Mục đích chuyến thăm Mỹ của Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine
Chánh Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Andrey Yermak, đang cố gắng thuyết phục các quan chức thân cận với ông Donald Trump rằng Kiev có thể ủng hộ các kế hoạch hòa bình của Tổng thống đắc cử Mỹ, thay vì trở thành trở ngại.
Ông Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Tờ The Wall Street Journal hôm 4/12 đưa tin ông Yermak, “cánh tay phải” của nhà lãnh đạo Ukraine, đang đến Mỹ để gặp những nhân vật chủ chốt do ông Trump lựa chọn cho chính quyền tương lai.
Theo nguồn tin, Kiev đã sắp xếp các cuộc tiếp xúc giữa ông Yermak với bà Susie Wiles – người đồng quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump và đã được chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, ông Keith Kellogg – người được ông Trump lựa chọn làm đặc phái viên tại Ukraine, và ông Mike Waltz – cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới.
Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông Zelensky đã gây ra phản ứng dữ dội trong đảng Cộng hoà khi đến thăm một nhà máy vũ khí ở tiểu bang chiến trường Pennsylvania, nơi ông được đảng Dân chủ tiếp đón. Đảng Cộng hòa đã cáo buộc nhà lãnh đạo Ukraine vận động tranh cử cho đối thủ của họ. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã yêu cầu Kiev sa thải Đại sứ Ukraine tại Washington, người đã lên kế hoạch cho chuyến thăm.
Chuyến thăm Mỹ của ông Yermak diễn ra trong bối cảnh lực lượng Ukraine đang phải chịu tổn thất trên chiến trường và thiếu quân tiếp viện. Trong những phát biểu gần đây, ông Zelensky thừa nhận Ukraine không thể đánh bại Nga về mặt quân sự và bày tỏ mong muốn khôi phục quyền kiểm soát đối với tất cả các vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền thông qua các nỗ lực ngoại giao.
Theo kênh CNN, Kiev đã lệnh cho binh sĩ bám trụ khu vực Kursk của Nga bằng mọi giá cho đến khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Theo ước tính của Điện Kremlin, chiến dịch này đã khiến gần 38.000 binh sĩ Ukraine thương vong, nhằm mục đích đảm bảo một “quân bài mặc cả” trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Nhóm chuyển giao của ông Trump được cho là đã đề xuất đóng băng cuộc xung đột dọc theo tuyến đầu và đình chỉ nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine trong ít nhất một thập kỷ.
Trong diễn biến liên quan, Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết phương Tây đang chuyển từ nỗ lực giúp Ukraine chiến thắng Nga trên chiến trường, sang cố gắng giành cho Kiev vị thế tốt nhất để đàm phán ngừng bắn.
Thông tin được đưa ra khi lực lượng Nga tiến vào Donbass với tốc độ nhanh chưa từng thấy kể từ đầu năm 2022, đồng thời giành lại được quyền kiểm soát một phần tỉnh Kursk.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, với việc Tổng thống đắc cử Trump chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa sẽ nhậm chức, các đồng minh NATO của Kiev đang cố gắng trấn an quân đội Ukraine khi tinh thần chiến đấu bắt đầu suy yếu.
Tuần qua, bộ trưởng ngoại giao từ các quốc gia NATO đã họp tại Brussels để thảo luận về cách cung cấp thêm vũ khí cho Kiev. Theo nguồn tin của Bloomberg, họ cũng bắt đầu xem xét các phương án khác nhau để chấm dứt xung đột, bao gồm thảo luận về những đảm bảo an ninh có thể bảo vệ Ukraine mà không gây căng thẳng với Moskva.
Những cuộc thảo luận này diễn ra trong bối cảnh có một số thừa nhận rằng tình hình ở Ukraine là không bền vững và các đàm phán sẽ sớm bắt đầu.
Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO tiết lộ ý tưởng được đưa ra là tạo ra khu phi quân sự phân tách giữa phần lãnh thổ do Nga và Ukraine kiểm soát. Quân đội châu Âu sẽ chịu trách nhiệm về an ninh của khu vực này.
Ông Samuel Charap, nhà khoa học chính trị cấp cao tại tổ chức Rand, nói với Bloomberg rằng ngay cả khi Mỹ duy trì lộ trình viện trợ quân sự trong tương lai, thì những tổn thất gia tăng sẽ buộc Ukraine phải đàm phán vào năm tới.
“Ukraine không đủ nhân lực để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga và phương Tây không còn nhiều vũ khí để cung cấp cho họ”, ông nói.
