Mục sư từng nghi ngờ về Covid-19 tử vong vì nhiễm nCoV
Landon Spradlin, 66 tuổi, một mục sư kiêm nghệ sĩ đường phố, tử vong vì nhiễm nCoV sau khi chỉ trích truyền thông kích động về Covid-19.
Landon Spradlin tử vong tại một bệnh viện ở bang Bắc Carolina hôm 7/4, sau 8 ngày được chuyển vào phòng điều trị tích cực. Ông nhập viện khi bị ngất trên hành trình dài 1.500 km từ bang Louisiana về bang Virginia sau chuyến giảng đạo.
“Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ cha mình sẽ qua đời vì điều này, nhưng ông ấy không phải là kiểu người chỉ sống trong sợ hãi và để nó cướp đi niềm vui sống mà mình có”, con gái của ông Landon, Jesse Spradlin, nói.
Mục sư Landon Spradlin. Ảnh : Landon Spradlin/ Facebook
Hơn một tháng trước, mục sư kiêm nghệ sĩ đường phố lái xe đến thành phố New Orleans, bang Louisiana, để tham dự lễ hội carnival Mardi Gras. Ông đã biểu diễn cùng nhóm nhạc gia đình ở quảng trường Jackson, nơi hàng trăm nghìn người vui chơi và tiệc tùng, mà không biết nCoV đang rình rập họ.
Theo Jesse, nhiệm vụ của cha cô là “vào những quán rượu, câu lạc bộ và quán bar, chơi nhạc blues và kết nối với các nghệ sĩ, nói với họ rằng Chúa yêu họ”. Ông tin rằng Mardi Gras là một cơ hội để lan truyền thông điệp tôn giáo của mình thông qua âm nhạc đường phố.
“Tôi thậm chí không nhớ chúng tôi từng nói gì về nCoV”, Naomi Spradlin, một con gái khác của ông Landon, nói. “Sau những gì đã xảy ra, chúng tôi mới nhìn lại và thấy rằng mình chưa từng nói về nCoV”.
Landon sau đó ngã bệnh nhưng ông có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Khi đó, ông vẫn chỉ trích về “sự kích động” quanh nCoV trên mạng xã hội. Trong một bài viết trên Facebook hôm 13/3, mục sư chia sẻ hình chế so sánh số ca tử vong vì cúm mùa với Covid-19, bày tỏ nghi ngờ rằng làn sóng chỉ trích cách ứng phó của Trump với dịch bệnh mang động cơ chính trị, “kích động dư luận”. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ cũng ngụ ý đến điều này trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, khi số ca nhiễm nCoV quanh New Orleans và khắp nước Mỹ gia tăng, các chuyên gia chỉ ra rằng sự kiện Mardi Gras kéo dài cả tháng là một trong những nguồn lây lan dịch bệnh. Thị trưởng New Orleans LaToya Cantrell cuối tháng trước thừa nhận rằng bà sẽ huỷ lễ hội nếu được Tổng thống Donald Trump cảnh báo sớm.
Ông Landon (thứ hai từ trái sang) chơi guitar, còn vợ chơi organ, khi họ biểu diễn tại carnival ở New Orleans tháng trước. Ảnh: BBC
Giữa tháng 3, sức khoẻ của Landon đột ngột diễn tiến xấu. Ông và vợ quyết định lái xe vượt chặng đường dài để trở về nhà ở Virginia. Tuy nhiên, đến bang Bắc Carolina thì ông ngất xỉu và được đưa vào bệnh viện với kết luận viêm cả hai phổi và dương tính với nCoV.
“Tôi muốn nói rõ rằng cha mình không nghĩ đó là một trò lừa bịp, ông ấy biết đó là virus có thật”, Landon Isaac, con trai của ông Landon, giải thích về bài đăng trên Facebook của cha. “Tuy nhiên, ông ấy đã đăng bài viết đó vì thất vọng trước việc báo chí truyền bá nỗi lo sợ như cách thức chính của truyền thông”.
Tang lễ của Landon đã diễn ra mà không người thân nào trong gia đình được tham dự, ngoài một tay guitar thân thiết với ông trong nhóm nhạc.
