Mùa tép ăn rong…
Qua mùa Vu Lan, nhiều cô cậu trẻ đã trưởng thành hơn khi lặng ngắm những sợi tóc bạc của cha mẹ! Rồi những trận mưa đêm thêm nặng hạt, như đánh dấu giai đoạn trưởng thưởng thành họ nhà tép, tôm nước ngọt lẫn lợ. Gặp nước mát, chúng mặc tình rong chơi, hò hẹn… Xui, đành lên đĩa!
Đừng chê tép muỗi!
Con tép muỗi lớn hết cỡ chỉ bằng que tăm. Chúng thường sống lăn tăn theo hồ, suối nước ngọt. Cách bắt hiệu quả nhất là kéo bằng lưới mùng hoặc vó. Khi trời sang đông, chúng thường nấp vào những bụi cỏ, lùm cây ven hồ hoặc suối những sớm mai…
Bé tí và “hèn mọn” vậy chứ dùng làm gỏi thì ngon khỏi chê. Hợp tông nhất là cùng bắp chuối hột bào, ít củ hành, mớ húng lủi, húng quế. Nguyên liệu thật đơn giản, nhưng khi phối trộn với đám tép nhí được rang sơ, rưới thêm ít nước mắm chua ngọt và nước cốt chanh lại hấp dẫn lạ kỳ. Thịt tép ngọt thơm thanh dịu với lớp vỏ mỏng giòn giòn, thêm chút chua chua, chan chát, ngòn ngọt… như gói cả sự đời! Nhâm nhi với rượu cũng hay mà dùng ăn cơm càng bắt bén.
Trúng mùa tép rong ở Sóc Trăng
Tép rong tươi chế biến được nhiều món ngon
Gỏi tép muỗi buông đũa còn thèm!
Tép rong kho lạt vừa thanh đạm vừa đủ đầy dưỡng chất
Đa điệu tép rong
Lớn gấp ba bốn thân tép muỗi, mùa này đám tép rong thường ôm trứng khòm lưng. Có lẽ chúng thường sinh sống trong những khóm rong đuôi chồn mọc ở kênh, lung… nên người ta đặt chết tên: tép rong.
Đám giáp xác nhà nghèo này được chế thành nhiều món ngon… quằn đũa: rang, hấp, kho lạt, ủ mắm chua… Nếu là tép “tươi chông”, khi chín sẽ tỏa mùi thơm thanh đặc trưng. Tham gia tiễn… tép, có nhiều loại rau, trái cây nhà lá vườn như khế hườm, chuối chát, đọt rau vạn thọ, đọt lụa, đọt bằng lăng, quế vị… Món ăn bình dị nhưng vẫn đủ đầy đạm, khoáng tố… với cả sự ân cần, tận tâm của người chế biến, khiến dân ruộng thêm mến yêu bản xứ, người xa quê càng da diết nhớ người thân. Cảm ơn thật nhiều tép nhé!
Video đang HOT
Ồn ào hơn có đám tép bạc, tép đất, có nơi còn gọi tôm. Chúng thường đi giật lùi và búng nghe “tanh tách” khi bị truy đuổi. Mưa đêm càng nặng hạt thì chúng chạy vào đó, đăng… thêm nhiều vì bị “xót mắt”.
Đặc sản xứ dừa – Ảnh: Tạ Tri
Tép bạc có hai loại. Con thường màu trắng tươi cho thịt mềm dẻo, ngọt đậm và vỏ mỏng. Con màu trắng ngà, to hơn tép bạc thường, sống ở sông, thịt chắc hơn gọi tép bạc nghệ. Nói chung đám tép bạc dùng nấu canh chua hoặc đổ (đúc) bánh xèo sẽ “số dzách”.
Một số làng quê ở miền tây còn giữ nét đẹp rủ nhau đổ bánh xèo. Nhà mua tôm, nhà hùn bột, người phụ công… Tiếng nạo dừa, tiếng “xèo xèo” của bột gặp vành chảo nóng… tiếng trêu đùa… thật xôm tụ! Xong, họ luôn chọn những chiếc bánh nóng hổi, tròn vành vạnh như trăng rằm, gói cẩn thận trong lá chuối tươi nhằm ủ hơi nóng, mang biếu họ hàng, láng giếng tốt bụng… Những chiếc bánh nghĩa tình, chưa ăn đã thấy ngon!
