Mùa thu là mùa cốm nhưng trước khi ăn hãy “học thuộc” những điều này để mua được cốm sạch tránh ăn phải cốm tẩm hóa chất
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên, trước khi ăn, bạn nên cẩn trọng nơi mua đảm bảo nguồn gốc cũng như tránh tối đa nguy cơ ăn cốm tẩm nhuộm hóa chất.
Khi những cơn gió thu nhè nhẹ buông kèm theo một chút se lạnh vào đầu tháng 9, ấy cũng là lúc báo hiệu mùa cốm mới đã về. Hương cốm thoang thoảng ngay đầu mùa như gợi nhớ gợi thương bao hoài niệm về những thứ truyền thống xa xưa. Cốm không chỉ là món quà truyền thống mà còn là món quà của kỷ niệm, của yêu thương gói ghém. Người ta ăn cốm vào mùa thu không chỉ để thưởng thức mà còn là ôn lại kỷ niệm ấu thơ, và tất nhiên không thể ngó lơ những giá trị dinh dưỡng mà “thức quả của lúa non” mang lại.
Chất xơ và vitamin trong cốm rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy bụng, táo bón, giảm mỡ máu, ngừa bệnh tim. Ngoài ra, cốm còn chứa chất béo và lipid có công dụng làm đẹp da rất tốt.
Tuy nhiên, trước khi mua cốm cũng như chế biến cốm thành nhiều món ăn ngon, chuyên gia khuyến cáo cần ghi nhớ những điều sau:
Cẩn trọng để loại bỏ nguy cơ ăn cốm tẩm hóa chất
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), điều đáng lo ngại nhất khi ăn cốm là chẳng may ăn phải cốm tẩm hóa chất. Cốm dù được nhuộm những chất màu được phép cũng độc hại cho sức khỏe vì đây là thực phẩm ăn trực tiếp và không được kiểm soát hàm lượng chất màu.
Chuyên gia nhấn mạnh: “Bất kể là chất màu nào, dù được phép sử dụng cũng là nguy hiểm khi phun vào cốm. Bởi vì, các hóa chất tạo màu này cũng chỉ được phép sử dụng trong ngưỡng nhất định, nhưng thực tế thì chẳng ai kiểm soát được hàm lượng sử dụng các hóa chất này. Cốm được ăn trực tiếp, do đó, nguy cơ nạp hóa chất vào cơ thể cực lớn”.
Điều đáng lo ngại nhất khi ăn cốm là chẳng may ăn phải cốm tẩm hóa chất.
Tinh ý nhận biết cốm sạch – cốm tẩm hóa chất
Bạn cũng có thể nhận biết cốm sạch – cốm nhuộm hóa chất nếu tinh ý. Cốm nhuộm có màu vàng xanh tươi, màu không thật, còn cốm không nhuộm thì có màu vàng của lá lúa héo, màu xỉn hơn, hơi xám xám, có màu vàng ánh lục.
Video đang HOT
Nên ăn cốm được mua vào ngay buổi sáng sớm
Theo chuyên gia, muốn mua được cốm ngon nhất, bạn nên mua cốm vào buổi sáng vì đây thường là thời điểm cốm tươi mới nhất, có hương thơm tự nhiên quyến rũ nhất, khi ăn vào không sợ cứng hoặc đã bị hỏng.
Muốn mua được cốm ngon nhất, bạn nên mua cốm vào buổi sáng.
Để riêng rẽ từng loại cốm khi mua nhiều loại
Cốm có nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… Khi mua nhiều loại khác nhau, bạn cần để riêng từng gói để tránh nhầm lẫn, làm mất mùi vị hương thơm riêng của từng loại cốm. Đồng thời, ăn riêng từng loại cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng trong cốm tốt hơn.
Bảo quản đúng cách khi mua về nhưng chưa ăn cốm ngay
Khi mua cốm về chưa ăn ngay, bạn cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có của cốm. Không nên mua nhiều cốm mà chỉ nên mua đủ lượng ăn trong ngày, tránh để quá lâu. Không nên để tủ lạnh quá lâu có thể khiến cốm bị cứng, mất mùi vị hương thơm vốn có.
Khi mua cốm về chưa ăn ngay, bạn cần để cốm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có của cốm.
Mua cốm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất uy tín
Khi mua cốm, bạn cũng cần xem rõ nguồn gốc, xuất xứ, những nơi sản xuất uy tín để hạn chế tối đa ăn phải cốm nhuộm phẩm màu, hay có đường hóa học, không tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe nói chung về lâu dài.
Theo afamily
Sung đỏ lựng giá 2 triệu đồng/kg tốt thế nào mà khiến nhiều người muốn ăn đến vậy?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không phải cứ đồ nhập khẩu là tốt hơn, giàu giá trị dinh dưỡng hơn. Những trái sung đỏ lựng này cũng vậy.
