Mục sở thị kết quả quý I của 10 “ông lớn” trên UPCoM
Kết quả kinh doanh quý I/2016 của 10 DN có giá trị đăng ký giao dịch lớn trên UPCoM hầu hết đều tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
MSR, VGC, GEX có kết quả tích cực
Quý I/2016, CTCP Tài nguyên Masan – Masan Resources (MSR) đạt 806 tỷ đồng doanh thu thuần và 11 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So sánh với cùng kỳ năm trước, doanh thu giảm nhẹ 1,8%, nhưng lợi nhuận tăng 100 tỷ đồng (quý I/2015 lỗ 89 tỷ đồng).
Theo MSR, sau giai đoạn vận hành chạy thử trong năm 2015, nhà máy chế biến hóa chất vonfram đã nâng sản lượng lên tới công suất thiết kế. Nhờ đó, so với cùng kỳ năm trước, sản lượng sản xuất quý I/2016 của MSR tăng 22%, trong đó sản lượng vonfram tăng 10%, đồng tăng 43%. Vì vậy, mặc dù giá vonfram và florit sụt giảm, nhưng Công ty giữ được doanh thu ổn định và kinh doanh có lãi.
Tổng CTCP Viglacera (VGC) có doanh thu và lợi nhuận quý I/2016 tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, quý I/2016, VGC đạt 1.923 tỷ đồng doanh thu thuần và 103 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 6,6% và 26,5% so với quý I/2015. Năm 2016, VGC đặt kế hoạch doanh thu 8.200 tỷ đồng và lãi sau thuế 560 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc VGC, kết quả kinh doanh khả quan trong 3 tháng đầu năm là nhờ Tổng công ty tập trung vào công tác đầu tư với nhiều dự án mới như: khởi công Khu công nghiệp Tiền Hải, khánh thành Nhà máy “xanh” sản xuất gạch ốp lát granite, đầu tư mở rộng Khu công nghiệp Yên Phong.
Trong lĩnh vực bất động sản, VGC triển khai các công việc chuẩn bị đầu tư và khởi công các dự án như: Nhà máy Clinker Đông Triều giai đoạn II, nâng công suất lên 4 triệu m2/năm; triển khai các dự án chuyển đổi khí CNG tại Công ty Kính nổi Bình Dương, CTCP Tiên Sơn, CTCP Việt Trì, CTCP Thanh Trì.
Đối với Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam – Gelex (GEX), quý I/2016, Công ty đạt doanh thu thuần hợp nhất 1.644,3 tỷ đồng và lãi sau thuế 110 tỷ đồng, tương ứng giảm 17,7% và 10,7% so với quý I/2015. Trong đó, Công ty mẹ GEX lãi ròng 59,3 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2015, chủ yếu là do trong kỳ, doanh thu tài chính tăng mạnh, gấp hơn 10 lần quý I/2015, đạt 38,4 tỷ đồng với 36,9 tỷ đồng là cổ tức, lợi nhuận được chia.
Như vậy, 3 tháng đầu năm, Công ty mẹ GEX đã hoàn thành 27,25% kế hoạch doanh thu và 25,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.400 tỷ đồng doanh thu thuần và 235 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế).
Riêng DDV báo lỗ
Trong Top 10 cổ phiếu có giá trị đăng ký giao dịch lớn nhất trên sàn UPCoM, CTCP DAP -Vinachem (DDV) là DN duy nhất báo lỗ quý I/2016. Trong quý I/2016, DDV đạt doanh thu 119 tỷ đồng (doanh thu bán phân bón DAP đóng góp 111,7 tỷ đồng) và lỗ sau thuế 37,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, Công ty đạt 512,9 tỷ đồng doanh thu và 532 triệu đồng lợi nhuận.
Video đang HOT
Theo DDV, quý I/2016, Công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, cùng với việc giá bán giảm sâu đã làm ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận trong kỳ. Cụ thể, sản lượng DAP tiêu thụ quý I/2016 là 12.365,24 tấn, giảm 40.262,57 tấn so với cùng kỳ năm 2015 (52.627,81 tấn). Giá bán chưa trừ chiết khấu bình quân quý I/2016 là 9,037 triệu đồng/tấn, giảm 688.000 đồng/tấn so với quý I/2015.
TVN và TIS có lãi, nhưng có lỗ lũy kế
Tổng Công ty Thép Việt Nam (TVN) và CTCP Gang thép Thái Nguyên (TIS) là 2 DN ghi nhận khoản lỗ lũy kế lớn tại thời điểm kết thúc quý I/2016.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2016 của 2 DN này, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của TVN tại ngày 31/3/2016 là âm 34,09 tỷ đồng, còn với TIS là âm 135 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh quý I/2016, TIS đạt 2.244,6 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 28,6%, lãi sau thuế 53,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 20,9 tỷ đồng. Với TVN, doanh thu thuần quý I/2016 đạt 4.330,6 tỷ đồng, tăng 6%, lợi nhuận sau thuế 11,76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 99,15 tỷ đồng.
Theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp hoạt động trên sàn UPCoM không bắt buộc phải công bố báo cáo tài chính quý. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp là công ty đại chúng quy mô lớn thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, giống như yêu cầu đối với tổ chức niêm yết. Thời gian gia hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty đại chúng có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán.
Anh Quốc
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá USD hôm nay 5/5: Giảm nhẹ
Giá USD hôm nay (5/5) niêm yết tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm nhẹ so với ngày hôm qua...
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 5/5 là 21.846 đồng, tăng 18 đồng so với mức công bố sáng hôm qua.
Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 22.501 đồng và tỷ giá sàn là 21.191 đồng/USD.
