Mùi nhớ – ‘Mắc mùi’ xơ mít
Xơ mít xưa là món ăn của nhà nghèo. Giờ nó thành vị ngon của cái nghèo cũ xưa và cả cái xa xỉ hiện tại.
Xưa, người mẹ nghèo xẻ trái mít chín ra ăn xong còn tiếc mớ xơ, bèn gọt sạch, gọt cả phần cùi mít màu vàng. Phần vàng thơm vừa lấy được đó tiếp tục được bỏ vào một hũ sành, thêm vào một nắm muối, trộn đều rồi đậy nắp thật kỹ. Xơ mít muối có thể ăn xổi. Sau chừng ba ngày, mở nắp ra, hũ sành đã sực nức mùi thơm ngọt pha lẫn hơi chua đặc trưng của mùi mít chín lên men. Lấy một nắm tay đầy xơ mít muối, vắt khô, người ta đã có một loại nguyên liệu gây thèm nhớ đảo điên với người xa xứ.
Nắm nguyên liệu thèm nhớ đó có thể đem xào. Chỉ một nồi xơ mít xào có thêm chút mùi thơm của hành hoặc nén phi trước đó đã có thể làm thành cơn sóng nhớ nhung cuồn cuộn trong lòng những đứa trẻ từng “mắc mùi” món này. Món xơ mít xào hao cơm, hay được người nhà quê dùng như món mặn cho bữa cơm nóng hổi những bữa sáng mùa mưa. Ngoài trời mưa rả rích. Hễ nghe ba bước từ sau hè vô nói: “Ổng mưa cả tuần không ngớt phút mô rồi hỉ”, thì từ dưới bếp đã nghe lùa lên cái mùi thơm phức của vị ngọt-mặn-chua của món xơ mít xào mẹ đang nấu. Đó mới thực là buổi sáng mùa đông thứ thiệt ở xứ mình. Mà kể nghe xa lắc…
Thần thánh hơn nữa, là xơ mít kho. Xơ mít kho cá. Xơ mít kho thịt. Kho gì cũng được. Miễn là nắm xơ mít muối phải quyện rã rời trong mớ thịt, cá đang được kho đẫm gia vị. Món kho có khi rệu rã đến mức vị xơ mít phải gần bằng vị của miếng cá hay thớ thịt đem kho chung. Mùi thơm của mít vẫn không lẫn vào đâu được. Vị men mằn mặn, ngòn ngọt, chua chua sực nức. Miếng cá hay lát thịt lúc này không được đong đếm bằng độ tươi nữa. Nó thậm chí nhìn phải thật… gió sương, kiểu đã chinh chiến thật lâu với nhiệt độ cùng cuộc xâm lăng mãnh liệt của gia vị, của những vị – mùi từ xơ mít. Cả một nồi cá hoặc thịt kho xơ mít phải thấm thía, phải lẫn vào nhau. Người ăn xơ mít kho sẽ không chịu cái sơ sài, rời rạc của một món ăn nấu vội. Kiểu gì cũng lắc đầu khó ưa “món này… hông phải xơ mít”.
Video đang HOT
Xơ mít dễ gom được vào mùa hè, nhưng hay được mẹ và bà giấu kỹ đến tận mùa đông. Mùa ấy mưa nhiều, đường chợ khó đi mà rau màu lại khan hiếm nên nhà không có gì để đem ra chợ bán mà đổi cá, thịt. Hũ xơ mít trở thành một gia tài, thành món ăn chính. Đứa trẻ mùa hè hay cắc cớ thòm thèm mà cứ đòi nhón lấy vài nắm xơ mới muối, đòi cho được một bữa cơm thơm. Mà đó là chuyện cũ. Giờ, dẫu là mùa hè hay mùa đông thì món ăn xưa rích này cũng đã trở thành vị ngon của một mùa nhớ…
Minh Trâm
Theo phunuonline.com.vn
Có nỗi cô đơn trở mình trong đêm
Người ta thường nói con người ta có mạnh mẽ đến đâu cũng trở nên yếu đuối khi đắm chìm trong màn đêm.
Khi màn đêm xuống nó mới hiểu được một Sài Gòn tần tảo với miếng cơm manh áo từ những con người xa xứ như nó. Đôi khi nó buồn, cô đơn đến tuột cùng nó lại lang thang đi tìm sự đồng cảm với bác gái bán hủ tiếu ở cuối phố dù đã ăn nhiều lần nhưng chưa biết tên bác là gì, hay đơn giản là ra đầu ngõ để nghe được tiếng rao của cô bán bắp trên chiếc xe đạp cũ kĩ cho đến khi tiếng rao nhỏ dần, nhỏ dần... rồi mất hút vào đêm đen tĩnh lặng.
***
Tiếng gió rít từng hồi khiến nó giât minh thưc giâc giưa đêm khuya, thây long minh se lanh. Mơ cưa bươc ra ngoai thêm, đêm Sài Gòn im lim lăng le. Ngon đen khuya mờ mờ hoa quyên vao thanh âm của chiêc la rơi, xao xac bay theo gio. Ngôi bên hiên, lắng nghe tiếng vọng phố đêm, lắng nghe nhịp thở đều đều của chính mình cùng tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ cũ va thao thưc nhin đêm lăng le đi qua. Sương lạnh buông kín ôm trọn cái hình hài nhỏ bé, bây giơ cai lanh vây kin thât rôi. Lanh va cô đơn trong đêm khuya văng, nó muôn nghe môt bai hat đê lam diu đi nôi trông văng kia.
Đêm khuya âm thầm trôi, dành cho nó một góc riêng thu mình lại. Ngồi lặng lẽ trong đêm thâu dễ khiến nó cảm thấy cô đơn. Mà đối với nó, cô đơn là một điều gì đó đã quen thuộc từ lâu nay rồi.
Ban ngày, cuộc sống thật ồn ào, nhộn nhịp và bao nhiêu điều cần phải lo nghĩ, nó lao vào công việc, bận rộn với những lo toan mưu sinh, nó không còn có đủ thời gian để suy ngẫm về những gì đang trải qua. Những niềm vui, nỗi buồn đến thật nhanh, nó tiếp nhận chúng, không kịp cảm nhận một nụ cười vui hay khóc nấc của chính mình, nó kìm lòng lại, và tiếp tục lao vào dòng chảy cuộc sống. Và giữa cái xô bồ, náo nhiệt nơi thị thành ấy, bất chợt, nó cảm thấy cô đơn. Người ta thường nói con người ta có mạnh mẽ đến đâu cũng trở nên yếu đuối khi đắm chìm trong màn đêm. Khi màn đêm xuống nó mới hiểu được một Sài Gòn tần tảo với miếng cơm manh áo từ những con người xa xứ như nó. Đôi khi nó buồn, cô đơn đến tuột cùng nó lại lang thang đi tìm sự đồng cảm với bác gái bán hủ tiếu ở cuối phố dù đã ăn nhiều lần nhưng chưa biết tên bác là gì, hay đơn giản là ra đầu ngõ để nghe được tiếng rao của cô bán bắp trên chiếc xe đạp cũ kĩ cho đến khi tiếng rao nhỏ dần, nhỏ dần... rồi mất hút vào đêm đen tĩnh lặng
Đêm trống vắng, nó nhớ cô gái nó từng yêu!
Hình ảnh cô gái đó vẫn còn rõ trong tâm trí , mặc dù nó biết nó đang cố bấu víu lấy những hoài niệm xưa cũ và nó không được phép nhớ về người đó nữa, nhưng ai ngăn nổi hồi ức, ai ngăn nổi trái tim si tình.
Từ khi chia tay thì mỗi khi đêm về nó lại có cái cảm giác giống như khi trượt dài vô định trong cái cuộc sống này. Cứ lặng lẽ thở dài, cứ lặng lẽ buồn, rồi tự khâu vá vết thương lòng mình cho mệt nhoài cảm xúc. Là cảm giác những câu hỏi bộn bề, tại sao người ta lại bỏ rơi nó? bao giờ nỗi nhớ mới ngủ yên? Bao giờ mới buông bỏ quá khứ để những nỗi đau thương sau đổ vỡ của mối tình sâu đậm, được chìm vào lãng quên? Những suy nghĩ, những câu hỏi luôn quẩn quanh tâm trí, lặp đi lặp lại hàng tỉ lần nhưng không bao giờ có câu trả lời. Nó yêu người ta sâu đậm đến vô cùng nhưng cuối cùng chỉ còn lại mình nó là người cô đơn lẫn cô độc trong đêm, ngồi thở dài ngao ngán cho con đường tình duyên của chính mình. Còn nhớ, còn buồn nhiều lắm!
Đêm im lìm.
Nó im lặng.
Đêm không ồn ào như ban ngày. Đêm buồn, cô đơn, lạnh lẽo... nhưng nó luôn chờ đợi màn đêm buông xuống. Đêm cho nó một khoảng lặng mênh mông, một dấu lặng, đủ để nó tĩnh tâm để trải lòng mình giữa những bộn bề, để cho những cảm xúc buồn vui được bung ra mặc dù nó biết nỗi buồn luôn chiếm phần nhiều, nhưng điều đó giúp nó thấu hiểu hết nỗi cô đơn, thấu hiểu được cái cuộc sống và lòng người đôi khi thực dụng đến một cách tàn nhẫn. Khi đêm về nó được lắng nghe chính mình! thấu hiểu nỗi đau của chính mình để tự mình giải tỏa, để ngày mai tiếp tục sống... Nó tự nhủ rằng sự yên tĩnh của đếm khiến nó bình yên hơn. Nó đang cố tìm sự đồng cảm của màn đêm để bớt chơ vơ, lạc lõng hơn, bởi vì nó nghĩ rằng màn đêm cũng cô đơn như nó mà thôi. Mọi vật đã chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ mình đêm và trăng sao còn thao thức. Mà trăng sao thì xa xôi quá! Đêm cũng cố đơn cô đơn như nó... Suy nghĩ ấy khiến nó cảm thấy nó và đêm đồng cảnh. Vậy nên sự cô đơn trong đêm khuya "dễ chịu" hơn, khiến lòng nó thanh thản hơn, bình yên hơn... mặc cho trong sâu thẳm là những u buồn, cô đơn luôn sẵn sàng bao trùm cái tâm hồn tổn thương của nó.
Nó trân trọng từng phút giây của đêm, nơi cho nó cái cảm xúc thật của chính mình, nó thấy gần gũi với bản thân mình. Có ai đó sợ đêm vì họ nghĩ đêm cô đơn, u sầu; có người nghĩ rằng đêm trống vắng, tẻ nhạt làm sao! Đêm là thế! Nhưng chính sự lặng yên tưởng chứng tẻ nhạt ấy lại mang cho nó những cảm xúc thật của chính mình, những khoảng lặng cần thiết cho tâm hồn tổn thương của nó.
Khánh Trần
Theo blogradio.vn
Đà Lạt vẫn bình yên trong nỗi nhớ của người con xa nhà Riêng tôi mỗi lần trở lại vẫn tìm thấy Đà Lạt của mình chỉ là bằng một góc nhìn khác. Tôi vẫn yêu hồ Xuân Hương với mỗi buối sáng kéo vali ngang qua trên đường về nhà hít thở bầu không khí không thể không dừng chân lại tận hưởng, vẫn yêu những chiếc bánh căn trứng chín trên lò khói nghi...