trí nhà cửa, lên kế hoạch cho tương lai. Tình cảm vợ chồng rất tốt đẹp. Nhưng kể từ khi tôi mang bầu, mẹ chồng tới ở cùng thì cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.
Bà luôn soi mói mọi việc tôi làm, đặc biệt là chuyện ăn uống. Bà thường chê cơm tôi nấu không hợp khẩu vị: "Sao con nấu ăn dở thế? Con phải học hỏi thêm đi, không sau này con trai và cháu nội tôi khổ".
Chồng tôi chưa bao giờ bênh vực tôi, chỉ nói: "Em thông cảm cho mẹ, bà già rồi". Lúc đó, tôi không để tâm đến những mâu thuẫn nhỏ nhặt này. Tôi nghĩ chỉ cần mình nhường nhịn, bao dung hơn thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp. Nhưng sau khi tôi sinh con, sự khó tính của mẹ chồng càng lên tới đỉnh điểm.
Bà bế cháu khư khư trên tay không rời, tôi làm mẹ, mới sinh con cũng muốn được ôm ấp, gần gũi con mình, nhưng mẹ chồng không đưa, bà luôn bảo tôi cần tĩnh dưỡng, cần nằm nhiều cho khỏi đau lưng, đủ các lý do tốt cho tôi nhưng thực chất, bà chỉ muốn tách con ra khỏi tôi.
Được 3 tháng, bà đã bảo tôi đi làm lại, để con cho bà trông. Tôi thì vẫn muốn ở nhà thêm 3 tháng nữa vì muốn tự tay chăm sóc con, nhưng mẹ chồng xua tôi đi, bà bảo tiề.n thai sản của tôi chẳng được là bao, tốt nhất đi làm sớm để còn đỡ đần kinh tế cho chồng. Con cái giao cho bà chăm thì yên tâm.
Chồng tôi cũng đứng về phía mẹ, anh bảo tôi: "Mẹ có kinh nghiệm, chăm trẻ con sẽ tốt hơn người lần đầu làm mẹ như em". Tôi nghe mà choáng váng và buồn tủi. Nhưng vì muốn gia đình hòa thuận, tôi đành chấp nhận.
Dù tôi đã nhượng bộ nhưng mẹ chồng vẫn không hài lòng. Những ngày sau đó, bà bắt đầu nó.i xấ.u tôi trước mặt chồng, trách tôi không biết điều, không biết làm việc nhà, không biết chăm con, cố tình đi làm về muộn...
Mỗi lần mẹ chồng nổi giận, anh lại trách tôi không biết nhường nhịn. Tôi cảm thấy vô cùng ấm ức, nhưng vì con, tôi đành âm thầm chịu đựng tất cả, tự nhủ lòng đợi con lớn lên rồi tính tiếp. May mắn là khi con tôi vào học cấp 1, bố chồng liền gọi bà về. Thế là mẹ chồng rời nhà tôi, về quê sống, cuộc sống của gia đình tôi cũng bình yên đi rất nhiều.
Thời gian cứ trôi qua, cho tới ngày mẹ chồng tôi bị đột quỵ. Hôm đó, tôi nhận được điện thoại của chồng, báo tin mẹ chồng đột ngột đổ bệnh, cần được chăm sóc 24/24. Anh và bố chồng muốn đưa mẹ chồng lên thành phố để tôi nghỉ việc, ở nhà chăm sóc bà. Khi tôi nói tôi còn phải đi làm, còn phải lo cho con trai sắp thi tốt nghiệp cấp 3, chồng liền quát: "Cô không hy sinh cho cái nhà này được à? Đây là mẹ tôi, là mẹ chồng cô đó. Chăm sóc mẹ chồng là trách nhiệm của cô, đừng có nói nhiều nữa".
