Mưa xuống, lũ lên, hàng trăm hecta lúa bị nhấn chìm trong biển nước
Mưa lớn ở miền Tây kéo dài suốt 10 ngày qua cộng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã làm hàng trăm hecta lúa hè thu đang trong giai đoạn chín rộ bị nhấn chìm trong biển nước. Theo bà con, ước tính thiệt hại từ 20-30%, nhiều hộ mất trắng vì không thu hoạch được lúa.
Địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại nặng do nước lũ dâng cao là huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang). Theo Phòng NN&PTNT An Phú, trong vụ lúa hè thu năm nay có trên 400ha lúa sản xuất ngoài đê bao bị ảnh hưởng nước lũ. Trong đó, xã Phú Hội có khoảng 300ha, xã Nhơn Hội trên 154ha.
Nông dân Trần Minh Phú ở xã Phú Hội cho biết, vụ hè thu năm nay gia đình ông gieo trồng 1,9ha lúa. Tuy nhiên, khi lúa sắp tới ngày thu hoạch thì liên tục mưa lớn, cộng với nước lũ từ Campuchia đổ về nên toàn bộ diện tích nhà ông và nhiều hộ dân khác bị ngập sâu. Riêng gia đình ông chỉ thu hoạch được khoảng 0,3ha, số còn lại bị mất trắng hoặc chỉ vớt vát được vài bao lúa.
Những cánh đồng lúa ngập chìm trong nước.
Ông Bùi Thanh Sơn – Chủ tịch UBND xã Phú Hội – cho biết: “Trong vụ lúa hè thu, toàn xã có khoảng 300ha lúa, đây là phần diện tích người dân sản xuất ngoài đê bao nên bị ảnh hưởng khi nước lũ về sớm. Khi lúa bị ngập nước, chúng tôi kiến nghị lên huyện để nhờ bộ đội đến gặt lúa giúp dân chạy lũ. Nhờ đó, toàn xã chỉ bị thiệt hại nặng khoảng 24,5ha”.
Mặt nước cao hơn ngọn lúa.
Riêng tại xã Nhơn Hội có khoảng 154 ha lúa hè thu bị ngập. Huyện An Phú đã huy động khoảng 70 chiến sĩ, gồm: lực lượng dân quân, biên phòng… hỗ trợ người dân thu hoạch được 122,5 ha; còn lại 16,5 ha lúa ở giai đoạn 80 ngày tuổi bị thiệt hại 100% do ngập quá sâu, 15 ha bị thiệt hại khoảng 50%…
Còn tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, do mưa lớn kèo dài 10 ngày qua đã làm khoảng 600ha lúa bị ngập sâu trong nước. Theo những người dân có lúa bị ngập cho biết, ước thiệt hại (nếu thu hoạch được) từ 20 -30%.
Video đang HOT
Mấy ngày vừa qua, An Giang huy động cán bộ, bộ đội… đến giúp dân gặt lúa chạy lũ
Ông Lưu Văn Tỏi -xã Thường Thới Tiền, cho biết, một trong những lí do lúa bà con bị ngập sâu là do mưa lớn và nước trong ruộng từ các HTX lân cận được bơm ra cứu lúa. Do đó, càng làm ruộng của nhiều hộ dân ở xã Thường Thới Tiền bị ngập sâu hơn.
Trước thực trạng này, nhiều người dân kiến nghị với ngành chức năng sớm có giải pháp để người dân trong một cánh đồng gieo giống cùng loại, cùng thời điểm; xây dựng hệ thống đê bao, hệ thống thủy lợi thông thoáng để phòng khi nước lũ, triều cường, người dân tháo nước thuận lợi, tránh lúa bị ngập úng như hiện nay.
Mặc dù được sự hỗ trợ của chính quyền nhưng do nước ngập quá sâu nên có nhiều diện tích lúa bị mất trắng
Hiện ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ người dân tiến hành thu hoạch các diện tích lúa đã chín. Với những diện tích lúa còn xanh, tập trung tăng cường gia cố đê bao, tổ chức bơm nước, nhanh chóng cứu lúa cho người dân.
