Mua tàu Trung Quốc tuyến Cát Linh – Hà Đông theo hiệp định vay vốn
“Nhà thầu Trung Quốc trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn”, Bộ trưởng Giao thông nói.
Trao đổi với báo chí sáng 9/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng chia sẻ, nhiều người dân đã nhắn tin, gọi điện hỏi tại sao phải mua tàu điện Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội). Theo Bộ trưởng Thăng, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Trung Quốc, theo hiệp định ký giữa Chính phủ hai nước từ năm 2008. Với phương thức tổng thầu EPC nên Việt Nam phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc và các gói thầu cung cấp trang thiết bị từ nước này.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông cũng tương tự như các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản hay Hàn Quốc khác đều sử dụng nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, cung cấp thiết bị từ nước cho vay vốn.
“Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ”, Bộ trưởng Thăng nói.
Mô hình tàu điện tuyến Cát Linh – Hà Đông.
Video đang HOT
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, lãnh đạo Bộ chưa xem xét mẫu thiết kế đoàn tàu tuyến Cát Linh – Hà Đông đã được Ban quản lý dự án đường sắt trình mới đây.
Đầu tháng 6, Ban Quản lý dự án đường sắt có Tờ trình gửi Bộ Giao thông lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Theo đó, Ban quản lý sẽ tiến hành mua 13 đoàn tàu theo hợp đồng đã được ký kết với phía Trung Quốc với chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất. Theo kế hoạch, 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam đầu quý 1/2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; Vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Đoàn Loan
Theo VNE
Mua 13 tàu điện của Trung Quốc cho tuyến Cát Linh - Hà Đông
Mỗi đoàn tàu có 4 toa xe, sử dụng vật liệu không gỉ do Công ty trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất với tổng chi phí hơn 63,2 triệu USD.
Ban Quản lý dự án đường sắt vừa có Tờ trình gửi Bộ Giao thông lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, Ban quản lý sẽ tiến hành mua 13 đoàn tàu theo hợp đồng đã được ký kết với phía Trung Quốc. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông Vận tải thẩm định trước đó.
Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Sau khi được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận phương án nội ngoại thất của tàu, Ban quản lý dự án đường sắt sẽ đặt hàng tàu mô hình song song với sản xuất tàu theo hợp đồng. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015; 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam đầu quý 1/2016.
Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông.
Theo thiết kế tàu điện Cát Linh - Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt đề xuất, thiết kế đầu tàu có hình vát nhọn, hiện đại như các đoàn tàu tốc độ cao. Tàu có kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu và tại các vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ. Màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây tạo cảm giác trẻ trung, năng động, thân thiện môi trường.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011,có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.
Toàn tuyến đường sắt dài 13 km chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa hai làn đường bộ thuộc trục Hào Nam - Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông).
Đoàn Loan
Theo VNE
Không tiếp tục để xảy ra tai nạn trên công trường đường sắt đô thị Trao đổi với báo giới tại phiên họp báo Chính phủ tường kỳ chiều 27/5 về việc các sự cố liên tiếp xảy ra tại các công trình đường sắt đô thị ở Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói về những giải pháp chặn tai nạn tái diễn tại đây. Vụ tai nạn xảy...