Mỹ hiện ghi nhận hơn 10.700 ca tử vong do nCoV trong số hơn 360.000 ca nhiễm, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới. Giới chức Mỹ hôm 6/4 cảnh báo người dân chuẩn bị cho một trong những giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khi dịch đạt đỉnh.
Tuy nhiên, Trump thể hiện sự lạc quan về phản ứng của chính phủ đối với Covid-19, cho hay Mỹ “đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm” khi số ca tử vong tại tâm dịch New York có dấu hiệu giảm.
Anh Ngọc
Tâm dịch mới nổi lên ở Mỹ 'theo quỹ đạo Italy' sau lễ hội Mardi Gras
Thành phố New Orleans đang ghi nhận tốc độ tăng các ca nhiễm Covid-19 nhanh nhất thế giới và lễ hội Mardi Gras trong 2 tháng được cho là nguyên nhân khiến khu vực này vỡ trận.
Yanti Turang, một y tá phòng cấp cứu bệnh viện New Orleans, bang Louisiana bước ra khỏi bãi đậu xe với đầy đủ áo quần bảo hộ vào đầu tháng này để gặp một người phụ nữ có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19, vừa trở về nhà sau khi quá cảnh ở Hàn Quốc. Người phụ nữ này lập tức được đưa tới phòng cách ly.
Cũng trong khoảng thời gian đó, một người đàn ông chưa bao giờ rời khỏi đất nước và đã ở New Orleans trong suốt lễ hội Mardi Gras vừa kết thúc vào ngày 25/2, cũng xuất hiện tại phòng cấp cứu với triệu chứng ho và sốt cao. Anh ta được đưa sang phòng bên cạnh và được chăm sóc bởi các nhân viên y tế mà không có áo quần bảo hộ, New York Times cho biết.
Mọi người trong bệnh viện cảm thấy nhẹ nhõm, khi người phụ nữ đã qua châu Á được xác định dương tính với cúm mùa. Người đàn ông tuy có các triệu chứng, nhưng chẩn đoán không rõ ràng. Anh ta được kê đơn Tylenol và khuyên nghỉ ngơi và cho về nhà.
Cô Turang không biết điều gì đã xảy ra với người đàn ông đó, nhưng 2 ngày sau, ca dương tính với Covid-19 đầu tiên được xác nhận ở bang Louisiana với một người khác và ở một bệnh viện khác.
Virus corona đã ở trong thành phố, kể từ đó, Louisiana trở thành một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19.
Lặp lại kịch bản ở Italy
Theo một nghiên cứu, Louisiana, với hơn 2.300 ca nhiễm mới được xác nhận vào chiều 26/3, đang trải qua sự gia tăng số ca nhiễm nhanh nhất thế giới. John Bel Edwards, thống đốc bang Louisiana, hôm 24/3, cho biết quỹ đạo tăng trưởng các ca nhiễm mới ở bang tương tự như ở Tây Ban Nha và Italy.
Hàng chục nghìn người chen chúc nhau trong lễ hội Mardi Gras được cho là nguyên nhân khiến thành phố New Orleans vỡ trận. Ảnh: New York Times.
Tuần này Tổng thống Donald Trump đã phê chuẩn yêu cầu của các thống đốc về tuyên bố thảm họa lớn và mở nguồn tài trợ liên bang để chống lại sự bùng phát của đại dịch.
Trong khi đó, tình hình ở trong và xung quanh New Orleans đặc biệt nghiêm trọng. Thành phố này ghi nhận 997 ca nhiễm mới vào chiều 26/3, nhiều hơn số ca nhiễm của 13 bang cộng lại. Các bệnh viện bị choáng ngợp bệnh nhân và số lượng thiết bị bảo hộ quan trọng đang cạn kiệt.
Giáo xứ Orleans, nơi có biên giới với thành phố New Orleans ghi nhận số ca chết cao nhất tính theo đầu người. Giáo xứ ghi nhận 46 ca tử vong mới, nhiều gấp 2 lần Los Angeles. Trong đó có 11 ca tử vong đến từ viện dưỡng lão, nơi có thêm hàng chục ca nhiễm khác.
Trả giá vì lễ hội?