Riêng tép đất vỏ dày, thịt chắc hơn phù hợp với các món rim mặn, làm mắm chua, mắm tôm chà “tiến” vua một thời. Nay có dịp về Bến Tre, thử thưởng thức món cơn nấu trái dừa xiêm với tép rim nước cốt dừa bạn sẽ khó quên!
Thế nhưng kiểu đánh bắt bằng xung điện và lạm dụng thuốc hóa học của nhà nông đang là nỗi kinh hoàng của bao loài thủy tộc. Khổ nhất vẫn họ tép riu!
Theo VNE
[Chế biến] - Bún chả nướng
Món bún chả thơm ngát, được ăn kèm với các loại rau thơm và nước mắm chua ngọt và bún.
Nguyên liệu:
- 400g thịt nạc xay, có thể dùng thịt nạc vai hoặc nạc mông
- Phần gia vị ướp thịt: 2 thìa canh mật ong (hoặc có thể thay bằng nước hàng), nửa thìa nhỏ hạt tiêu, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa nhỏ muối
- Phần thân trắng của cây hành lá, hành khô
- 1 củ cà rốt
- 1/4 quả đu đu xanh
- Nước mắm pha: 2 phần đường, 2 phần nước mắm, 1 giấm, 2 phần nước
- Bún, rau muống chẻ, canh giới, tía tô, rau xà lách, mùi tàu ăn kèm
- Đũa tre, muối, tiêu, giấm, đường
- Bạn có thể nướng thêm thịt ba chỉ nướng ăn kèm.
Cách làm:
Bước 1:
- Đầu hành trắng đập dập, và hành khô thái nhỏ.
Bước 2:
- Đổ thịt ra bát lớn, thêm phần hỗn hợp gia vị ướp thịt, trộn đều, đậy kín để từ 5 - 6 tiếng cho thịt thấm.
Bước 3:
- Cà rốt cạo vỏ, thái lát mỏng.
- Đu đu xanh gọt vỏ, thái lát mỏng.
- Trộn đu đủ, cà rốt vào bát nhỏ, thêm vào một ít muối, để khoảng 10 phút, dùng tay vắt thật ráo nước. Sau đó ngâm đu đủ, cà rốt với một ít đường, một ít giấm, sao cho mặn ngọt vừa ăn, trộn đều.
Bước 4:
- Nước mắm pha: đun nước và đường cho sôi, để nguội, thêm từ từ nước mắm, giấm, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Bên trên rắc thêm tỏi, ớt, đã giã nhuyễn, thường bạn nên pha nước mắm trước một ngày, nước mắm càng để lâu càng ngon, bạn có thể pha nhiều, cất vào tủ lạnh dùng dần.
Bước 5:
- Đũa tre ngâm nước lạnh để khi nướng không bị cháy, chẻ làm đôi, còn dính liền một khúc ở cuối để giữ cho miếng thịt không bị rớt ra ngoài.
Bước 6:
- Các loại rau thơm rửa sạch, rau muống chẻ ngâm vào nước đá lạnh có pha một ít muối để không bị thâm.
Bước 7:
- Dùng thìa múc một ít hỗn hợp thịt vào tay, ấn dẹp, kẹp thịt vào giữa đôi đũa.
Bước 8:
- Nướng thịt trên than hoa hoặc lò nướng điện đến khi thịt chín vàng đều.
Bước 9:
- Khi dùng bạn cho một ít cà rốt, đu đủ vào bát nước mắm pha, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt bát nước mắm, thịt ngay khi nướng nóng bạn nhúng nguyên cây thịt vào bát nước mắm, đợi thịt nguội thì lấy đũa bỏ đi, dùng kèm với bún và rau sống.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Nhớ ếch đồng mùa mưa Chưa hết mùa mưa nhưng những trận mưa ngày càng thưa thớt. Từ đầu tháng năm âm lịch đến giờ, quê tôi hầu như không có nổi một lứa chợ cá đồng đầy đủ như mấy năm về trước. Đủ biết thời tiết khắc nghiệt dường nào. Mọi năm vào mùa mưa, cứ hễ đêm về nghe ông trời rào rào trút nước,...