Mục tiêu tiếp theo
Syria đang có nguy cơ trở thành mục tiêu tiếp theo của Mỹ và các đồng minh khi hết Washington rồi đến Liên minh châu Âu (EU) thi nhau áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Lệnh trừng phạt mới nhất do EU ban hành ngày 24-5 nhằm cấm vận đi lại và phong tỏa tài sản của ông al-Assad cùng một số quan chức hàng đầu của Syria. Đây là lệnh trừng phạt thứ hai của EU với chính quyền Syria trong tháng này sau lệnh cấm vận vũ khí, cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với 13 quan chức cấp cao, trong đó có anh trai Tổng thống al-Assad cùng 4 người họ hàng và các phụ tá thân cận.
Biểu tình chống chính phủ ở thành phố cảng Dea Deraa của Syria
Video đang HOT
Trước đó, chính phủ Mỹ ngày 18-5 cũng đã phong tỏa tài sản của Tổng thống al-Assad và 6 quan chức cấp cao khác, trong đó có Phó Tổng thống Farouk al-Shara, Thủ tướng Adel Safar và các bộ trưởng Nội vụ, Quốc phòng cùng người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội. Ngoài ra, các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ cũng không được phép làm ăn với 7 nhân vật này của Syria.
Lý do mà EU và Mỹ cùng đưa ra để áp đặt lệnh trừng phạt là chính quyền Tổng thống al-Assad đã dùng vũ lực trấn áp các cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ. Những cuộc trấn áp này, theo báo chí phương Tây, đã làm khoảng 900 người thiệt mạng và 8.000 người bị bắt giam hoặc mất tích tại Syria kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát hồi tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, chính quyền Syria đã phủ nhận cáo buộc của Mỹ và phương Tây. Damascus cho rằng những cáo buộc cùng lệnh trừng phạt nằm trong âm mưu hậu thuẫn cho phe đối lập chống lại chính quyền của Tổng thống al-Assad như những gì đã và đang diễn ra ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.
Theo dõi tình hình Syria, nhiều nhà phân tích cho rằng chính quyền Tổng thống al-Assad rất có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của Mỹ và phương Tây. Không nói ra nhưng ai cũng biết cùng với một số nhà lãnh đạo Arab khác như ông Muammar Gadhafi ở Libya, ông Mahmoud Ahmadinejad ở Iran… Tổng thống al-Assad từ lâu đã là những “cái gai” trong mắt Mỹ và phương Tây.
Lên cầm quyền thay cha mình năm 2000, Tổng thống al-Assad luôn có những tuyên bố và hành động được cho là không phù hợp với lợi ích của Mỹ và phương Tây trong khu vực. Trong đó có việc hậu thuẫn cho lực lượng Hezbollah tại Lebanon.
Đưa chính quyền Tổng thống al-Assad vào tầm ngắm thì dễ nhưng để “bóp cò” lại không hề đơn giản. Cái khó đầu tiên là đang vất vả với cuộc chiến tranh Libya, Mỹ và các đồng minh chắc không thể leo thang hơn nữa các hành động chống lại Damascus.
Trở ngại lớn khác là tạo sự đồng thuận quốc tế cho hành động chống chính quyền Syria. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản đối nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Syria và khẳng định sẽ không ủng hộ bất cứ nghị quyết nào của LHQ áp đặt đối với nước này tương tự như nghị quyết đối với Libya.
Theo ANTD
Palestine biểu tình đòi quyền hồi hương
Được biết, cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hoà bình với mục tiêu duy nhất là giương cờ Palestine và tuần hành với các khẩu hiệu đòi quyền hồi hương.
Các nhà hoạt động Palestine đã tạo ra trang Facebook để kêu gọi tổ chức cuộc tuần hành lớn vào thứ Sáu từ các nước Syria, Ai Cập, Lebanon và Gaza đổ về biên giới với Israel để tưởng nhớ tới những người đã chết trong lễ kỉ niệm ngày Nakba.
Uỷ ban thanh niên vì phong trào Intifada Palestine lần thứ ba - tên mà tổ chức các nhà hoạt động đặt cho mình, cho biết các cuộc biểu tình sẽ bắt đầu sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu (20/5) tại Lebanon, Syria, Jordan, Ai Cập, Dải Gaza, Bờ Tây và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng năm 1948.
Trong một diễn biến khác, một tổ chức thanh niên khác tại Gaza đã kêu gọi trên Facebook tổ chức biểu tình vào ngày thứ Sáu nổi giận tại quảng trưởng Al-Auda (Trở về) tại cửa khẩu Bayt Hanun nằm ở phía bắc Dải Gaza. Họ sẽ tập trung vào lúc 11h sáng để nghe bài thuyết pháp thứ Sáu, thực hiện cầu nguyện và tiến về phía biên giới để yêu cầu người tị nạn Palestine được hồi hương. Những người tổ chức biểu tình cho biết rõ cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hoà bình với mục tiêu duy nhất là giương cờ Palestine và tuần hành với các khẩu hiệu đòi quyền hồi hương. Những người biểu tình sẽ không đại diện cho bất cứ tổ chức cụ thể nào, đơn giản chỉ là sự nổi giận của nhân dân Palestine./.
Theo VOV
Bất ổn bùng phát dọc biên giới Israel Những vụ rắc rối xảy ra trong bối cảnh người Palestine kỷ niệm Ngày "Nakba" hay còn gọi là ngày thảm họa thành lập Israel 1948. Hãng BBC đưa tin các lực lượng Israel đã nổ súng vào các nhóm biểu tình ở các khu vực biên giới của nước này với những vùng lãnh thổ của Palestine, Syria và Lebanon. Theo những...