Trong một tình huống trớ trêu, có một sự nghi ngờ đang gia tăng giữa các chuyên gia y tế, rằng cuộc khủng hoảng có thể được đẩy nhanh vì Mardi Gras, còn gọi là lễ hội Carnival kéo dài hàng tuần trên khắp thành phố. Nó diễn ra trong phòng khách đông đúc, phòng khiêu vũ và đường phố và năm nay đỉnh điểm của lễ hội vào ngày 25/2.
"Đó là biểu tượng của thành phố về niềm vui và là cơn ác mộng đối với các nhà dịch tễ học. Tôi nghĩ rằng tất cả đều phẫn nộ với Mardi Gras. Bữa tiệc miễn phí lớn nhất thế giới là một vườn ươm hoàn hảo vào thời điểm hoàn hảo", F. Brobson Lutz Jr, cựu giám đốc y tế thành phố New Orleans, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói.
Bác sĩ Catherine S. O'Neal, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giám đốc y tế tại Trung tâm Y tế Đức Mẹ ở Baton Rouge, đã so sánh Mardi Gras năm nay với cuộc diễu hành nổi tiếng Liberty Loan ở Philadelphia năm 1918.
Hơn 200.000 người đã tập trung diễu hành trên đường phố giữa đại dịch cúm đã góp phần gây ra số lượng người chết khủng khiếp, với hơn 12.000 người chết trong vòng 6 tuần ở Philadelphia.
Văn hóa người người nói chuyện với nhau ở đây cũng là một nguyên nhân khiến dịch bệnh lan rộng. Ảnh: New York Times.
Nhưng tiến sĩ O'Neal đã không đỗ lỗi cho bất kỳ ai đã không hành động để ngăn chặn lễ hội. Vào thời điểm lễ hội diễn ra, không có ca nhiễm Covid-19 nào được xác định ở bang Louisiana và có ít hơn 50 ca nhiễm trên khắp nước Mỹ.
Tiến sĩ Susan Hassig, một nhà dịch tễ học, phó giáo sư tại Trường Y tế công cộng và nhiệt đới, Đại học Tulane, cho biết có những lý do khác ngoài lễ hội Mardi Gras, có thể giải thích vì sao New Orleans bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Thành phố này tuy nhỏ nhưng dân cư dày đặc, ngành du lịch phát triển, các cảng và sân bay kết nối với mọi nơi trên thế giới và cách mọi người kết nối văn hóa với nhau. Văn hóa ở đây là người người nói chuyện với nhau. "Điều đó có nghĩa là bạn dừng lại và có cuộc nói chuyện, sau đó bạn lại đi và tiếp tục nói chuyện với ai đó", tiến sĩ Hassig.
Y tá Turang, từng làm việc cho phòng cấp cứu Sierra Leone trong trận dịch Ebola năm 2015, cho biết các bác sĩ và y tá đang nói về việc nguyên nhân bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ lễ hội Mardi Gras.
Trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên ở bang Louisiana được xác nhận vào ngày 9/3, nhưng những người có triệu chứng nhẹ đã được xác định là nhiễm cúm mùa. "Chúng tôi đã bị bịt mắt, thực tế nó (virus) đã ở đây trước khi ca nhiễm đầu tiên được xác nhận", y tá Turang nói.
Ca nhiễm đầu tiên được công bố chưa đầy 2 tuần sau sự kiện Mardi Gras. Cùng thời gian đó, báo cáo về các ca nhiễm bắt đầu xuất hiện ở Tennessee, Arkansas, Texas. Những ca dương tính phần lớn trở về từ New Orleans gần đây.
Điều khiến các chuyên gia y tế đau đầu là những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở New Orleans không đi du lịch nước ngoài hay trở về từ bang khác, theo tiến sĩ Jennifer Avegno, giám đốc y tế thành phố.
Các triệu chứng ban đầu bất thường của họ khiến các bác sĩ bối rối. Họ chỉ có cảm giác rằng có điều gì đó không ổn. Rõ ràng sự lây lan trong cộng đồng diễn ra khá nhanh chóng và các trường hợp không liên quan trực tiếp với nhau.
Một tuần sau khi ca nhiễm đầu tiên được xác nhận, thống đốc Edwards đã ban hành lệnh đóng cửa những nơi công cộng, quán bar, nhà hàng. Cuộc diễu hành ngày Thánh Patrick hàng năm cũng bị cấm, dù một lượng lớn người vẫn đến nhà thờ, buộc cảnh sát phải can thiệp.
