Mục đích của ướp xác hóa ra không phải là bảo quản thi hài như chúng ta vẫn tưởng
Lầm tưởng ướp xác là để bảo quản, gìn giữ thi hài của người Ai Cập cổ đại đã tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài.
Từ lâu, người ra đã tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi qua đời. Tuy nhiên, một cuộc triển lãm bảo tàng sẽ diễn ra vào tháng 2 tới đây sẽ cho thấy niềm tin này hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, ướp xác là một cách để hướng dẫn người quá cố đến được với thánh thần.
Quan tài của Tasheriankh, một phụ nữ 20 tuổi đến từ thành phố Akhmim qua đời vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. (Ảnh: Manchester Museum)
Campbell Price, người phụ trách Ai Cập và Sudan của bảo tàng Manchester, Đại học Manchester, Anh cho biết lầm tưởng phổ biến kể trên đã bắt đầu từ thời Victoria. Ở thời đại này, người ta nhận ra điểm tương đồng giữa quá trình ướp xác ở Ai Cập với quá trình bảo quản cá là đều sử dụng muối. Vì vậy, người ta cho rằng mục đích của quá trình ướp xác là bảo quản thi hài người đã khuất.
Tuy nhiên, chất mặn mà người Ai Cập cổ đại sử dụng khác với muối thông thường. Chất mặn này được gọi là natron, là hỗn hợp của natri cacbonat, natri bicacbonat, natri clorua và natri sunfat, có nhiều quanh các lòng hồ gần sông Nile và được dùng làm nguyên liệu chính trong quá trình ướp xác. Price cho biết: “Chúng tôi biết rằng natron đã được sử dụng trong các nghi lễ thờ tự và các bức tượng của thần linh. Nó được dùng để thanh tẩy”.
Video đang HOT
Ngoài natron, một loại nguyên liệu khác thường được sử dụng để ướp xác là hương. Đây cũng được coi là một món quà cho các vị thần. Price cho biết thêm: “Ngay cả từ hương trong tiếng Ai Cập cổ đại là ’senetjer’ cũng có nghĩa đen là ‘làm nên thần thánh’. Việc thắp hương trong đền thờ giúp cho không gian trở nên thần thánh hơn. Khi sử dụng nhựa trầm hương trên cơ thể, cơ thể cũng sẽ được thần thánh hóa”.
(Ảnh: Manchester Museum)
Thêm vào đó, sự tương đồng về niềm tin cho rằng người chết sẽ cần thi thể của họ ở thế giới bên kia của người Ai Cập cổ đại và các nhà Ai Cập học thời Victoria cũng làm tăng thêm hiểu lầm về mục đích của việc ướp xác. Tuy nhiên, Price đã chỉ ra rằng việc loại bỏ nội tạng của người đã khuất khi tiến hành ướp xác dường như là để biến cơ thể thành một bức tượng thần hơn là bảo quản nó.
Trên thực tế, các nhà khảo cổ học thường tìm thấy những xác ướp được đặt cùng với một chiếc quách cho thấy chân dung của người quá cố. Là một phần của cuộc triển lãm, bảo tàng sẽ trưng bày một số mặt nạ, chân dung và quan tài liên quan đến việc an táng thời Ai Cập cổ đại, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mục đích thực sự của việc ướp xác. Cuộc triển lãm có tên “Xác ướp vàng của Ai Cập” sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Manchester bắt đầu từ ngày 18/2/2023. Một cuốn sách cùng tiêu đề do Price viết cũng sẽ được xuất bản để song hành với cuộc triển lãm này.
Hiểu nhầm ngàn năm: Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này
Dù quả thật đem đến khả năng bảo quản thi thể đáng kinh ngạc, nhưng đây không phải là mục đích ban đầu của việc ướp xác.
Xác ướp Ai Cập vẫn luôn là một minh chứng quan trọng cho nền văn minh nhân loại từ ngàn xưa và là đề tài nghiên cứu của giới sử học, khoa học hàng ngàn năm. Từ lâu, người ta tin rằng công nghệ ướp xác được sáng tạo là để bảo quản thi thể người đã khuất. Quả thật, nhờ ướp xác mà các thi thể cổ nhân từ ngàn năm, trăm năm trước vẫn còn giữ được vẻ vẹn nguyên nhất định, chống loại quy luật phân hủy tự nhiên.
