Mua sắm trực tuyến phát triển mạnh tại Việt Nam
Khảo sát mới nhất từ MasterCard tại 25 quốc gia về xu hướng mua sắm trực tuyến trong năm 2013 cho thây mua săm trưc tuyên đang có xu hướng tăng mạnh.
Theo đó, mua săm trưc tuyên tại Viêt Nam đạt được sự tăng trưởng ổn định với 68,4% người được khảo sát trả lời trong 3 tháng cuối năm 2013, 60,8% những người trả lời cho rằng cần phải làm cho các giao dịch mua sắm trở nên dễ dàng hơn, 60,5 % mong muốn có mức phí giao hàng thấp hay miễn phí.
Khảo sát cũng cho thấy rằng thương mại di động là một thị trường tiềm năng khi 94% có thể truy cập internet từ điện thoại di động của mình. Số người đã thực hiện giao dịch mua sắm bằng điện thoại di động trong ba tháng vừa qua tăng 34,9%. Mua sắm có trách nhiệm đang là xu hướng rất phổ biến tại Viêt Nam vì có đến 75,4% người đã mua những mặt hàng thân thiện với môi trường và khoảng 73,2% người mua những mặt hàng dựa trên nguyên tắc thương mại công bằng. Viêt Nam còn dẫn đầu khu vực Châu Á – Thai Binh Dương về việc quyên góp cho từ thiện với 79,4% người được khảo sát trả lời đã đóng góp cho từ thiện trong năm 2013.
“Mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến tại Viêt Nam. Chìa khóa cho sự thành công của mua sắm trực tuyến sẽ là biết cách giải quyết những lo ngại bao mât thanh toan và chất lượng sản phẩm, đồng thời gia tăng trải nghiệm của khách hàng thông qua những cải thiện như giảm phí giao hàng và giúp các giao dịch mua sắm trở nên dễ dàng hơn”, ông Arn Vogels – Giám đốc MasterCard khu vực Đông Dương chia sẻ.
Video đang HOT
Theo Diễn đàn Doanh Nghiệp
Sẽ phạt nặng website bán hàng không đăng ký
Trước tình trạng "nở rộ" các sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó có không ít trang web lừa đảo, các cơ quan chức năng đang tìm cách siết lại việc quản lý. Cụ thể, tới đây tất cả trang web bán hàng, cung cấp dịch vụ thương mại nếu không đăng ký sẽ bị phạt nặng.
Bạn đọc phản ảnh với Tuổi Trẻ việc đặt mua điện thoại Samsung Galaxy S2 qua website nhưng nhận được điện thoại nhái do Trung Quốc sản xuấtẢnh: LÊ SƠN
Trao đổi với Tuổi Trẻ, cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh cho biết:
- Theo nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, sắp tới tất cả website bán hàng, website thương mại điện tử không đăng ký, thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 10-20 triệu đồng. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng khi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà chưa được xác nhận đăng ký theo quy định. Ngoài ra còn có thể đình chỉ hoạt động từ sáu tháng đến một năm, buộc thu hồi tên miền "vn" đối với những vi phạm tại các điều này.
Riêng đối với các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử sẽ bị xử phạt từ 40-50 triệu đồng, buộc tịch thu tang vật và đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ sáu tháng đến một năm. Chưa kể website vi phạm phải cải chính thông tin sai sự thật, bị thu hồi tên miền và nộp lại số tiền thu được bất hợp pháp từ các hành vi lừa đảo đó.
Kể từ khi nghị định 185 có hiệu lực vào ngày 1-1-2014 đến nay, sau hơn một tháng đã có rất nhiều thương nhân, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đăng ký, thông báo với Bộ Công thương. Đến giữa tháng 2-2014 đã có 2.153 website thương mại điện tử bán hàng và 446 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tiến hành các thủ tục thông báo, đăng ký với Bộ Công thương.
* Gần đây chúng tôi có tiếp nhận khá nhiều trường hợp người tiêu dùng bị lừa đảo qua các website bán hàng. Cụ thể, người tiêu dùng trả tiền cho món hàng chất lượng nhưng nhận về hàng giả, hàng kém chất lượng. Khi rơi vào trường hợp này họ phải kêu ai?
- Theo quy định, danh sách các website bị phản ảnh hoặc vi phạm sẽ được công bố trên cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn. Do vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm như lập website thương mại điện tử không theo quy định của pháp luật; vi phạm về giao kết hợp đồng; lừa đảo trong thanh toán; kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng và một số hành vi lừa đảo khác liên quan đến thông tin cung cấp trên website, người dân có thể gửi thông tin phản ảnh cho chúng tôi tại địa chỉ trên. Việc cung cấp các thông tin này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để tiến hành kiểm tra, từ đó góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, bản thân người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi tham gia mua sắm trực tuyến, nên tìm hiểu kỹ các thông tin về website cung cấp dịch vụ, tìm hiểu về sản phẩm, giá cả, chất lượng trước khi đặt lệnh giao dịch. Trước khi tham gia mua hàng trên các trang mạng nên đối chiếu các trang này có đăng ký với cơ quan nhà nước hay không. Vì cũng như hoạt động mua bán ngoài đời thường, nếu người dân cứ ham rẻ không vào các khu chợ có đăng ký hoạt động mua bán mà mua ở "chợ trời", tức các website trôi nổi, thì rất khó được bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp.
* Hiện nay ngoài các trang thương mại điện tử thì các hình thức buôn bán hàng thông qua Internet như Facebook, các trang mạng cá nhân... cũng đang hoạt động nở rộ. Việc này sẽ được quản lý như thế nào để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng?
- Trong năm 2014, Bộ Công thương sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chi tiết để điều chỉnh các hành vi thương mại điện tử đang diễn ra thông qua các hình thức mới. Đồng thời Cục Thương mại điện tử sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, định hướng phổ biến cho người dân biết và giao dịch trên những website thương mại điện tử đảm bảo; tránh những mô hình kinh doanh vi phạm pháp luật.
Theo TTO
Bán lẻ qua điện thoại thông minh sẽ tăng trong năm Theo một khảo sát mới đây của Trung tâm dữ liệu internet (IDC), 70% người sử dụng điện thoại thông minh có kế hoạch dùng thiết bị của mình để mua sắm trực tuyến trong năm 2014. Cũng theo khảo sát này, 69% số người được hỏi đã đồng ý với tuyên bố: "Điện thoại thông minh là một công cụ quan trọng...