Các mục sư vẫn tổ chức những buổi cầu nguyện, dù đã có lệnh cấm các cuộc tụ họp trên 50 người. Một mục sư nói rằng virus là động lực tinh thần, vị này nói rằng sẽ chữa lành cho những người bị nhiễm bằng cách đặt tay lên họ và cầu nguyện.
Theo một nghiên cứu gần đây của giáo sư Gary A. Wagner, Đại học Louisiana, tốc độ tăng các ca nhiễm mới ở bang này là nhanh nhất thế giới, khi so sánh với các khu vực khác trong 2 tuần sau khi có ca nhiễm đầu tiên.
"Trong một thành phố nhỏ và gần gũi như New Orleans, điều đó có nghĩa là gần như tất cả đều tiếp xúc với ai đó đã bị nhiễm bệnh", giáo sư Wagner nói.
Lo sợ chính quyền liên bang bỏ rơi
Cảm giác này ngay lập tức trở nên quen thuộc và khác biệt đối với một thành phố từng bị tàn phá bởi thảm họa trong lịch sử, bao gồm đại dịch sốt vàng da năm 1853 và 1905, bão Katrina một thế kỷ sau đó vào năm 2005.
Quảng trường trung tâm thành phố New Orleans vắng vẻ sau lệnh phong tỏa của chính quyền bang. Ảnh: New York Times.
Một lần nữa, người dân New Orleans sợ rằng họ có thể bị bỏ rơi bởi các lãnh đạo quốc gia, vì lần này virus corona là một thảm họa toàn cầu, Broderick Bagert, một nhà tổ chức trong nhóm Together Louisiana, cho biết.
Thống đốc Edwards là người có nhiều kinh nghiệm với các thảm họa như các cơn bão, cho biết đang vật lộn để đối phó với loại thảm họa mới. "Chúng tôi không thực sự có một cuốn sách nói về những điều này", Thống đốc Edwards nói.
"Nếu bạn có một trận lụt, hay bão thì đó chỉ là một phần nhỏ của đất nước bị ảnh hưởng, vì vậy bạn có thể nhận được sự quan tâm đầy đủ của chính quyền liên bang và bạn có thể nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ các bang lân cận. Nhưng điều đó bây giờ là không thể, dịch bệnh có ở mọi tiểu bang", thống đốc Edwards thừa nhận những khó khăn.
Các bác sĩ và y tá tại thành phố cũng như nhiều nơi khác trên khắp nước Mỹ đang vật lộn với sự thiếu hụt trầm trọng thiết bị y tế và đồ bảo hộ quan trọng. Hôm 24/3, thống đốc Edwards nói rằng muốn thấy chính phủ liên bang tham gia nhiều hơn vào phản ứng chống lại đại dịch, theo hướng ưu tiên cho những vùng bị ảnh hưởng nặng.
"Máy thở và thiết bị bảo hộ cá nhân nên được phân bổ, dựa trên nhu cầu thực tế ở mỗi bang", thống đốc Edwards nói. Khi đại dịch lan rộng dẫn đến nguy cơ thiếu hụt tiềm năng các nhân viên y tế, đặc biệt là y tá và các nhà trị liệu hô hấp là mối lo ngại lớn nhất.
Hiện tại, nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe tại các phòng cấp cứu phơi nhiễm với virus. Họ đeo khẩu trang và kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, miễn là họ không có triệu chứng, họ vẫn tiếp tục phải làm việc.
Y tá bật khóc vì không thể ôm con, sợ lây nhiễm virus Đứa trẻ mừng rỡ chạy đến ôm cha của mình sau nhiều ngày không gặp. Tuy nhiên, nam y tá lại cố gắng giữ khoảng cách vì sợ lây nhiễm cho đứa bé.
Trung Hiếu
Thành phố Mỹ có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao gấp đôi New York Nghiên cứu từ dữ liệu bệnh nhân cho thấy, thành phố này có tỷ lệ người tử vong vì Covid-19 cao nhất nước Mỹ, thậm chí là gấp đôi thành phố New York. Cùng với New York và Seattle, thành phố New Orleans đang nổi lên là một trong những tâm dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ. Đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh...