“Mùa xuân Crimea”: Thu phục cảnh sát Berkut, dọa chiến hạm Mỹ
Trong chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, Nga vừa phải đẩy nhanh tiến trình sáp nhập Crimea, đồng thời phải “chăm sóc kỹ lưỡng” các chiến hạm Mỹ trên biển Đen.
Thu phục cảnh sát đặc nhiệm Berkut, góp phần làm rã đám lực lượng an ninh Ukraine
“Berkut” hay còn gọi là “Mắt đại bàng”, là lực lượng đặc nhiệm Ukraine trực thuộc Bộ Nội vụ, một trong những biểu tượng sức mạnh của lực lượng cảnh sát Ukraine, đã bị quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov ra lệnh giải tán ngày 25-02.
Tiền thân của đơn vị này là các đội cảnh sát đặc nhiệm (OMON), được Liên Xô thành lập tại Kiev, Dnepropetrovsk, Donetsk, Lvov và Odessa ngày 28-12-1988. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, đến tháng 1 năm 1992, Ukraine đã quyết định thành lập biệt đội phản ứng nhanh Berkut với mục đích là đối phó với tình hình tội phạm trong nước gia tăng
Berkut có nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội ở những nơi có tình hình xã hội phức tạp, khi có biểu tình, xuất hiện tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn những biểu hiện bạo lực và gây bất ổn, bắt giữ tội phạm có vũ trang nguy hiểm và giải phóng con tin…
Berkut có ít nhất 5.000 thành viên nằm rải rác ở tất cả các tỉnh, thành ở Ukraine, đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh. Vì là đơn vị với tính chất, đặc thù công việc riêng nên lực lượng Berkut được đào tạo rất tinh nhuệ và có vũ khí trang bị mạnh, bao gồm cả xe bọc thép.
Các thành viên của Berkut thường hoạt động ở những khu vực trung tâm tỉnh, thành phố, được trang bị khá mạnh, bao gồm một số xe bọc thép như BTR-6 hoặc BTR-80; các loại súng tiểu liên AKM, súng lục PM, súng lục PBS, Fort-12 và súng bắn tỉa SVD, trung liên RPK-74, lựa đạn hơi cay…
Thành viên của Berkut cơ bản đều là những người có tư tưởng thân Nga, chống phương Tây và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych nên trong quá trình đảo chính, lực lượng thân Kiev đã cho người bao vây các đơn vị của Berkut và sử dụng lính bắn tỉa để cầm chân lực lượng này.
Sau khi chính biến xảy ra, lo ngại Berkut sẽ dùng sức mạnh lật ngược thế cờ, chính quyền thân phương Tây của Kiev đã quyết định giải tán và tịch thu vũ khí trang bị của họ. Việc xóa sổ Berkut được coi là một trong những động thái “chặt đứt” nguồn lực ủng hộ đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Nga đã “thu phục” lực lượng Berkut bằng sự che chở của người biểu tình và những tấm Hộ chiếu Nga
Ngay từ khi Berkut bị giải tán và bị ngược đãi, trong điều kiện các lực lượng vũ trang thân Nga ở miền đông Ukraine và Crimea còn mỏng, Nga đã quyết định sẽ sử dụng những cảnh sát đặc nhiệm này làm nòng cốt trong lực lượng giải giáp vũ khí quân đội Ukraine và bảo vệ các khu vực khác.
Bởi vậy, ngay sau đó lực lượng biểu tình thân Nga đã được sự chỉ đạo lập hàng rào bảo vệ lực lượng này ở các tình Kharkov, Donetsk và Lugansk không để họ bị truy bắt và ngược đãi. Đồng thời, lãnh sự quán Nga ở Crimea công bố quyết định tuyển dụng cảnh sát Berkut và trao hộ chiếu công dân Nga cho họ vào ngày 28-2.
Ngay sau đó, đến ngày 1-3, những cảnh sát Berkut ở Crimea đã được trao những tấm Hộ chiếu Nga đầu tiên và ngay lập tức gia nhập lực lượng giải giáp quân đội Ukraine trên bán đảo cùng với lực lượng tự vệ Cossaks. Đây là nguồn nhân lực tuy không nhiều nhưng rất tinh nhuệ, góp phần bảo vệ tốt an ninh trên bán đảo.