Sung Nhật đỏ lựng có giá 2 triệu đồng/kg "làm mưa làm gió" ngoài thị trường
Nếu như nhiều cây sung ở Việt Nam đang mọc bờ mọc bụi cho những trái chín rụng đầy gốc thì ở những nước ngoài, loại quả này lại rất có giá. Điều đáng nói là nhiều người Việt Nam hiện nay rất hào hứng với những trái sung nhập khẩu, ngay cả khi phải mua với giá cực đắt đỏ cũng không thành vấn đề bởi niềm tin vào giá trị mà nó mang lại.
Một trong những loại sung đang "làm mưa làm gió" trên thị trường Việt Nam hiện nay là sung Nhật. Theo đó, những quả sung Nhật tròn to, ăn ngọt, thanh mát, có hương thơm dịu, vị khác hẳn so với sung Việt Nam nên đáp ứng sở thích của nhiều người.
Họ ăn vì tin rằng sung giúp lợi sữa, cực tốt cho chị em sau sinh. Ngoài ra, sung Nhật cũng là món ăn khoái khẩu cho chị em nói chung muốn giảm cân, giữ dáng. Sung Nhật thơm ngon, thịt dày, mọng nước lại không chát như sung Việt nên càng được lòng người ăn.
Vậy, sung Nhật có giá trị dinh dưỡng "thần thánh" đến mức nào so với sung ở nước ta?
Ảnh minh họa
Sung giàu giá trị dinh dưỡng nhưng khó nói sung nào thì giàu dinh dưỡng hơn sung nào
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), sung là một loại trái cây mà hầu như ở nước nào cũng có. Dù là sung xanh hay sung chín thì loại quả này đều có giá trị dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hóa, phòng tránh được nhiều loại bệnh tật.
Y học hiện đại cho rằng, quả sung chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Quả sung chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali...
Một số lợi ích sức khỏe của quả sung bao gồm ngăn ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân, giảm cholesterol, tăng cường ham muốn "chăn gối", ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp, ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng...
Do đó, dù bạn có ăn loại sung gì, của nước nào thì cũng đều đem lại giá trị dinh dưỡng, tác dụng phòng chữa bệnh cả. Hiện nay, nhiều người ưa chuộng sung Nhật bởi thơm ngon hơn bình thường, đem lại tác dụng giảm cân hay lợi sữa kéo theo trào lưu nhiều người tò mò muốn dùng thử, khiến sung Nhật cũng trở nên đắt đỏ hơn.
"Bản thân đồ ăn uống mà nhập khẩu từ Nhật về thì loại nào cũng đắt cả. Nó đắt chưa hẳn vì giá trị dinh dưỡng cao hơn sung Việt, ăn tốt hơn sung Việt mà đắt bởi vì nó là hàng hiếm. Hàng hiếm, lại là hàng nhập khẩu dĩ nhiên sẽ đắt đỏ hơn bình thường", chuyên gia khẳng định.
Dù bạn có ăn loại sung gì, của nước nào thì cũng đều đem lại giá trị dinh dưỡng, tác dụng phòng chữa bệnh cả.
Còn về vấn đề sung Nhật to hơn, thịt dày hơn, mọng nước hơn sung Việt, ông Thịnh cho rằng, điều này là do điều kiện nuôi trồng, do giống cây trồng. Ở Việt Nam chúng ta cũng có một loại sung khác tên là quả vả, to bằng cả cái bát, không hề thua kém sung Nhật.
Hơn nữa, ở bên Nhật, do quá trình chọn lọc các giống sung nên cũng đảm bảo quả sung hình thành từ nguồn giống tốt, cho chất lượng quả to hơn, đồng đều hơn, dẫn đến tiêu thụ tốt hơn và lại chẳng phải mặt hàng thừa thãi gì, thậm chí là hàng hiếm, nên đắt đỏ hơn bình thường là đương nhiên.
"Chúng ta không thể so sánh giá trị dinh dưỡng của sung Nhật hơn sung Việt nên có giá đắt hơn. Sung Nhật đắt còn nhiều yếu tố khác như giống cây, việc chọn lọc, chăm sóc hiện đại hơn, quá trình vận chuyển nhập khẩu... Những yếu tố đó đủ cho thấy phải tốn rất nhiều chi phí chứ không phải tâm lý ăn sung Nhật giàu dinh dưỡng hơn, giảm cân tốt hơn, lợi sữa hơn...", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Do đó, ai có điều kiện ăn sung Nhật, sung Mỹ thì cứ ăn nhưng không phải vì thế mà nghi ngại giá trị dinh dưỡng, tác dụng của những trái sung "nhà trồng".
Theo helino.ttvn.vn
Thủy ngân vượt 10 - 30 lần ngưỡng cho phép nguy hiểm như thế nào đến sức khoẻ? Theo chuyên gia, nếu mức thủy ngân vượt ngưỡng từ 10 - 30 lần mà không được xử lý kịp thời và sạch sẽ có nguy cơ gây độc trường diễn đến sức khoẻ con người. Liên quan đến khối lượng thủy ngân được xác định đã phát tán ra ngoài môi trường là khoảng từ 15,1 - 27,2 kg sau vụ cháy...