Ảnh minh họa
Ngọn lửa giận dữ trong lòng tôi bùng lên. Tôi đã hy sinh quá nhiều cho gia đình này, công việc, gia đình, con cái, tôi luôn cố gắng cân bằng tất cả. Vậy mà hôm nay, họ ép tôi nghỉ việc, ở nhà chăm người ốm là trách nhiệm của tôi vậy. Tôi chợt nhận ra, gia đình này chưa bao giờ coi tôi là người một nhà.
Vài ngày sau, tôi phát hiện chồng tôi tự ý đến gặp lãnh đạo xin nghỉ việc cho tôi. Giây phút đó, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi bàn bạc với con trai, quyết định dọn ra ngoài. Con trai sắp thi tốt nghiệp, môi trường trong nhà quá ồn ào, con cũng cần một không gian yên tĩnh để học tập.
Con trai cũng đồng ý với tôi, thậm chí con còn nói: "Bố thật quá đáng, đó là mẹ đẻ của bố, bố nên nghỉ việc chăm bà nội thì tốt hơn. Sau này mẹ già yếu, con sẽ là người chăm mẹ chứ không phải vợ con".
Khi tôi nói với chồng về việc dọn ra ngoài, anh ta gần như phát điên, gọi điện thoại trách móc tôi: "Cô muốn trốn tránh trách nhiệm phải không? Cô không ở nhà thì ai chăm sóc mẹ tôi?".
Tôi không nói gì mà âm thầm thu dọn quần áo, dắt con trai rời khỏi nhà.
Căn hộ thuê tuy chật hẹp nhưng ít nhất cũng yên tĩnh. Tuy nhiên, nhà chồng không có ý định buông tha cho tôi, liên tục gọi điện thoại, thay phiên nhau mắn.g nhiế.c tôi bất hiếu, vô tâm. Tôi đã nhiều lần định bắt máy nhưng lại sợ rằng một khi đã nghe máy, họ sẽ không ngừng quấy rầy, ảnh hưởng đến việc học của con trai.
Tối hôm qua, khi 2 mẹ con đang ngồi ăn cơm thì tiếng gõ cửa vang lên. Nhìn qua khe hở, tôi thấy khuôn mặt giận dữ của chồng, vẻ mặt ấy khiến tôi sợ hãi. Tôi còn chưa kịp phản ứng, con trai đã đứng dậy, kiên quyết nói với tôi: "Mẹ đừng mở cửa. Nếu bố còn như vậy nữa, mẹ l.y hô.n với bố đi".
Tôi sững người, nhìn đứa con trai đã trưởng thành, hiểu chuyện trước mặt, trong lòng dâng lên cảm xúc khó tả. Con ra hiệu im lặng, rồi tiến đến cửa, lớn tiếng nói: "Bố à, bố đang khoán trắng hiếu thảo, đùn đẩy trách nhiệm, vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến con sắp thi tốt nghiệp. Những chuyện này con đều nhớ hết. Bố còn tiếp tục quấy rầy mẹ, sau này con sẽ học theo bố".
Ngoài cửa, chồng tôi mắng vài tiếng rồi bỏ đi. Tôi ngồi xuống bên cạnh con trai, nhẹ nhàng ôm con vào lòng, nước mắt tự nhiên rơi xuống. "Mẹ đừng sợ, có con ở đây" - con trai dịu dàng nói. Tôi bừng tỉnh, thấy thật bình yên và tràn đầy cảm giác an tâm bởi con trai tôi đã lớn, đã biết bảo vệ mẹ.
Cầm bát cơm muối vừng ngồi cạnh bó hoa 2 triệu con dâu tặng trong ngày mừng thọ mà lòng tôi quặn đau Nhìn bó hoa đẹp mà chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn giụa, không thể kìm lại được. Khi còn trẻ khỏe, vợ chồng tôi đi làm thuê cho người ta để kiế.m tiề.n nuôi con cái. Sau khi các con có gia đình yên ấm thì ông xã tôi qua đời và tôi cũng già nên không ai thuê làm việc...