Mục đích chuyến công du Nga-Trung của Thủ tướng Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ thăm chính thức Nga và Trung Quốc 4 ngày, bắt đầu từ ngày 20/10, nhằm củng cố quan hệ mậu dịch và giải quyết tranh chấp biên giới.
Thủ tướng Nga D. Medvedev (trái) và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh.
Thủ tướng M. Singh cũng lưu tâm đến việc ký kết các thỏa thuận về năng lượng, quốc phòng và kinh tế. Ông sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow ngày 21/10, tập trung vào vấn đề mua vũ khí. Theo VOA, Ấn Độ đang chi nhiều tỷ USD để nâng cấp quân đội và là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Nga từ nhiều năm nay.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Ấn Độ sẽ lên đường đi Trung Quốc vào ngày 22/10, tìm kiếm việc thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn đồng thời thảo luận về một hiệp định giải quyết tình trạng bế tắc về vấn đề tranh chấp biên giới giữa 2 nước từ nhiều thập niên qua, tiếp sau vụ tranh chấp hồi tháng 4/2013. Thỏa thuận về hợp tác biên giới đề xuất sẽ là phần chính yếu trong chương trình nghị sự của chuyến công du Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao đang làm việc để hoàn tất một văn bản có thể được sẽ ký kết trong chuyến đi thăm này.
Chuyên gia quốc phòng Commodore C Uday Bhaskar lạc quan về chuyến đi thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Singh. Ông nhận định: “Trung Quốc đã có sự nhận thức rất sâu đậm về cách họ cảm nhận được Đường Kiểm soát Thực tế và tuyên bố lãnh thổ của cả 2 nước. Theo ý tôi điều tốt nhất có thể đạt được từ chuyến đi thăm lần này của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh là một sự quản lý hiệu quả hơn về những cách thức mà hai nước tuần tra Đường Kiểm soát Thực tế”.
Thủ tướng Singh cho biết Trung Quốc, Ấn Độ là hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất. Hai nước có “những điểm tương đồng ngày càng tăng về những lợi ích kinh tế, toàn cầu và khu vực” mà Ấn Độ hy vọng sẽ thúc đẩy trong chuyến đi thăm lần này.
Theo Kiến thức
NASA "cấm cửa" giới khoa học không gian Trung Quốc
Cục hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) lấy cớ bảo đảm an ninh quốc gia để cấm các nhà khoa học Trung Quốc (bao gồm cả những nhà khoa học làm việc tại Mỹ) tham gia hội nghị học thuật. Lệnh cấm này đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt của các nhà khoa học Mỹ.
Trụ sở của NASA
Quan chức NASA căn cứ vào Bộ luật của nước này vừa thông qua vào tháng 3 năm nay, đã từ chối đơn xin tham dự hội nghị học thuật tổ chức vào tháng 11 năm nay tại trung tâm nghiên cứu Ames ở California. Luật này quy định, tất cả người Trung Quốc sẽ bị cấm bước vào tòa nhà diễn ra hội nghị của NASA.
Luật này là một phần của hành động mang tính chiến lược do nghị sỹ quốc hội Mỹ Frank Wolf khởi xướng. Ông này là chủ tịch ủy ban phân bổ hạ viện Hoa Kỳ. Luật quyền hạn cục hàng không vũ trụ này lấy lý do chống gián điệp làm cái cớ để loại bỏ tất cả các biện pháp xâm nhập vào Cục hàng không vũ trụ Mỹ của người nước ngoài.
Lệnh cấm này đã làm nhiều nhà khoa học Mỹ phẫn nộ vì họ cho rằng học viên và nhà khoa học Trung Quốc tại phòng thí nghiệm của họ đã bị kỳ thị. Ngày một nhiều nhà khoa học từ chối tham gia hội nghị để phản đối điều luật này.
Hội nghị lần này tổ chức với mục đích triển khai dự án nghiên cứu kính viễn vọng không gian cho nước Mỹ và quốc tế với mục đích chính là tìm kiếm dấu vết của hành tinh ngoài hệ mặt trời. Hội nghị là tiếng nói của các nhà khoa học chuyên về lĩnh vực này, là sự kiện trọng đại của chương trình thám hiểm không gian.
Theo ANTD
Chủ tịch Quốc hội đi thăm Hàn Quốc và Myanmar Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, rời Hà Nội đi thăm chính thức Hàn Quốc và Myanmar. Sáng 21/7, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, rời Hà Nội đi thăm chính thức...