Mừng cưới cháu chồng chục triệu, nhà chồng phản ứng khiến tôi “đứng hình”
Tôi rút hết lương tháng ấy, lại vay thêm đồng nghiệp đôi triệu để chi tiêu, vun vén cho đủ 5 triệu tiền mừng cùng 1 chỉ vàng tặng cháu ngày cưới vậy mà vẫn bị nhà chồng chỉ trích là keo kiệt, bủn xỉn.
Lấy chồng đã 4 năm nhưng quả thực tôi rất khó hòa hợp với nhà chồng. Dù rằng tôi đã cố gắng xóa bỏ khoảng cách, thích nghi về thói quen, lối sống… nhưng nhiều khi vẫn thấy lạc lõng vì quan điểm, cách sống của mọi người quá xa.
Tôi là người đơn giản, sống lại thẳng thắn, thật thà, không khéo léo nên ít được lòng mọi người trong nhà. Các chị em chồng nhà tôi thì sống nặng về hình thức, thích khoa trương, màu sắc, thích thể hiện. Chính vì vậy mà chúng tôi ít có điểm chung. Những việc tôi làm thường mọi người hay chê bai dù rằng đó là những việc khá bình thường.
Ngoài lương, vợ chồng tôi còn phải vay mượn thêm để mua nhẫn tặng quà cho cháu và mừng cưới anh chị (ảnh minh họa: IT)
Vừa rồi, nhà chị chồng cả tôi cưới con gái đầu lòng. Tôi bàn với chồng để mừng cưới và còn cẩn thận mua quà cho cháu là 1 chỉ vàng. Tôi nghĩ với mức lương giáo viên tiểu học của tôi, chồng cũng chỉ là công chức quèn thì chúng tôi mừng như vậy cũng không có gì là ít, thậm chí so với mặt bằng chung trong họ còn là khá cao. Tôi nghĩ với đứa cháu gái đầu nên ưu ái, quan tâm hơn cũng phải.
Nhà chồng tôi có 4 chị em, chồng tôi là út, trên có 3 chị chồng. Việc đi mừng cưới, tặng quà chúng tôi cũng không có bàn bạc gì với các chị, nhưng qua nghe ngóng tôi cũng thấy mọi người mừng tầm ấy. Thiết nghĩ, với mức mừng cưới gia đình và quà cho cháu như vậy, nhà chồng ai biết cũng chỉ có khen tôi chu đáo chứ chẳng ai chê được nửa lời.
Vậy mà, ngay hôm sau khi đám cưới kết thúc, tôi thấy các chị chồng “tụ họp” đông đủ ở nhà tôi, ngồi giữa là mẹ chồng, mặt ai mặt nấy đằng đằng sát khí. Tất cả như chỉ đợi vợ chồng tôi về để làm cho ra nhẽ chuyện gì đó.
Với tâm trạng khá là căng thẳng, tôi và chồng ngồi xuống như hai bị cáo trước phiên tòa. Đầu tiên chị chồng cả nhà tôi lên tiếng: “Nhà ngoại mình thì nào có kém chi bên nội, gia đình bề thế cơ bản, kinh tế cũng nào đến nỗi, người buôn bán, người cán bộ nhà nước, thế mà đến cái lúc bóc phong bì ấy, thật là muối mặt với bà con nhà lão chồng”.
Video đang HOT
Tôi khá mệt mỏi với những suy nghĩ, chỉ trích của chị em bên chồng (minh họa: IT)
Tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó không tốt đẹp đang đến gần. Chị thứ 2 nhà tôi lên tiếng: “Thế là như thế nào, em cũng mừng không ít đâu nhé, 5 triệu đấy, xấu hổ gì nữa”. Chị thứ 3 cũng liền đáp “Nhà em cũng thế chị kêu gì, bực mình quá”.
Chị cả tôi phân bua “Nhưng mà bên nhà nội, người ta đi nhiều, nhất là mấy anh em trai í, 7 triệu, 8 triệu, 10 triệu kìa”. Các chị chồng lập tức nhìn sang vợ chồng tôi: “Thế cậu mợ đi bao nhiêu? Cũng phải xấp xỉ anh em bên nội cho chị đỡ bị mất mặt với nhà chồng chứ”.
