Mùa thu: Tắm nước lạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ít ai biết rằng vào mùa thu nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước và nhiệt độ cơ thể khá tương đồng, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể tắm nước lạnh.
Đã qua tiết lập thu nên thời tiết vào buổi sáng sớm và chiều tối đã dần trở nên mát mẻ thậm chí se lạnh. Vì thế nhiều người đã phải tắm nước ấm.
Nhưng ít ai biết rằng vào mùa thu nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước và nhiệt độ cơ thể khá tương đồng, vì thế bạn hoàn toàn có thể tắm nước lạnh. Hãy xem những lợi ích mà việc tắm nước lạnh mang lại nhé!
Lợi ích của việc tắm nước lạnh
1. Tăng cường chức năng của tim và huyết quản
Khi tắm, nước lạnh sẽ kích thích lên da làm cho các mạch máu dưới da nhanh chóng co lại, máu được dồn về tim làm nhịp tim tăng lên từ đó gia tăng lưu lượng máu trong toàn cơ thể, chức năng của tim dần dần được tăng cường.
Bên cạnh đó dưới tác dụng của nước lạnh, chức năng co và giãn của mạch máu cũng được cải thiện.
2. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Do khi tắm nước lạnh, chức năng tuần hoàn máu của ổ bụng được tăng cường, nhu động ruột cũng tăng lên đáng kể giúp cho khả năng tiêu hóa và hấp thu được cải thiện rõ rệt.
Thường xuyên tắm nước lạnh sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn và ít bị các chứng rối loạn tiêu hóa ghé thăm.
Video đang HOT
3. Làm đẹp da
Do khi tắm, nước lạnh đã tác động trực tiếp lên toàn bộ vùng da của cơ thể, thúc đấy quá trình thay thế da chết và sự bài tiết của tuyến da. Điều này sẽ làm tăng tính đàn hồi của da và làm đẹp da.
Không chỉ vậy, nó còn giúp phòng ngừa các bệnh về da khác.
4. Cải thiện hệ thần kinh
Khi nước lạnh kích thích vào cơ thể, đại não sẽ ở trong tình trạng hưng phấn cao độ, các dây thần kinh trong cơ thể đều ở tư thế “sẵn sàng”.
Sau khi tắm xong, hệ thần kinh sẽ trở về trạng thái thư giãn. Điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh.
5. Phòng cảm cúm và tăng cường thể chất
Kiên trì thói quen tắm nước lạnh trong thời gian dài sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể được tập luyện thường xuyên, nâng cao khả năng chống rét, chịu lạnh của cơ thể. Thể chất được tăng cường từ đó có tác dụng phòng tránh cảm cúm.
Bạn cũng cần chú ý đến việc tắm nước lạnh nên được tập luyện kiên trì từ mùa hè, qua mùa thu cho tới mùa đông mà không nên gián đoạn để đạt hiệu quả bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Do thời tiết mùa thu đông khá lạnh nên khi tắm bạn cần tập từ tắm nhanh bằng nước lạnh, sau đó tắm dưới vòi hoa sen cuối cùng mới đến ngâm mình trong bồn tắm nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.
Những bước tắm nước lạnh có lợi cho sức khỏe
1. Trước khi tắm bạn nên vận động một chút để làm nóng cơ thể, dùng hai tay xoa khắp cơ thể từ người đến tứ chi từ trên xuống dưới. Mát xa đều với một lực thích hợp khi nào cảm thấy cơ thể nóng lên thì dừng lại. Khi cơ thể ra mồ hôi thì nên đợi cho hết mồ hôi hoặc dùng khăn thấm khô mồ hôi rồi mới đi tắm.
2. Khi tắm nên dội nước vào chân tay trước, vài phút sau mới dội nước lên ngực, lưng. Bạn cũng có thể dùng khăn bông nhúng vào nước lạnh, vắt khô rồi lau khắp người để cơ thể có thời gian thích ứng dần dần.
3. Khi cơ thể đã có thể thích ứng được hoàn toàn thì mới nên tắm trực tiếp bằng nước lạnh, đồng thời vừa tắm vừa mát xa.
Nhiệt độ nước phù hợp nhất trong mùa thu là khoảng 150C, thời gian tắm không nên quá 15 phút. Sau khi tắm nhanh chóng lau người bằng khăn khô và mặc quần áo rộng sau đó xoa bóp các khớp để tránh bị viêm khớp.
Trong khi tắm nếu bạn có hiện tượng rùng mình liên tục, nổi da gà, đau đầu thì phải dừng lại ngay không được tắm tiếp.
Khi nào thì không nên tắm nước lạnh?
- Đang đói hoặc sau khi ăn no
- Thể chất kém, trên da có vết thương, đang sốt cao
- Bị bệnh viêm gan, cao huyết áp, phong thấp
- Sau khi uống rượu, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh
Lưu ý: Trong thời gian tập luyện tắm nước lạnh nếu xuất hiện triệu chứng mất ngủ, giảm cân, cơ thể khó chịu, kém ăn thì phải dừng lại ngay.
Trung Linh (Theo Women)
Một số thuốc nên cho vào... tủ lạnh
Dù là ho sốt hay đau bụng, mắt khó chịu, cao huyết áp, tiểu đường, chúng ta đều cần sử dụng thuốc. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
1. Thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, viên bổ sung can-xi nên uống sau bữa ăn.
2. Thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh tim, huyết quản, cột sống và các thuốc chữa điều trị máu nhiễm mỡ, cần dùng vào 1 giờ nhất định.
3. Thuốc đạn dùng ngoài dễ bị nóng chảy trong mùa hè ở nhiệt độ cao, nên cho vào tủ lạnh, khi thuốc đông lại có thể tiếp tục sử dụng.
4. Thuốc điều trị mắt nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ vào ban ngày.
5. Nước bưởi ép hay nước cam thông qua gan sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc, thậm chí gây ra những phản ứng không tốt với thuốc.
6. Tuyệt đối không dùng thuốc cùng với rượu, có thể gây ra sự bất thường cho hệ thần kinh.
7. Thành phần cafein có trong cà phê và chè sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ; nếu đồng thời sử dụng với thuốc gây cảm giác hưng phấn cho thần kinh. Nước chè còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc.
8. Trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, và có tính tanh, cay.
9. Cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc.
10. Tuyệt đối không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.
Theo Dân Trí
Mỗi loại nấm một công dụng chữa bệnh Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Trong thiên nhiên, có hai dạng nấm: ăn được (nấm ăn) và nấm độc. Nấm ăn được sử dụng làm thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và protein cao, ít chất béo, chứa nhiều vitamin (nhóm B và C,...