Mức phạt đối với xe máy khi đi sai làn đường
Tình trạng xe máy đi sai làn đường diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở các thành phố lớn, lỗi này bị phạt tới 400 nghìn đồng.
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn;
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”
Như vậy, xe đang lưu thông trên đoạn đường phân làn loại xe, đến khu vực ngã tư phân làn theo hướng đi, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Video đang HOT
Trong trường hợp xe máy tham gia giao thông không đúng làn đường theo quy định thì sẽ bị phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, khi xe máy đi không đúng làn đường thì mức phạt nâng lên từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng. Ngoài ra, trường hợp đi không đúng lần đường quy định gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đây là mức phạt trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Theo Autobikes.
'Kẹp 3' trên xe máy mà không bị phạt khi nào?
Trong những trường hợp khẩn cấp như chở người đi cấp cứu, áp giải người vi phạm,... xe máy sẽ được phép chở 3 người.
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
'Kẹp 3' trên xe máy mà không bị phạt khi nào?. Ảnh: internet.
Khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo những mức phạt khác nhau.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy chở quá số người quy định bị xử lý như sau:
- Nếu chở theo 2 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) thì bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng.
- Nếu chở theo từ 3 người trở lên trên xe bị phạt tiền từ 300 - 400 đồng.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (điểm b khoản 12 Điều 6).
Ngoài ra, theo điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Lưu ý: Người đi xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu) cũng sẽ bị xử phạt từ 60 - 80 nghìn đồng (điểm e khoản 2 Điều 8 Nghị định 46).
Theo Autobikes
Đi xe trả góp thiếu giấy tờ bị xử phạt như thế nào? Khi sử dụng phương tiện giao thông thế chấp để mua trả góp, giấy tờ gốc sẽ bị ngân hàng giữ lại. Chủ các phương tiện này có thể bị CSGT xử phạt bất cứ lúc nào. Nhiều người dân mua xe theo dạng trả góp cho biết khi thực hiện giao dịch, họ chỉ được cầm giấy đăng ký xe bản phôtô...