Chồng tôi thẳng thắn: “Thì chúng em cũng mừng 5 triệu, lại còn tặng cháu cái nhẫn mà”. Lập tức cả nhà xầm xì sắc mặt, lớn giọng giáo huấn: “Cậu là con trai trưởng trong nhà, không thể như các chị là phận gái được, làm cái gì cũng phải hơn, khó khăn thì đi vay, bớt ăn bớt tiêu đi cho bằng nội nhà người ta, đừng làm thế mà xấu hổ chị, xấu hổ cả nhà.
Còn tặng quà cho cháu là cái nợ đồng lần thôi, chị không ăn không cái chỉ vàng ấy của nhà cậu mợ. Sau này đến lượt con cậu mợ lấy chồng thì chị ấy cũng giả lại. Thế thôi. Có ăn có học, làm ông này bà kia mà chả biết nghĩ”. Ai cũng thừa hiểu là các chị đang gián tiếp lên lớp, dạy dỗ tôi.
Chồng tôi rũ mặt xuống ấm ức: “Ai biết họ nhà nội người ta mừng bao nhiêu mà lần”. Còn tôi, như vừa bị các chị lấy chậu nước hắt vô mặt, xây xẩm vì nhục nhã. Lần sau, khi các cháu lấy chồng, lấy vợ, tôi không biết phải tính toán ra sao cho hợp lý và đẹp mặt các chị.
Theo eva.vn
Cả cái Tết chỉ chầu chực để dọn dẹp và rửa bát, đến mùng 3 Tết nàng dâu bỗng "vùng lên" tuyên bố
Cô vợ vốn nhút nhát bỗng nhiên mạnh mẽ khác thường, không cần biết chồng tức tối thế nào đi thẳng lên phòng rồi bồi thêm câu nữa trước sự biến sắc của mẹ chồng.
Sinh ra làm đàn bà đã khổ, được gả vào nhầm nhà đúng là còn khổ gấp trăm đường. Nhìn Tết nhất người ta nô nức đi chơi mà Nhu tủi thân vô cùng. Chồng Nhu là con trai trưởng, bố chồng cô cũng là trưởng họ nên cả ngày mùng 1 Tết, trách nhiệm của dâu trưởng như cô là ở nhà, làm mấy mâm cơm để chờ bà con đến chúc Tết.
Nhu sống chung với bố mẹ chồng và cả bà nội chồng nữa. Thế nên, những ngày giỗ chạp, lễ Tết hay có công việc gì mọi người đều tập trung ở nhà Nhu. Điều đó đồng nghĩa với việc cô sẽ phải vất vả hơn rất nhiều lần so với những cô con dâu khác. Nhưng tất cả sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Nhu có được người chồng thương vợ, biết san sẻ việc nhà. Trái lại, chồng Nhu vốn là người gia trưởng, có lẽ bị ảnh hưởng nếp cũ của gia đình nên người làm vợ như cô đúng là khổ trăm bề.
Ảnh minh họa
Từ hôm Nhu được nghỉ làm đến giờ, chưa có một ngày nào cô được nghỉ ngơi trọn vẹn. Hết cúng tất niên lại cúng cơm mấy ngày Tết. Tối thì thức khuya, sáng lại phải dậy sớm. Mùng 1 cũng vậy, trong khi người ta mặc đẹp để đi chúc Tết thì cô phải dậy từ 6 giờ sáng, làm 3 mâm cơm chờ bà con đến mừng tuổi cụ - chính là bà nội chồng Nhu.
Nào phải nấu xong bày lên cúng là đã hoàn thành trách nhiệm. Theo yêu cầu của bố chồng Nhu là cỗ bàn cứ phải truyền thống, bày biện đẹp mắt, ấy vậy mà năm nào làm 3 mâm cũng thừa đến 2 mâm rưỡi. Nhu có lên tiếng khéo nhưng bố mẹ chồng vẫn nhất nhất bắt làm theo thông lệ với lý do: "Nhà mình là trưởng họ, làm ra có vứt đi cũng phải làm, không bà con đến người ta lại cười cho".
