Mua ô tô gia đình: Những kinh nghiệm không thể bỏ qua
Mua một chiếc ô tô đem lại sự thoải mái cho cả gia đình là điều không hề đơn giản. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất khi mua xe ô tô gia đình.
Kích cỡ xe
Điều đầu tiên là kích cỡ xe. Số lượng người cần di chuyển trong một chuyến đi quyết định việc chọn lựa kích thước của xe, nếu gia đình bạn có dưới bốn thành viên, thì nên chọn loại xe 4 chỗ gọn nhẹ, không nên tham lam chọn loại xe có kích thước lớn, như vậy sẽ khó khăn trong việc di chuyển, bảo trì.
Ưu điểm của phân khúc ô tô gia đình cỡ nhỏ này là chi phí sử dụng thấp, dễ dàng thay thế phụ tùng với giá khá “mềm”, tiết kiệm nhiên liệu. Ít hỏng vặt, dễ điều khiển, thân xe nhỏ gọn thích hợp chạy trong đô thị đông đúc cũng như dễ tìm được chỗ đỗ hoặc gửi xe. Hiện tại trên thị trường có Kia Morning, Kia Rondo là hai trong số những dòng xe thuộc phân khúc ô tô gia đính ít thành viên.
Còn nếu gia đình bạn có đông người hơn và thường lên kế hoạch cho những chuyến du lịch thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn một chiếc xe ô tô 7 chỗ đủ lớn để đảm bảo sự thoải mái trong cuộc hành trình dài. Trước khi quyết định mua cần xác định xem không gian có phù hợp với tất cả mọi người hay không.
Trên thực tế có nhiều mẫu xe ngoại hình lớn nhưng không gian bên trong lại chật chội, vị trí nơi để chân không đủ thoải mái, khoảng không trên đầu không đủ thoáng. Các dòng xe MPV (Multi Purpose Vehicle) 7 chỗ hay Mazda 5 là những sự lựa chọn thông minh trong trường hợp này.
Số lượng người cần di chuyển trong một chuyến đi quyết định việc chọn lựa kích thước của xe. (Ảnh minh họa).
Cốp xe rộng và hàng ghế cuối gập phẳng
Nếu bạn tìm mua một chiếc xe lý tưởng cho gia đình, hãy xem xét để bảo đảm khoang chứa đồ đủ rộng, có thể chứa được nhiều đồ đạc và hành lý cho cả gia đình, đặc biệt cho mỗi chuyến đi chơi xa. Kiểu dáng và ngoại thất của xe cũng phần nào phản ánh diện tích sử dụng của cốp xe bên trong. Vì vậy, hãy lựa chọn hợp lý.
Tính toán chi phí
Bạn có đủ tiền mua xe, nhưng vấn đề phát sinh sau khi mua cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc mua hay không. Hãy tính toán các chi phí để “nuôi” thêm một thành viên trong gia đình, đó là tiền xăng, tiền bảo hành, bảo dưỡng cho xe, tiền thuê bãi đỗ xe (trong trường hợp nhà bạn không còn diện tích dành cho nó). Nếu sau khi tính toán mà phát hiện mình không đủ khả năng chi trả cho các vấn đề phát sinh thì bạn nên xem xét lại quyết định của mình.
Chọn xe có nội thất linh hoạt, tùy biến chỗ ngồi
Bên cạnh không gian rộng rãi, bạn cũng nên lưu ý lựa chọn các mẫu xe có nội thất linh hoạt, đặc biệt nếu bạn đang có ý định sở hữu một chiếc hatchback hay dòng SUV nhỏ. Với các khách hàng sinh sống tại đô thị đông đúc, có đường phố và bãi đỗ xe chật hẹp, xe gia đình lý tưởng là các dòng xe nhỏ nhưng chở được nhiều người và hành lý.