Hiệu ứng này đã lan sang toàn bộ nhân viên cảnh sát đặc nhiệm ở khu vực đông nam, khiến lực lượng thân Nga được tăng cường rất mạnh, đồng thời khiến lực lượng đặc nhiệm khác là Alpha dao động và từ chối đàn áp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng ly khai chiếm giữ được một khu vực lớn ở Donbass làm cơ sở ban đầu cho các vùng lãnh thổ ly khai.
Nga “chăm sóc” chiến hạm Mỹ trên biển Đen
Video đang HOT
Sau khi cụm tàu sân bay USS George Bush (CVN-77) quay đầu, nó đã để lại biển Đen tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và tàu hộ vệ USS Taylor. Các tàu này tiến đến bờ biển bắc Crimea với lí do tập trận chung với Bulgaria và Romania từ ngày 7-22/3, nhưng mục đích chính là để do thám, phá hoại cuộc trưng cầu dân ý.
Tình báo Nga đã nắm được thông tin trên các chiến hạm Mỹ có 6 toán đặc nhiệm, mỗi toán 16 người sẵn sàng lên bờ để tiến hành các hành động phá hoại, bắn lén ở Crimea nhằm mục đích quan trọng nhất là gây xung đột dẫn đến nổ súng giữa quân đội Nga và Ukraine.
Thứ 2 là gây ra vụ nổ trên các tuyến đường giao thông ở thành phố vào giờ cao điểm, gây nổ các công sở… nhằm gây ra nỗi sợ hãi và khủng bố ngay trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea ngày 16-3, nhằm làm giảm số người đi bỏ phiếu và tạo điều kiện tuyên bố kết quả bỏ phiếu là vô giá trị.
Để loại trừ các hành động đó, Nga đã tiến hành các hành động “kiểm soát cứng rắn” nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho quá trình trưng cầu dân ý và an ninh cho Hạm đội Biển Đen.
Các tàu nổi và tàu ngầm của Hạm đội Baltic đã được tăng cường cho Sevastopol, bởi khi Crimea chưa chính thức thuộc về Nga, các tàu của Hạm đội biển Đen vẫn phải án binh bất động, không ra ngoài căn cứ theo điều khoản của Hiệp định đồn trú.
Nga còn phải ngăn chặn những hoạt động khủng bố, phá hoại, bảo vệ an ninh cho nhân dân trên bán đảo như đứa trẻ này
Ngày 2-3, Ukraine phát hiện có 2 chiến hạm săn tàu ngầm của Nga đã hiện diện ngoài khơi vùng tự trị Crimea. Cũng trong ngày 2-3, 2 tàu ngầm Kilo cũng được phát hiện ở một vịnh của Sevastopol. Qua xác minh, quân đội Ukraine cho biết, lực lượng của Hạm đội Baltic đã được điều đến tăng cường cho Crimea.
Đồng thời, trong thời điểm đó, các chiến hạm của Hạm đội Biển Đen, trong đó có tuần dương hạm siêu mạnh Moskva cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và khống chế không cho các tàu của hải quân Ukraine ở căn cứ Sevastopol chạy ra biển về phía Odessa.
Trên bán đảo, lực lượng phòng vệ bờ biển tăng cường canh gác và sẵn sàng nổ súng nếu có hoạt động khả nghi và các “tàu lạ”. Ở trên bờ, lực lượng Berkut và tự vệ Cossaks cũng tập trung ngăn chặn các hành động nghi vấn phá hoại, bảo đảm an toàn cho cuộc trưng cầu dân ý.
Với những hành động cương quyết này, trong suốt thời gian gần 1 tháng, trên toàn bán đảo chỉ xảy ra 1 vụ bắn lén, cùng lúc giết chết 1 tự vệ Crimea và 1 lính Ukraine vào ngày 18-3. Trong vụ bắn tỉa được cho là khiêu khích, nhằm gây mâu thuẫn này, Nga đã bắt giữ 1 tay súng.
Ngay sau đó, công tố viên trưởng Crimea Natalia Poklonskaya khẩn cấp yêu cầu triệu tập một phiên dịch viên “một ngôn ngữ của các nước NATO, giáp với Ukraine và có lối ra biển”. Vì vậy, tờ Báo Mới của Nga đưa ra nhận định, tay súng bị bắt có thể là lính đặc nhiệm nói tiếng Romania.