Thôi thì sống trong cái khổ Nhu cũng quen khổ rồi, kể cả cái việc mọi người ngồi quây quần hỏi han chúc tụng nhau còn cô thì cứ chạy đi chạy lại lấy cái nọ cái kia y như người giúp việc Nhu cũng chẳng buồn quan tâm nữa. Nhưng đến hôm nay, 3 giờ chiều mùng 2 Tết thì thật sự cái ngưỡng chịu đựng của Nhu đã vượt quá giới hạn.
Bố chồng và chồng Nhu, cả ngày chỉ có uống rượu, tiếp khách, từ trong năm đến giờ. Điển hình là chồng Nhu, tất niên ăn hết nhà nọ đến nhà kia, uống say về nhà ngủ, chẳng giúp vợ được việc gì. Sang đến mùng 1 lại càng bê tha hơn. Mà cái kiểu đàn ông ngồi uống với nhau nhất là trong ngày đầu xuân năm mới thế này thì đúng là dài hơn cả thế kỷ.
Làm xong hết mọi việc, Nhu ngồi bếp chầu chực khách ăn cơm xong để đi dọn. Nhà Nhu trước nay không bao giờ có quan niệm, bận rộn hay có công việc gì mà để bát lại rửa sau hay dọn sau. Mùng 3 cũng vậy, có mấy ông khách ở đâu về ngồi ăn cơm từ 10 giờ đến giờ cũng đã 2 giờ chiều mà Nhu còn chưa "được" dọn mâm.
Bình thường thì Nhu sẽ canh giờ hoặc ngó lên ngó xuống chờ dọn không bố chồng lại nói nhưng hôm nay, bước sang năm mới rồi, cô không thể chịu mãi như thế. Nhu lên phòng thay quần áo, trang điểm đẹp chút rồi quyết định đưa con đi chơi. Nhìn cái gã chồng say mèm nằm bẹp ở giường là đủ chán ngán rồi.
Vừa bước xuống nhà, bố chồng đã hỏi Nhu đi đâu, cô cũng không ngần ngại mà trả lời: "Ngày mùng 3 rồi bố ạ. Con xin phép đi chúc Tết bên ông bà ngoại. Xong bố cứ để bát đấy về con rửa". Trong khi, bố chồng Nhu đang chuyển sắc mặt tỏ vẻ khó chịu thì mấy ông khách lại giục nhắc cô đi nhanh.
Ảnh minh họa
Nhu đi 1 mạch đến 8 giờ tối mới về, đón chào cô là một loạt những gương mặt không có gì là vui vẻ và cái bếp ngổn ngang bát, thức ăn thừa. Chồng Nhu cau có hỏi vợ: "Cô đi đâu mà bây giờ mới vác mặt về. Gọi điện thì không nghe, muốn đi đâu cũng phải dọn dẹp xong đã chứ".
Nhu cười khẩy, đanh thép đáp: "Tôi là vợ anh chứ không phải ô sin. Nếu người khác có ngày Tết thì tôi cũng có ngày Tết. Sang năm 2019 rồi, năm mới thì phải mới lên, không thể cứ u tối mãi được".
Cô vợ vốn nhút nhát bỗng nhiên mạnh mẽ khác thường, không cần biết chồng tức tối thế nào đi thẳng lên phòng rồi bồi thêm câu nữa trước sự biến sắc của mẹ chồng: "Đằng nào mấy hôm nay anh cũng không làm gì to tát, nên giờ vận động chút đi cho tỉnh rượu nhé anh yêu. Em còn phải cho con học bài". Nhu vừa dứt lời, con gái được thể giục mẹ làm chồng Nhu cũng phải chịu thua. Không biết chồng cô có cay cú hay thù hằn màn chống trả vừa rồi không nhưng Nhu cảm thấy rất hài lòng với bản thân mình.
Lạc
Theo docbao.vn
Chỉ mới bày tỏ nguyện vọng được về ngoại ăn Tết, tôi đã nhận cú tát trời giáng và lời nói cay độc từ chồng Giờ tôi biết mình có hối hận khi lấy chồng xa thì cũng không thay đổi được điều gì, phải mạnh mẽ mà vượt qua thôi... Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo, mảnh đất miền Trung đầy nắng gió và cát, quanh năm gánh chịu biết bao nhiêu thiên tai lũ lụt, cứ mỗi đợt lũ đi qua...