Mùi tử khí ở đấu trường La Mã được xử lý thế nào?
Đấu trường La Mã là nơi diễn ra những cuộc so tài đẫm máu giữa các võ sĩ giác đấu hoặc giữa võ sĩ giác đấu với động vật. Để xua tan mùi tử khí ở đấu trường, người La Mã thời cổ đại đã nảy ra ý tưởng thú vị.
Đấu trường La Mã là một trong những công trình kiến trúc của người cổ đại trường tồn đến ngày nay.
Trong suốt nhiều thế kỷ, người La Mã thời cổ đại sử dụng đấu trường này làm nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.
Các cuộc so tài giữa các võ sĩ giác đấu với nhau hay giữa võ sĩ giác đấu với một số động vật to lớn, hung dữ như hổ, báo… luôn thu hút hàng ngàn khán giả tới đấu trường La Mã.
Trong những cuộc so tài ấy, không ít đấu sĩ, con vật đổ máu, thậm chí là bị giết chết một cách man rợ. Vì vậy, khu vực đấu trường La Mã diễn ra các cuộc so tài của đấu sĩ tỏa ra mùi tử khí rùng rợn.
Để xử lý mùi máu, sự chết chóc, người La Mã thời cổ đại đã nghĩ ra một ý tưởng vô cùng độc đáo.
Cụ thể, phía trên đầu của khán giả là một mái hiên, được gọi là velarium. Mục đích của kết cấu này là bảo vệ khán giả khỏi ánh nắng gay gắt của mặt trời cũng như những con mưa bất chợt trút xuống.
Người La Mã còn khéo léo bố trí một số ống chứa nước thơm phun lên mái hiên.
Nhờ số nước thơm này, khán giả trong đấu trường sẽ cảm thấy không khí tươi mát, thơm tho hơn.
Mùi hương này giúp xua tan mùi máu me, chết chóc ở đấu trường La Mã.
Thành phần chính trong loại nước thơm của người La Mã là nghệ tây và cỏ roi ngựa.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/LV
Lời giải cực sốc thi hài vị thánh tỏa hương suốt trăm năm
Sau khi qua đời, thi thể một số vị thánh của Công giáo La Mã không những không phân hủy mà còn tỏa ra hương thơm dịu nhẹ. Nhiều người không khỏi tò mò vì sao chuyện trái ngược với quy luật tư nhiên này có thể xảy ra.
Trong suốt hàng trăm năm qua, thi hài một số vị thánh của Công giáo La Mã được đặt trong các nhà thờ, nhà nguyện... ở Italy gây chú ý khi không có dấu hiệu bị phân hủy.
Những thi hài không bị mục rữa này không trải qua bất cứ quy trình ướp xác nào hay hóa chất nào để ngăn chặn quá trình phân hủy.
Kỳ lạ hơn, thi hài các vị thánh không bốc mùi tử khí mà thay vào đó tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng.
Một số người cho hay mùi hương tỏa ra thi thi thể bất hoại của các vị thánh giống như các loài hoa. Hiện tượng kỳ lạ này thu hút sự quan tâm của công chúng cũng như giới chuyên gia.
Liên quan đến sự việc này, đa số ý kiến nhận định rằng, những thi thể bất hoại của các vị thánh là một "phép màu".
Nguyên do là vì Giáo hội Công giáo tin rằng, cơ thể các vị thánh không phân hủy sau khi qua đời bởi đó là một phép màu mà Chúa ban cho họ.
Khi còn sống, những vị thánh này làm nhiều điều tốt, có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội.
Vì vậy, sau khi qua đời, Chúa đã ban phép màu giúp thi hài của họ nguyên vẹn mãi với thời gian.
Đặc biệt, một số thi hài bất hoại của các vị thành còn tỏa ra hương thơm dịu nhẹ được cho là họ nhận được đặc ân lớn của Chúa.
Trong khi ấy, các nhà khoa học, chuyên gia vẫn chưa thể lý giải vì sao thi thể của nhiều vị thánh Công giáo La Mã không phân hủy.
Tâm Anh (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Điểm tên 9 loài hoa đắt đỏ bậc nhất hành tinh Hoa giúp làm đẹp không gian sống, mang lại niềm vui cho con người. Có rất nhiều loài hoa bên cạnh vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ, chúng cũng có giá đắt đến không tưởng. Hoa hồng Juliet, hoa Kadapul hay hoa linh lan... là những loài hoa có giá vô cùng đắt đỏ, chỉ dành cho giới siêu giàu. Phong lan...