Tuy nhiên, suốt từ cuối tháng 2 cho đến cuối tháng 3, cụm tàu Mỹ vẫn thường trực trên biển Đen, chiếc này hết hạn thì quay ra cho chiếc khác vào hoặc quay ra lấy lệ rồi lại vào ngay. Hành động này được Nga cho rằng là cố ý gây khiêu khích, không từ bỏ âm mưu phá hoại trung tâm vũ trụ của Nga.
Theo thông tin của tờ Báo Mới, tàu khu trục USS Donald Cook được biệt phái ở lại biển Đen với ý đồ phá hoại hoạt động của các anten liên quan đến Trung tâm vũ trụ của Hạm đội Biển Đen và mạng vệ tinh quân sự do thám ELINT.
Đây là các hệ thống thiết bị tích hợp hiện đại, cho phép Crimea nhận các thông tin theo dõi các tín hiệu bức xạ điện tử từ các radar và các hệ thống dẫn đường về hạm đội, các máy bay trên tàu và tàu tên lửa Mỹ; tiếp nhận thông tin từ radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và hành trình.
Tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ bị không quân Nga “nhắc nhở” từ bỏ âm mưu phá hoại
Bởi vậy, Nga đã quyết định ngoài việc đưa tàu chiến ngăn chặn, cần phải dùng đến không quân để đe nẹt các tàu Mỹ. Chính điều đó đã dẫn đến sự kiện máy bay trinh sát Su-24MR dằn mặt tàu khu trục USS Donald Cook ngày 12-4 trên biển Đen, chứ không đơn thuần là Moscow “hung hăng, khiêu khích” Washington.
Tờ Báo Mới cho biết, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử (EW) để gây nhiễu, vô hiệu hóa các radar thuộc hệ thống Aegis. Moscow muốn biểu thị cho Washington biết, trình độ tác chiến điện tử của Mỹ không thể hơn Nga, hãy từ bỏ âm mưu phá hoại Trung tâm vũ trụ Crimea.
Đồng thời, việc chiếc Su-24MR mô phỏng 12 lần hành động bổ nhào tấn công ở độ cao 150m và khoảng cách 900m là động thái cảnh cáo rằng, nếu tàu chiến Mỹ cứ tiếp tục âm mưu phá hoại, nó sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.
Thúc đẩy nhanh tiến trình tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý”
Ngay từ khi chính quyền mới thân Nga được lập lên ở Crimea, tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. Các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25-5.
Tuy nhiên, lường trước được khả năng chính quyền Kiev và lực lượng Mỹ ở biển Đen sẽ phái các toán thám báo đột nhập để phá hoại, reo rắc tâm lý hoang mang sợ hãi khiến cử tri không dám đi bầu cử, làm mất giá trị pháp lý của cuộc “trưng cầu dân ý”, Nga đã đẩy nhanh tiến trình tổ chức.
Ngày 1-3, Nhà lãnh đạo Crimea Sergey Aksyonov tuyên bố sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý cho nền độc lập vào ngày 30-03-2014.
Nhưng chỉ sau đó chưa đầy 1 tuần, vào ngày 6-3 quốc hội của Cộng hòa tự trị Crimea đã họp và thông qua quyết định nhất trí “sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền của một chủ thể trực thuộc Liên bang Nga”, đồng thời quyết định đẩy thời điểm tiến hành cuộc trưng cầu dân ý sớm hơn vào ngày 16-03-2014.
Trưa 7-3, một phái đoàn Nghị sỹ Hạ Viện và Thượng Viện Nga đã bay sang hội đàm với đại biểu Quốc hội Crimea. Trưởng ban phụ trách khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thuộc Duma Nga, Leonid Slutsky tuyên bố, Nga sẵn sàng công nhận quyết định của người dân Crưm trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
Các hành động của Nga đã khiến cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea an toàn tuyệt đối
Ngày 16-3, cuộc “trưng cầu dân ý” được tổ chức thành công, 96,77% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 83,1%.
Ngày 17-3, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập,
Ngày 18-03, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Ngày 20-3, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu phê chuẩn việc chấp nhận nước Cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol là các thực thể mới của Liên bang Nga. 443-446 Hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp ước, chỉ có 1 phiếu chống.
Ngày 21-3, với số phiếu thuận tuyệt đối (155-155), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua Hiệp ước sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào nước này.
Cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện.
Như vậy, trong vòng 5 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Crimea đã trở thành một thực thể hành chính thuộc Liên bang Nga. Tính rộng ra, từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2, chưa đầy 1 tháng sau, báo đảo vốn thuộc Ukraine đã thuộc về tay Nga!
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Nga vừa phải tiến hành các bước tổ chức trưng cầu dân ý vừa đối phó với âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen ra khỏi Crimea của Cụm tàu sân bay Mỹ, vừa tiếp tục vây ép và bức rút các cơ sở quân đội Ukraine đầu hàng.
Tuy đại đa số đơn vị quân đội Ukraine chấp thuận giải giáp nhưng vẫn còn nhiều căn cứ không chịu buông súng, thậm chí sau khi Crimea đã về với Nga vẫn còn những đơn vị cương quyết chống cự, trong bối cảnh quân đội Nga không được phép nổ súng.
Đây là vấn đề hết sức phức tạp vì chỉ cần một vụ chạm súng giữa quân đội Nga và quân đội Ukraine là chiến tranh giữa 2 nước có thể bùng phát. Vậy người Nga giải quyết “những kẻ cứng đầu” này như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong kỳ tiếp theo.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Hạm đội Biển Đen sắp nhận hàng loạt tàu chiến mới
Trong năm 2015, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đưa vào trang bị mới ít nhất 3 tàu chiến và 2 tàu ngầm diesel-điện.
Trong năm 2015, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đưa vào trang bị mới ít nhất 3 tàu chiến và 2 tàu ngầm diesel-điện.
Itar-Tass dẫn lời phát ngôn viên của Hạm đội Biển Đen Vyacheslav Trukhachyov cho biết, trong năm 2015 hạm đội này sẽ đưa vào biên chế ít nhất 3 tàu chiến mặt nước và hai tàu ngầm diesel-điện mới.
Trong đó, chắc chắc sẽ có 2 tàu khu trục tên lửa hiện đại thuộc lớp Đô đốc Grigorovich đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar ở Kaliningrad. Bên cạnh đó Trukhachyov còn cho biết, Hạm đội Biển Đen sẽ đưa vào trang bị ít nhất 6 tàu khu trục Đô đốc Grigorovich trong thời gian sắp tới.
Rostov-on-Don tàu ngầm diesel-điện thuộc Project 636.3 của Hạm đội Biển Đen.
Hạm đội Biển Đen cũng sẽ đưa vào trang bị thêm hai tàu hộ vệ tàng hình lớp Buyan-M là tàu Zelyoniy Dol và Serpukhov, cả hai tàu này đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsky.
Còn lại sẽ là các tàu ngầm diesel-điện thuộc Project 636.3 hay còn được gọi là lớp Kilo bao gồm các tàu Novorossiysk và Rostov-on-Don đều đã sẵn sàng đưa vào trang bị.
Đáng lưu ý nhất trong số tàu chiến mà Hạm đội Biển Đen sẽ đưa vào trang bị là Đô đốc Grigorovich - vốn được xem là niềm tự hào Hải quân Nga trong quá trình hiện đại hóa.
Các tàu khu trục Đô đốc Grigorovich có lượng giãn nước tối đa khoảng 4.035 tấn và được thiết kế cho các nhiệm vụ chống hạm, chống tàu ngầm trên biển, ngoài ra nó còn có thể thực hiện cả nhiệm vụ phòng không hạm đội và hoạt động độc lập hay tham gia hộ tống.
Hệ thống vũ khí chính của tàu khu trục Đô đốc Grigorovich gồm các ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) với khả năng mang theo các tên lửa hành trình 3M-54E Klub và tên lửa hành trình siêu âm P-800 Oniks, cùng với đó là một hải pháo 100mm, các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không đánh chặn tầm gần Kashtan và biến thể tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm 3S90M Shtil-1 với các ống phóng VLS.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga chỉ định tư lệnh lực lượng mặt đất tại Crimea Ngày 29-1, Nga đã giao nhiệm vụ cho Trung tướng Yuri Petrov, người vừa được được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Hạm đội biển Đen, đứng ra thành lập một nhóm binh lính mặt đất tại bán đảo Crimea. Một nguồn tin thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết: "Bộ tư lệnh Hạm đội biển Đen đã được giao nhiệm...