Người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Manchester của Đại học Manchester ở Anh đã chứng minh kỹ thuật chôn cất công phu này thực ra nhằm một mục đích khác: đó là một cách để "hướng dẫn" người quá cố đến với thần thánh.
Đến nay người hiện đại vẫn chưa thể giải mã hết thủ thuật ướp xác của Ai Cập cổ đại
Campbell Price, chuyên gia nghiên cứu về Ai Cập và Sudan cổ đại của bảo tàng nói với Live Science rằng từ lâu, quan niệm cho rằng ướp xác là để bảo quản thi thể đã bám rễ. Ý tưởng này bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu Tây phương thời Victoria. Các nhà khoa học thời bấy giờ có niềm tin rằng người Ai Cập cổ đại bảo quản xác chết của họ theo cách tương tự như cách người ta bảo quản cá. Lý luận của họ khá đơn giản, vì cả hai quy trình đều chứa một thành phần giống nhau: muối.
Tuy nhiên, chất mặn mà người Ai Cập cổ đại sử dụng khác với muối được sử dụng để bảo quản sản phẩm đánh bắt trong ngày. Được gọi là natron, khoáng chất tự nhiên này là hỗn hợp của natri cacbonat, natri bicacbonat, natri clorua và natri sunfat có nhiều quanh các lòng hồ gần sông Nile và được dùng làm nguyên liệu chính trong quá trình ướp xác.
"Chúng tôi cũng biết rằng natron đã được sử dụng trong các nghi lễ đền thờ và cả trong việc xây dựng các bức tượng của các vị thần", Price nói. "Nó được dùng để tẩy rửa".
Chuyên gia Price cho biết một vật liệu khác thường được sử dụng với xác ướp là hương liệu, thứ cũng được dùng như một món quà cho các vị thần: "Hãy nhìn vào nhũ hương và một dược - chúng có trong câu chuyện về Chúa Giê-su của Cơ đốc giáo. Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng cũng là những món quà được người xưa dâng lên cho các vị thần. Ngay cả từ hương trong tiếng Ai Cập cổ đại cũng là 'senetjer', nghĩa đen là 'làm nên điều thiêng liêng'. Khi bạn thắp hương trong một ngôi đền - ngôi nhà của một vị thần thì sẽ làm cho không gian trở nên thiêng liêng. Khi sử dụng nhựa trầm hương ướp xác, cơ thể trở thành một sinh vật thần thánh. Đó là tư tưởng của người xưa: ướp hương liệu vào thi thể để 'thần thánh hóa', chứ không nhất thiết vì mục đích phải bảo quản nó".
Quan tài của Tasheriankh, một phụ nữ 20 tuổi đến từ thành phố Akhmim đã chết vào khoảng năm 300 trước Công nguyên
Giống như người Ai Cập cổ, các nhà Ai Cập học thời Victoria cũng tin rằng người chết sẽ cần thi thể của họ ở thế giới bên kia. Quan niệm này càng làm tăng thêm tính tin cậy cho nhận định hiểu lầm về ướp xác.
Price nói: "Có một nỗi ám ảnh được sinh ra từ những ý tưởng của thời Victoria về việc cơ thể người mất cần được hoàn thiện ở thế giới bên kia. Điều này bao gồm cả việc loại bỏ các cơ quan nội tạng. Tôi nghĩ ướp xác là nghi thức thực sự có ý nghĩa sâu sắc hơn, về cơ bản là biến cơ thể thành một bức tượng thần vì người chết đã được biến đổi".
Lạ lùng hủ tục mai táng người chết kéo dài hàng năm trời Trước khi mai táng, thi thể người qua đời phải được lưu giữ vài tháng thậm chí hàng năm trời trong phòng lạnh để chờ tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc mai táng người đã khuất diễn ra vô cùng nhanh chóng, tuy nhiên, tại Ghana - Châu Phi việc...