Mực có thể tự chỉnh sửa RNA của mình
Các nhà khoa học vừa phát hiện mực có khả năng chỉnh sửa gene đáng kinh ngạc. Nó có khả năng tự điều chỉnh RNA của mình sau khi rời khỏi nhân.
Thực tế các gene ở người hầu hết không thay đổi cho đến khi chúng được tái tổ hợp và truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Điều này cũng tương tự đối với RNA thông tin của chúng ta (mRNA). Các phân tử hữu ích đọc DNA của chúng ta, tạo ra các thông điệp RNA ngắn và gửi chúng bên ngoài nhân để báo cho phần còn lại của tế bào những protein cần được xây dựng.
Một khi mRNA đã thoát ra khỏi nhân, thông tin di truyền mà nó mang theo không thể bị nhầm lẫn nhiều nhưng nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng trong các dây thần kinh của mực có điểm nhấn khác.
“Chúng tôi đang chỉ ra rằng mực có thể biến đổi các RNA ở ngoại vi của tế bào. Nó hoạt động bằng cách điều chỉnh hệ thống thần kinh khổng lồ. Đó là một cách thực sự mới lạ”, nhà di truyền học Joshua Rosenthal nói.
Nhóm nghiên cứu đã lấy dây thần kinh từ mẫu vật là mực ống trưởng thành Doryteuthis pealeii và phân tích biểu hiện protein, cũng như bản sao của mực, tương tự như bộ gene nhưng đối với mRNA.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong các dây thần kinh mực (hay tế bào thần kinh), mRNA đã được chỉnh sửa bên ngoài nhân, trong một phần của tế bào gọi là sợi trục.
Việc chỉnh sửa mRNA cho phép các con mực tinh chỉnh các protein mà chúng tạo ra. Với phát hiện này, mực ống đã trở thành sinh vật duy nhất chúng ta biết có thể làm điều này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mực thể hiện khả năng chỉnh sửa gene của chúng. Quay trở lại năm 2015, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mực ống chỉnh sửa mRNA của chúng bên trong nhân đến một mức độ cực kỳ lớn.
“Chúng tôi nghĩ rằng tất cả các chỉnh sửa RNA đã xảy ra trong nhân và sau đó các RNA thông tin được sửa đổi được xuất ra ngoài tế bào”, Rosenthal giải thích.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù việc chỉnh sửa đang diễn ra ở cả hai, nhưng nó xảy ra nhiều hơn bên ngoài nhân trong sợi trục chứ không phải bên trong nhân.
Bạch tuộc và mực đều sử dụng chỉnh sửa mRNA để đa dạng hóa các protein được sản xuất trong hệ thống thần kinh. Đây có thể là một trong những lý do tại sao những sinh vật này thông minh hơn nhiều so với các động vật không xương sống khác.
“Ý tưởng rằng thông tin di truyền có thể được chỉnh sửa một cách khác biệt trong một tế bào là mới lạ và mở rộng ý tưởng của chúng tôi về cách một bản thiết kế thông tin di truyền có thể làm phát sinh sự phức tạp về không gian. Một quá trình như vậy có thể điều chỉnh chức năng protein để giúp đáp ứng nhu cầu sinh lý cụ thể của các khu vực tế bào khác nhau”, nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo.
Mặc dù hiện tại đây chỉ là một nghiên cứu di truyền thú vị về mực, nhưng các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó có thể giúp điều trị các rối loạn thần kinh bao gồm rối loạn chức năng sợi trục.
Trang Phạm
Lạ kỳ hội chứng sợ những thứ siêu to khổng lồ Megalophobia
Đối với người mắc Megalophobia, kênh vlog siêu to khổng lồ của bà Tân sẽ chẳng khác nào cơn ác mộng nhớ đời.
Con người có rất nhiều hội chứng sợ về mặt tâm lý lạ lùng. Có người sợ độ cao, sợ các thuật ngữ Hy Lạp, sợ đồ vật đối xứng,... song một trong những hội chứng gây nhiều phiền thoái nhất đối với những ai sinh sống ở thành thị, đặc biệt các siêu đô thị, đó là nỗi sợ những thứ siêu to khổng lồ có tên Megalophobia. Hội chứng kỳ quặc này khiến người mắc luôn có cảm giác bứt rứt khó chịu trước những thứ có kích thước quá lớn như du thuyền hay bức tượng khổng lồ chẳng hạn.
