Mức vốn vay cho người sau cai nghiện, mại dâm hoàn lương
Thủ tướng Chính phủ quyết định tiếp tục thí điểm chương trình tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma t-úy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020.
Người sau cai nghiện được vay tối đa 20 triệu đồng ( ảnh minh họa)
Cụ thể, theo Quyết định 02/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma tú-y, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương vừa được Chính phủ ban hành, các đối tượng vay vốn gồm: Cá nhân vay vốn sẽ được vay mức tối đa 20 triệu đồng; Đối với hộ gia đình, mức vay tối đa là 30 triệu đồng. Người vay có thể vay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này.
Video đang HOT
Nguồn vốn cho vay do ngân sách Nhà nước cấp 50% trên tổng số kế hoạch nguồn vốn hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 50% còn lại, ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc thực hiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp nhóm người nghiện m-a túy, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm, tăng thu nhập cá nhân và gia đình, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.
Cụ thể, thu nhập hàng tháng của cá nhân, hộ gia đình tăng, hiện nay, thu nhập trung bình của những người được vay vốn là từ 2 – 5 triệu đồng/tháng.
Tỷ lệ tái nghiện, tái phạm trong nhóm được vay vốn giảm hẳn: Một số tỉnh, thành phố chưa phát hiện người tái nghiện, tái phạm; các tỉnh còn lại, tỷ lệ tái nghiện thấp, tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ tái phạm là 40% trong nhóm được vay, trong khi tỷ lệ tái phạm trong nhóm không được vay là 80%; tại tỉnh Sơn La, phát hiện 2/31 người tái nghiện, chiếm 6,45%.
Nguyễn Anh
Theo baovephapluat.
Lao động Việt Nam xuất khẩu nước ngoài: Nhật Bản đứng đầu thị trường
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), 11 tháng năm 2019, có 132.802 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 11/2019 là 14.772 lao động, bằng 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 4.848 lao động nữ.
Lao động làm việc ở các thị trường như Nhật Bản là 9.219 lao động (trong đó 3.154 lao động nữ), Đài Loan là 4.590 lao động (1.484 lao động nữ), Hàn Quốc là 395 lao động (45 lao động nữ), Ả rập Xê út là 223 lao động (143 lao động nữ), Rumani là 76 lao động nam và các thị trường khác.
Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 132.802 lao động (45.340 lao động nữ) đạt 110,67% kế hoạch năm 2019. Kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2019 là 120.000 lao động, trong đó đứng đầu là thị trường Nhật Bản với 71.156 lao động; Đài Loan là 49.980 lao động, Hàn Quốc 6.940 lao động...
Được biết, để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đang đề xuất bổ sung một số quy định mới trong dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi).
Theo Minh Thư/Infonet
Tăng mức vay vốn cho học sinh, sinh viên Trước đây, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay tín dụng ở mức 1,5 triệu đồng/tháng thì nay được nâng lên 2,5 triệu đồng/tháng. Theo Điều 1 Quyết định số 1656 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19-11 quy định điều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên tối đa là 2,5 triệu...