Tránh mua xe có loa trầm hoặc lốp chiếm chỗ trong cốp sau
Có nhiều chi tiết có thể vô tình ảnh hưởng đến kết cấu cốp xe của bạn như khoang bánh xe bị đẩy vào trong cốp, loa siêu trầm phía sau của hệ thống âm thanh gây vướng, các ghế ngồi sau không thật sự bằng phẳng, hàng ghế thứ hai không gập được xuống sàn xe… Hãy phân tích kỹ các chi tiết này để tránh mua phải một chiếc xe không phù hợp với gia đình.
Video đang HOT
Nếu bạn tìm mua một chiếc xe lý tưởng cho gia đình, hãy xem xét để bảo đảm khoang chứa đồ đủ rộng, có thể chứa được nhiều đồ đạc và hành lý cho cả gia đình.
Ưu tiên xe có hàng ghế thứ 2 và 3 gập tiện lợi
Ưu điểm nổi trội ở nhiều xe gia đình hiện nay là các hàng ghế sau có thể trượt và gập, thực sự linh hoạt và tiện lợi khi bạn có nhu cầu để hành lý, hoặc thêm số người trên xe. Trên thực tế có nhiều kiểu gập ghế sau như 50/50, 60/40, hoặc 40/20/40.
Một số mẫu xe như Honda Fit và HR-V có thêm hàng đệm phía sau có thể gập làm ghế ngồi rất tiện dụng. Hay như mẫu Fiat 500L được thiết kế hàng ghế thứ hai không chỉ gập mà còn kéo được về đằng trước, giúp mở rộng không gian phía sau khi bạn đẩy lùi ghế trước để “cơi nới” diện tích sử dụng trên xe.
Chọn xe có ghế hành khách rộng rãi
Bạn sẽ thấy điều này thực sự quan trọng trong mỗi hành trình dài và các chuyến đi xa. Bởi vậy khi mua xe và ngắm nội thất bên trong, hãy chọn xe có ghế hành khách rộng rãi, đảm bảo người ngồi trên xe có thể thoải mái ngả lưng thư giãn nghỉ ngơi, đặc biệt với những ai có chiều cao nổi trội và chân hơi dài.
Tự mình kiểm tra việc chui vào/ra khỏi hàng ghế cuối có dễ dàng
Không phải các dòng minivan và SUV đều giống hệt nhau. Một số xe có hàng ghế thứ ba thậm chí không thoải mái ngay cả với trẻ em. Bởi vậy, nếu bạn có ý định mua xe gia đình để phục vụ trên 5 người, hãy đặc biệt lưu ý về hàng ghế phụ thứ ba. Hãy tự mình chui ra/vào hàng ghế cuối xem có dễ dàng.
Hệ thống dây chằng LATCH đặc biệt quan trọng với trẻ em
Không thể xem nhẹ hệ thống LATCH (Lower Anchors and Tethers for Children – Hệ thống dây chằng được sử dụng thay thế cho hệ thống dây an toàn của xe cố định ghế em bé vào xe) khi chọn mua xe gia đình, đặc biệt nếu gia đình bạn có con nhỏ hiếu động.
Đây là chi tiết đặc biệt quan trọng để các ông bố bà mẹ giữ cố định ghế ngồi của con yêu. Chính vì thế, nếu chiếc xe mà bạn thấy có nhiều chốt giữ LATCH, điều đó có nghĩa bạn có thêm nhiều vị trí để giữ chặt xe cho các hành khách nhí, và đó là chiếc xe bạn nên mua.
Chiếc xe có thêm móc giữ hàng, sàn để đồ ngăn đôi
Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem chiếc xe có trang bị thêm nhiều tính năng hỗ trợ khác như sàn để đồ ngăn đôi, móc chở hàng, lưới, và dây đai giữ túi đựng đồ hay không. Những ưu điểm này đặc biệt có ích khi bạn đi mua hàng. Các chi tiết đó sẽ giữ hành lý của bạn chắc chắn, đặc biệt khi phóng nhanh hoặc phanh gấp trên đường.
Càng nhiều cổng USB càng thú vị
Thật khó hình dung trong thời đại công nghệ ngày nay, sẽ ra sao nếu bạn không tìm thấy cổng USB trên xe. Một chuyến đi xa mệt mỏi dường như được xoa dịu phần nào nếu xe có cổng USB và con bạn có thể bật một số bài hát hay đoạn nhạc yêu thích, hoặc một vài bộ phim hay (nếu trên xe có trang bị màn hình).
