Mưa tháng tám
Nhiều khi giật mình tỉnh giấc bởi một tiếng cò văng vẳng trong đêm, rồi như một sự đồng điệu không báo trước, kỷ niệm xưa chợt ùa về dâng đầy tâm thức… Nhớ đến nao lòng những ngày mưa tháng tám…
Ảnh minh họa
Độ ấy trời mưa rả rích, ăn cơm tối vừa xong, cha tôi đội cái đèn pin lên đầu, vội vã xách chùm lưới dầm mình trong màn mưa dày đặc. Mẹ tôi lấy mấy cái áo cũ ra khâu lại những đường chỉ bị sổ. Như thường lệ tôi giúp mẹ xâu kim. Đôi mắt mẹ nheo nheo chăm chú từng đường kim mũi chỉ, cũng có lúc bà dừng lại ngó ra ngoài trời nén một tiếng thở dài: “Còn cái đám lúa dưới Hói chưa chín hết để gặt, trời cứ mưa mãi thế này không biết còn hay ngập dưới rồi!”.
Chị em tôi học bài xong thì chui vào mùng ngủ. Mẹ tôi tắt đèn. Trời tối thui. Không gian càng về khuya càng yên lặng. Nghe rõ tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng gió mưa đuổi nhau bên tấm liếp…
Ngày ấy đêm mưa nào vào quãng tháng tám tôi cũng đều nghe thấy tiếng cuốc kêu, từng tràng não nùng. Rồi khi giấc ngủ ập đến, chẳng hiểu tại sao cái thanh âm ấy cứ chập chờn.
Gà gáy sáng thì trời ngớt mưa, mẹ tôi trở dậy nhóm bếp, ngọn lửa hồng bập bùng tí tách. Tôi gật gà nhỏm dậy, ra sau chái bếp vớ cái gáo dừa múc nước mưa dội lên mặt cho hết cơn ngái ngủ, rồi tất tả theo cha ra đồng.
Tôi bước bên cha, hai cái áo mưa va vào nhau loạt xoạt. Cái đụt con bên mình lắc lư theo từng bước chân. Cỏ cây bên đường vẫn còn ướt rũ rượi. Tụi con nít đầu trần chân đất hò nhau đuổi chim cò tha nhựa. Đứa nào đứa nấy ướt rượt vẫn mải mê rong ruổi.
“Kìa cha, đàn cò đã bay về thật rồi!”. Cha tôi đằng hắng, mắt vẫn không rời khỏi đàn cò: “Ừ! Trời đất này cò sẽ bay về nhiều!”.
Video đang HOT
Cánh đồng trước mặt nước đã ngập mênh mông. Những bông lúa nặng trĩu đã bắt đầu chấm nước, chới với chờ tay người tới gặt.
Lội thêm quãng nữa tiến tới trảng nước sâu, tôi và cha men theo đường phao của tay lưới đã giăng từ đêm trước. Thấy động những con cá quẫy tung, toan tháo chạy. Cha tôi dùng hai ngón tay kẹp chặt đầu cá, rồi cẩn thận gỡ lưới xuôi theo mình nó. Được con cá nào, cha tôi liền nhấc cái mựng cho vào đụt đậy lại.
Đoạn nước chảy xiết, cá mắc dày đặc. Những cá gáy, cá diếc, rô phi, cá tràu… có chỗ còn mắc cả lươn, chạch, cua đồng… Khó gỡ nhất vẫn là cá rô don, cha tôi bảo loại này mà mắc thì nhanh hỏng lưới lắm vì nó rất khỏe; vây, vảy và đầu cá cứng sắc, gỡ mà không khéo dễ bị nó cứa cho đứt tay. Mỗi lần tôi bắt được một chú thả vô đụt là tất cả cá trong ấy lại quậy lên tưng bừng!
Trời đã hửng sáng, những tia nắng yếu ớt dăng mắc trên mặt nước lấp loáng. Mẹ và chị tôi bắt đầu buổi gặt lúa gần đó. Tay liềm thoăn thoắt, oàm oạp trong màn nước mênh mông. Lúa gặt đến đâu mẹ tôi cho vào chiếc thuyền con, thuyền đầy mẹ lại đẩy lên bờ.
Hai cha con thu lưới xong cũng là lúc mẹ và chị tôi gặt xong đám lúa. Chúng tôi trở về với xe đầy lúa và đụt đầy cá. Gặp ai cũng ngó vô đụt tấm tắc khen nhiều cá, tôi lại ngoác miệng cười, tự hào về chiến lợi phẩm của mình.
Bữa trưa hôm ấy mẹ đãi cả nhà món canh chua cá tràu nấu sông và món cá đồng lá nghệ kho ải. Chị em tôi xì xụp từng muỗng canh ấm nóng nghe vị chua thanh trong từng miếng sông, vị ngọt bùi trong từng thớ cá mà cứ xuýt xoa mãi. Món cá kho ăn cùng cơm nóng bắc nồi gang của mẹ lại càng ngon nhớ đời.
Cứ thế những mùa mưa qua đi, hơn hai mươi năm có lẻ, cánh cò xưa vẫn mải miết bay trong những giấc mơ. Thèm một lần được trở về lội nước trên cánh đồng mùa lụt, cùng cha bắt con cá rô đồng…
Theo DanTri
Bố chồng đuổi tôi về nhà mẹ đẻ vì cho rằng tôi coi khinh nhà chồng
Nghe tiếng con khóc não lòng, chồng tôi quát: "Cô làm mẹ cái kiểu gì thế hả? Có mỗi việc dỗ dành con mà không làm nổi". Vừa xót con, vừa bực bội tôi cũng giận điên người cãi lại: "Uống, uống, uống, suốt ngày chỉ biết uống rượu lại còn nói gì ai".
Chỉ vì câu nói với bạn thân mà tôi bị bố chồng vu cho tội nói xấu nhà chồng, con dâu không biết giữ nếp và bị đuổi về nhà mẹ đẻ.
Tôi và anh ấy gặp nhau trong một đám cưới của đứa bạn gái. Tôi bị người yêu chia tay cách đây một tháng còn anh đã 28 tuổi mà vẫn độc thân. Vì cùng là người hoạt bát, cởi mở nên hai chúng tôi sớm thân quen và rồi yêu nhau.
Yêu nhau được 3 tháng thì gia đình anh giục cưới. Tôi cảm thấy mình càng ngày càng yêu anh nên nhanh chóng đồng ý. Cưới nhau về, mọi thứ bắt đầu không như tôi mơ ước. Mâu thuẫn bắt đầu từ khi tôi sinh đứa con trai đầu tiên.
Khi đó, chồng tôi vừa bị buộc nghỉ việc do cắt giảm nhân viên. Mẹ chồng tôi phải lên thành phố làm osin. Nhà chỉ còn 3 người lớn cùng đứa bé mới vài tháng tuổi. Bố chồng tôi là người hay đòi hỏi, bữa nào cũng phải có món nhắm rượu cho ông uống vài ly trong khi tài chính gia đình ít ỏi. Nhiều lần tôi gợi ý bố chồng góp tiền ăn chung nhưng ông chỉ im lặng, còn chồng tôi thì tức tối mắng mỏ tôi.
Anh cho rằng bố mẹ nuôi anh cả đời mà giờ mẹ đi vắng, hai vợ chồng chẳng lẽ không nuôi nổi bố sao? Toàn bộ số tiền sinh hoạt hàng ngày đều là từ đồng lương của tôi. Chồng nghỉ việc, bố chồng có lương hưu nhưng không bao giờ xòe ra, chỉ để giành chi tiêu và thỉnh thoảng gửi cho cô con gái út đã đi lấy chồng xa. Hỏi ai mà có thể không ấm ức?
Có lần cô bạn thân hồi đại học tới nhà chơi, thấy cô ấy nhìn quanh đánh giá nhà cửa, tôi cười nói: "Nhà mình vừa bẩn vừa chật, không được to đẹp và sạch loáng như nhà cậu đâu". Vậy mà tiếng bố chồng tôi (tôi cứ tưởng ông đã ra ngoài) từ trong phòng vọng ra oang oang: "Mày không ở được thì cút khỏi nhà tao". Ông nói thế càng làm tôi ngượng chín người với người bạn vì bị bố chồng cho rằng nói xấu nhà chồng. Bạn tôi cũng vội vã chào rồi ra về.
Khi chồng về, bố chồng tôi vẫn đang sa sả chửi mắng tôi coi khinh nhà chồng. Chồng tôi chưa nghe đầu đuôi ra sao, đã nói tôi vạch áo cho người xem lưng, con dâu mà không giữ nết cho nhà chồng... Chuyện này làm tôi chỉ biết khóc thầm trong phòng ngủ chứ không biết kể cho ai nghe vì sợ bị đánh giá rêu rao nói xấu nhà chồng.
Cách đây nửa tháng, vào bữa cơm tối, bố chồng và chồng tôi đang ngồi lai rai nhậu thì con khóc ngằn ngặt mà tôi không dỗ nổi. Nghe tiếng con khóc não lòng, chồng tôi quát: "Cô làm mẹ cái kiểu gì thế hả? Có mỗi việc dỗ dành con mà không làm nổi". Vừa xót con, vừa bực bội tôi cũng giận điên người cãi lại: "Uống, uống, uống, suốt ngày chỉ biết uống rượu lại còn nói gì ai".
Bố chồng tôi đứng phắt dậy, cầm chai rượu ném ra giữa sàn nhà làm vỡ tan tành khiến tôi tái mặt không dám nói thêm lời nào.
Hối hận vì đã bỏ đi mà không mang con theo, tôi muốn trở về nhà ngay nhưng mẹ tôi bảo chồng không tới đón thì không được về. (Ảnh minh họa)
Bố chồng chỉ thẳng mặt tôi đuổi: "Mày để cháu tao lại rồi cút ngay đi cho khuất mắt tao. Bố con tao không chịu được cảnh con dâu hỗn láo". Lúc đó, phần vì nóng giận mất khôn, phần vì cũng muốn để xem không có tôi, bố chồng và chồng tôi lấy tiền đâu mua rượu, nên tôi đã bỏ con lại rồi ôm hết đồ đạc về nhà mẹ đẻ. Tôi kể cho mẹ đẻ nghe chuyện bố chồng mắng tôi nói xấu nhà chồng.
Mẹ tôi nghe chuyện rồi bảo tôi cứ ở lại cho khuây khỏa, nhưng bà trách tôi sao không bế con theo, tội nghiệp thằng bé. Đến lúc này bình tâm lại, tôi cũng thương con vì không có mẹ, con đói con khóc liệu có ai dỗ dành không.
Hối hận vì đã bỏ đi mà không mang con theo, tôi muốn trở về nhà ngay nhưng mẹ tôi bảo chồng không tới đón thì không được về. Giờ mà lững thững về thì họ không tôn trọng tôi nữa. Sau này lại tái diễn cảnh thích thì đuổi vì biết tôi chẳng dám đi.
Sáng hôm sau, tôi bí mật nhắn tin cho chồng nhưng anh bảo muốn về thì tự về, đi được thì phải về được, không ai đến đón đâu. Vậy là lòng tự ái của tôi lại sôi lên, tôi quyết không về nữa. Tôi nhờ chị họ đến nhà chơi, xem con tôi có quấy khóc không. Nhưng chị ấy đến nhà thì bị bố chồng tôi đuổi, không cho vào nhà.
Giờ tôi rối lòng quá mà không biết làm sao. Vừa thương con muốn về, nhưng lại sợ sau này nhà chồng coi khinh, càng đối xử tồi tệ với tôi hơn nữa. Tôi nên về hay nên gắng gượng ở lại đây mọi người?
Theo Tri thức trẻ
Một đêm với sếp tôi trở thành phụ nữ lăng loàn Sau khi sinh, tôi tuy hơi béo ra những lại có phần gợi cảm. Chả trách người ta bảo "gái một con trông mòn con mắt". Tôi trắng trẻo, mũm mĩm, lại có nụ cười duyên chết người nên đồng nghiệp nam thỉnh thoảng hay liếc trộm. Lúc lấy nhau, vợ chồng tôi phải chấp nhận cuộc sống bươn chải. Hai bên cha...