Toàn bộ diện tích lúa bị ngập ở An Giang là những cánh đồng lúa sản xuất ngoài đê bao. Ngành chức năng chỉ khuyến cáo người dân chỉ nên làm 2 vụ…
Theo ghi nhận của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 24/7, mực nước trên sông Tiền ở Tân Châu khoảng 2,45m, trên sông Hậu ở Châu Đốc khoảng 2m. Dự báo đến ngày 28/7, mực nước ở Tân Châu lên mức 2,8m, ở Châu Đốc lên 2,35m…
Lũ đang lên và dự báo diễn biến phức tạp, vì vậy các ngành chức năng đang tập trung phòng chống lũ, bảo vệ sản xuất và an toàn tính mạng người dân…
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Đề nghị phía Trung Quốc cung cấp thông tin xả lũ
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới.
Theo Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được ban hành, hiện tượng ENSO (khái niệm để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương) nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái trung tính từ khoảng tháng 6 và duy trì cho đến hết năm 2018.
Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2018 tương đương so với trung bình nhiều năm. Cụ thể sẽ có khoảng 12 - 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Thời kỳ đầu mùa, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm ở khu vực phía Bắc Biển Đông và xu hướng sẽ dịch dần về phía Nam Biển Đông trong những tháng cuối năm 2018.
Bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ. Các hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn khác vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo thiên tai cần phải bảo đảm thường xuyên, liên tục, theo sát diễn biến của thiên tai, tăng cường việc cảnh báo sớm, cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Nước lũ dâng cao ở con suối Nậm Ban (Lai Châu) vào những ngày cuối tháng 6 vừa qua (Ảnh minh hoạ).
Nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân công cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ.
Trong đó, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn được giao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, kiểm tra toàn bộ phương tiện, máy móc, trang thiết bị, thông tin liên lạc đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, hiện thiện các phương án, công cụ dự báo khí tượng thuỷ văn. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, giám sát các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm, cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về thiên tại cho các cơ quan theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cũng phải nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là nâng thời hạn dự báo, cảnh báo sớm bão đến 5 ngày, áp thấp nhiệt đới đến 3 ngày và cảnh báo mưa lớn, lũ lớn trước 1-2 ngày. Chú trọng việc dự báo thời tiết điểm, mưa lớn định lượng và chi tiết hoa các cấp độ rủi ro thiên tai phục vụ công tác phòng chống.
Tổng cục Môi trường được giao nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục khí tượng Thuỷ văn triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra; theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trên biển, tăng cường quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ công tác cảnh báo sóng thần, số liệu liên quan trắc sóng và dòng chảy bằng rada biển phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai hải văn.
Đáng chú ý, Cục Quản lý tài nguyên nước phải tăng cường kiểm tra đột xuất, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với các trường hợp không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa. Tăng cường theo dõi, giám sát việc vận hành của các hồ thông qua việc áp dụng công nghệ giám sát vận hành trực tuyến nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy trình, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành điều tiết giảm lũ, cấp nước cho hạ du.
"Chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới. Đẩy nhanh việc triển khai, hoàn thành dự án Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn I, để có số liệu cung cấp, trao đổi với Trung Quốc và phục vụ dự báo" - bản kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi rõ.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bão và thiên tai khác tới cộng đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bão và các thiên tai khác cho cộng đồng như các thông tin về gió trung bình cao nhất, gió giật mạnh tức thời, vùng ảnh hưởng bảo, các hiện tượng nguy hiểm kèm theo bão...
Đồng thời phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị, địa phương có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thuỷ văn cho khu vực xảy ra thiên tai, sự cố môi trường, tràn dầu trên biển và khu vực xảy ra động đất, sóng thần phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thế Kha
Theo Dantri
Nước lũ dâng cao, lại nhấn chìm vùng hạ lưu sông Kôn Chỉ trong vòng 1 tháng, nhiều địa phương ở 2 huyện Tuy Phước và Phù Cát (Bình Định) đang hứng chịu 4 đợt lũ, khiến cuộc sống người dân đảo lộn, thiệt hại nặng về tài sản, hàng ngàn học sinh phải nghỉ học. Trong vòng 1 tháng Bình Định đón 4 đợt lũ khiến người dân khốn đốn Những ngày qua, do...