Trước đó, ông Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Nga – Ukraine thông qua các cuộc đàm phán. Tổng thống đắc cử nhiều lần tuyên bố rằng ông có thể giải quyết vấn đề này chỉ trong một ngày.
Về phần mình, các quan chức Nga cho rằng vấn đề này quá phức tạp để giải quyết bằng một giải pháp đơn giản như vậy.
Moskva tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán hòa bình nào diễn ra nếu lực lượng Ukraine vẫn ở khu vực Kursk. Các quan chức Nga cũng cho rằng ý định kết nạp Ukraine của NATO là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.
Hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các sáng kiến giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Ukraine: Moskva sẽ ngay lập tức ngừng bắn và tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi quân đội Ukraine rút khỏi các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết Kiev phải từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO, thực hiện phi quân sự hóa và phi phát xít hóa, đồng thời áp dụng quy chế trung lập, không liên kết và phi hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công khu vực Kursk của Nga, ông Putin tuyên bố không thể đàm phán với những người “tấn công bừa bãi vào dân thường, vào cơ sở hạ tầng dân sự, cố gắng tạo ra mối đe dọa đối với các cơ sở công nghiệp điện hạt nhân”.
Ukraine: Nga phải rút hết quân nếu muốn chấm dứt xung đột
Quan chức Ukraine tuyên bố việc Nga rút toàn bộ quân là điều kiện cần thiết để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm qua.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andrey Yermak (Ảnh: Reuters).
"Đừng hy vọng cuộc chiến này sẽ kết thúc khi các bên tham chiến bắt đầu đối thoại với nhau", ông Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, tuyên bố tại cuộc họp quốc tế nhằm thực hiện kế hoạch hòa bình, một trong nhiều cuộc họp được tổ chức sau "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" về Ukraine vào tháng 6 do Thụy Sĩ tổ chức.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại thủ đô Kiev và trực tuyến với đại diện của 56 quốc gia và tổ chức quốc tế hôm 25/10.
"Đừng để bị đánh lừa. Cuộc chiến này sẽ kết thúc khi người lính cuối cùng của quân đội đối phương trở về nhà", ông Yermak nhấn mạnh.
Ông Yermak cho rằng áp lực quốc tế phối hợp lên Nga sẽ tạo tiền lệ.
"Điều này sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy rằng việc theo đuổi các cuộc tấn công quốc tế trong thế kỷ 21 là vô nghĩa. Bất cứ thứ gì bị chiếm sẽ phải được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp", cố vấn tổng thống Ukraine tuyên bố.
Hội nghị đã tập trung vào các nội dung trong "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky, được đưa ra lần đầu tiên vào cuối năm 2022.
Công thức của ông Zelensky gồm một số điểm như Nga phải rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và bồi thường chiến tranh. Tuy nhiên, Nga coi các đề nghị này "phi thực tế", tuyên bố chỉ đàm phán dựa trên tình hình thực địa mới.
Trong bài phát biểu trực tuyến vào đêm 25/10, ông Zelensky tái khẳng định quyết tâm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần hai để giúp mang lại "sự kết thúc chính đáng" cho cuộc chiến kéo dài hơn 2 năm qua. Ông đã kêu gọi tổ chức một hội nghị vào cuối năm 2024.
Nga, quốc gia không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, tuyên bố sẽ không tham dự các hội nghị tương tự, mặc dù Tổng thống Zelensky nói rằng ông muốn Moscow tham gia hội nghị tiếp theo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán nhưng Kiev trước tiên phải công nhận 4 khu vực ở Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập hồi năm 2022.
Tổng thống Putin yêu cầu duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư.
Moscow cũng loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán nào trong khi quân đội Ukraine vẫn ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Ukraine đã phát động một cuộc đột kích xuyên biên giới vào tháng 8.
Tổng thống Putin tuần này tuyên bố bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine đều phải đảm bảo lợi ích cho Moscow. Ông cho biết Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp.
Thủ tướng Đức mang gì trong vali khi thăm Ukraine? Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mang theo một chiếc vali to trong chuyến thăm thủ đô Kyiv của Ukraine ngày 2.12, gây ra nhiều tò mò về đồ vật gì được chứa bên trong. Ngày 2.12, Thủ tướng Đức Olaf Scholz có chuyến thăm không báo trước đến Kyiv, chuyến đi đầu tiên của nhà lãnh đạo đến Ukraine trong 2 năm...