Người mắc chứng Megalophobia có dấu hiệu như thế nào?
Thông thường, những người mắc chứng Megalophobia khi đứng trước các tòa nhà cao tầng, du thuyền cỡ lớn hay một bức tượng khổng lồ đều có chung cảm giác rùng mình. Không những vậy, họ còn cảm thấy bứt rứt, khó chịu không yên.
Những người mắc hội chứng này luôn cảm thấy sợ hãi trước hầu hết những vật thể, sinh vật,... có kích thước siêu to khổng lồ hoặc cũng có khi là chỉ lớn hơn so với bản thân họ. Điều phiền toái này người mắc hội chứng sẽ nhạy cảm với tất cả mọi thứ trên đời từ cây cối, máy bay, màn hình lớn cho đến công trình kiến trúc, vì thế đối với những người sống tại các siêu đô thị hay thành phố lớn - nơi tập trung nhiều công trình khổng lồ - sẽ gần như phải đối mặt với nỗi sợ hãi cả ngày và ở bất cứ đâu, chỉ cần họ bước ra chân ra khỏi nhà.
Các triệu chứng của Megalophobia có thể chia làm nhiều cấp độ khác nhau, nhẹ thì chỉ tim đập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn. Thế nhưng, nếu nghiêm trọng hơn, người ta có thể khó thở, đau ngực hay rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Megalophobia có phải là cơn ác mộng với dân thành thị hay chưa?
Câu trả lời là chưa hẳn. Dù hội chứng khiến nhiều người gặp rắc rối khi không thể chiêm ngưỡng những gì quá đồ sộ, song mọi thứ sẽ còn tội tệ hơn nếu người mắc chứng Megalophobia cũng đồng thời mắc thêm các hội chứng sợ hãi lo âu khác.
Nhiều người mắc chứng Megalophobia cũng có thể mắc thêm những chứng lo âu khác, và trong trường hợp đó thì nỗi khiếp sợ của họ như là bị nhân đôi. Một số chứng lo âu sợ hãi có thể kể đến đi kèm với Megalophobia là chứng Submechaphobia (chứng sợ những vật dụng máy móc chìm dưới nước, gây sợ hãi khi nhìn thấy tàu thuyền to chìm hẳn dưới nước), chứng Herpetophobia (chứng sợ động vật bò sát, khiến người ta hoảng loạn, mất bình tĩnh khi đứng trước động vật bò sát khổng lồ như trăn hoặc cá sấu,...).
Nguyên nhân phát sinh Megalophobia
Đối với chứng lo âu này, không có một nguyên nhân chính xác để giải thích vì sao nó lại xuất hiện. Bất kỳ ai cũng có thể mắc Megalophobia. Tuy nhiên, đa số những lý do thường thấy của hiện tượng tâm lý này đều bắt nguồn từ di truyền hoặc từ một tai nạn nào đó trong quá khứ.
Với những người bệnh nặng, họ còn có thể nảy sinh tâm lý và hành động tránh xã những địa điểm như sân bay, ga tàu, nhà cao tầng để không phải tiếp xúc với những thứ siêu to khổng lồ. Trong lịch sử đã từng có nhiều trường hợp rơi vào hoảng loạn nguy hiểm đến mức cần phải nhập viện.
Phát hiện hình khắc sinh vật 'nửa người nửa bọ ngựa' khổng lồ Các nhà nghiên cứu tại Iran tìm thấy hình khắc sinh vật nửa người nửa bọ ngựa có niên đại 4.000 - 40.000 năm ở vùng núi hẻo lánh. Tác phẩm độc đáo trên đá được phát hiện ở tỉnh Markazi thuộc miền trung Iran trong một cuộc khảo sát hình khắc từ năm 2017 đến năm 2018. Sau khi trông thấy hình...