Trong khi đó, tỷ giá tại một số ngân hàng thương mại lại được điều chỉnh giảm nhẹ.
Cụ thể, Ngân hàng ACB niêm yết tỷ giá USD/VND chiều mua- bán ở mức 22.240- 22.320 đồng/USD (mua vào- bán ra), giảm 5 đồng cả hai chiều mua- bán .
Ngân hàng Vietcombank tỷ giá USD/VND ngày 05/05 chiều mua vào- bán ra niêm yết ở mức 22.255- 22.325 đồng/USD, tăng nhe 5 đồng chiều mua vào- bán ra so với ngày hôm qua (4/05).
Ngân hàng VietinBank niêm yết tỷ giá USD/VND ở mức mua vào 22.245 đồng/USD và bán ở ngưỡng 22.325 đồng/USD, điêu chinh giam 10 đông so vơi ngay hôm qua.
Eximbank giao dịch USD tiêp tuc niêm yết ở mức mua vào là 22.240 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.320 đồng/USD.
Ngân hàng BIDV tỷ giá USD/VND chiều mua vào- bán ra hiện niêm yết ở mức 22.255- 22.325 đồng/USD, giảm 10 đồng hai chiều mua vào- bán ra so với ngày hôm qua.
Ngân hàng Techcombank hiện chiều ban ra giữ nguyên ở mức 22.340 đồng/USD và điêu chinh tăng tơi 30 đồng chiêu mua vao lên mức 22.230 đồng/USD.
HSBC tỷ giá hiện đang niêm yết ở mức mua vào 22.250 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.350 đồng/USD.
Giá USD hôm nay (5/5) niêm yết tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm nhẹ so với ngày hôm qua... (Ảnh minh họa).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với USD áp dụng cho ngày 5/05/2016 như sau: 1 USD = 21.846 đồng Việt Nam, tăng 18 đông so vơi ngay 4/05.
Giá USD tự do tại Hà nội niêm yết ở mức mua vào là 22.270 đồng/USD và bán ra ở ngưỡng 22.290 đồng/USD, giảm 10 đồng ca hai chiều mua vào-bán ra so với chiều ngày hôm qua 04/05.
Tỷ giá USD/VND ngày 05/05 tại các NHTM giao đông trong khoang mua vao tư 21.240-21.255 đông/USD va ban ra trong khoang 22.320- 22.340 đông/USD.
Trên thị trường tiền tệ khác, Bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong hơn một tuần qua do số liệu xây dựng mới công bố gần đây báo hiệu nền kinh tế của Anh đang mất đà, cùng với các tác động đến từ cuộc trưng cầu dân ý và có thể đẩy Anh ra khỏi khối thương mại chung lớn nhất thế giới.
Đồng tiền này cũng trượt giá so với đồng Euro sau khi Markit Economics cho biết chỉ số đánh giá xây dựng của nước này giảm xuống còn 52 điểm trong tháng trước, thấp hơn so với mức 54 điểm được dự đoán bởi các nhà kinh tế.
Đồng bảng Anh, trước đó có một thời gian ngắn đã hồi phục mạnh mẽ so với đồng USD vào hôm thứ 3, nhưng sang ngày giao dịch hôm nay đồng tiền này lại trở thành một đồng tiền có hiệu suất giao dịch xấu nhất so với 10 đồng tiền mạnh khác.
Sự suy yếu này của đồng Bảng một phần là do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng của sự đổ vỡ kinh tế nếu số phiếu Anh rời khỏi EU là cao hơn vào tháng tới.
"Hiện nay, có rất nhiều rủi ro đối với đồng bảng Anh, đặc biệt kịch bản Brexit", theo Soeren Hettler, một chuyên gia phân tích ngoại hối cao cấp tại Ngân hàng DZ ở Frankfurt cho biết.
"Các dữ liệu cơ bản là yếu hơn so với chúng ta đã thấy trước đó trong năm, nhưng với sự không chắc chắn về Brexit thì không phải là một bất ngờ mà thị trường không lường trước được", ông Hettler cho biết.
Bảng Anh đã giảm 0,4% xuống mức 1,4477 GBP/USD vào cuối phiên giao dịch tại London, sau khi đạt mức 1,4462 GBP/USD, mức thấp nhất kể từ ngày 25/04.
So với đồng tiền chung châu Âu, Bảng Anh cũng mất 0,4% xuống 79,39 pence/euro. Đồng tiền này có thể sẽ tiếp tục suy yếu và qua mức 80 pence mỗi Euro cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/06, theo ông Hettler cho biết.
Bên cạnh đó, trái phiếu chính phủ Anh hiện đang có chút biến động, với trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 1,53%.
Số liệu về xây dựng ở Anh đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần 3 năm qua trong tháng 4, theo một cuộc khảo sát cho thấy vào ngày hôm qua, cảnh báo nền kinh tế Anh đang dần mất đà trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng tới.
Cuộc khảo sát thực hiện bởi Markit hôm thứ 3 cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của Anh cũng giảm lần đầu tiên trong 3 năm qua.
Trong khi tỷ lệ xây dựng nhà mới tăng trong tháng 4, thì tăng trưởng tài sản thương mại lại giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2013, theo Markit cho biết.
"Dự báo tăng trưởng ảm đạm cho nền kinh tế Anh cùng với sự không chắc chắn trước thềm cuộc trưng cầu dân ý dường như khiến cho khách hàng thêm lí do để trì hoãn các quyết định chi tiêu lớn cho đến khi màn sương dày đặc bao phủ nước Anh này đã được dỡ bỏ", theo Tim Moore, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Markit, cho biết.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/5 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/5 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * HAG: CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2016 với doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 88%, đạt 1.972 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp đáng...