Đa phần các xe mới hiện nay được thiết kế một cổng USB, tuy nhiên sẽ càng thú vị hơn nếu bạn có thể tìm mua xe có thêm nhiều ổ cắm USB, để các hành khách nhí có thể thoải mái thưởng thức âm nhạc của riêng mình.
Xem mức tiết kiệm nhiên liệu đến đâu
Đương nhiên dù xe có cốp rộng, hàng ghế gập tiện lợi hay cổng USB hiện đại đến đâu, một tiêu chí quan trọng không kém là khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Các dòng hatchback, wagon, hay compact SUV có thể là gợi ý phù hợp bởi các dòng xe này có ngoại thất đủ rộng cho cả gia đình với lượng tiêu thụ nhiên liệu vừa phải.
Những tính năng an toàn cần phải có
Dù bạn mua xe cũ hay mới, chiếc xe đó cũng cần phải có ít nhất một trong những tính năng an toàn cơ bản dưới đây:
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS): Giúp tài xế làm chủ được tay lái trong khi thắng gấp do bánh xe không bị khóa cứng. Bởi vì, nếu bánh xe bị khóa cứng trong lúc di chuyển, tài xế sẽ không còn điều khiển được tay lái, xe sẽ bị đẩy đi theo quán tính, khó có thể tránh khỏi tai nạn.
Hệ thống ổn định xe điện tử (ESP, hoặc ESC, DSC, VSC): ESP là thiết bị an toàn xử lý tình huống một cách chủ động, ESP ngày càng trở thành tính năng không thể thiếu trên các dòng xe con và xe việt dã đời mới. Hệ thống này bao gồm các thiết bị cảm ứng có chức năng giám sát các yêu cầu của người điều khiển từ tay lái và so sánh chúng với thực tế hoạt động của xe trên hành trình.
Nếu 2 nguồn dữ liệu này mẫu thuẫn với nhau, có nghĩa đang tiềm ẩn một nguy cơ xảy ra tai nạn và cần xử lý kịp thời. Khi đó, ESP sẽ can thiệp bằng cách áp phanh vào một hoặc nhiều bánh, nhằm giúp xe tránh tình trạng trơn trượt hoặc thậm chí lật xe. Nói không ngoa, ESP chính là “thiên thần bảo hộ” của các tài xế trên hành trình. Đây là một trang bị tiêu chuẩn “bắt buộc” trên các loại xe ô tô ở thị trường nước ngoài, trong khi ở Việt Nam thì chỉ có ở những mẫu xe cao cấp…
Hệ thống túi khí: Túi tự động bơm đầy khí khi có tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe. Cụ thể là, túi khí an toàn phía trước được trang bị trên các xe ô tô nhằm: giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người, giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Tăng phí BOT không thể dựa trên giá xăng dầu giảm"
Chi phí vận tải ngoài phí xăng dầu còn tính cả đầu vào, phí cầu đường...nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm để tăng phí BOT.
Chi phí vận tải ngoài phí xăng dầu còn tính cả đầu vào, phí cầu đường...nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm để tăng phí BOT.
Phí qua các trạm BOT đang trở thành vấn đề nóng khi 23 trạm thu phí trên các tuyến đường đầu tư xây mới, nâng cấp theo hình thức đầu tư BOT chính thức điều chỉnh tăng mức phí theo hướng tăng cao kể từ ngày 1/1/2016. Nhiều doanh nghiệp vận tải lên tiếng cho rằng mức phí đường bộ như hiện nay là quá cao, ngoài sức chịu đựng của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp tìm cách né trạm BOT, đỉnh điểm các chủ xe, lái xe còn đưa xe vào đỗ tại hai làn thu phí phía Nam củaTrạm thu phí Quán Hàu (trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vào sáng 4/1 để phản đối mức phí tăng quá cao gây ách tắc giao thông cục bộ.
Trong khi các doanh nghiệp vận tải oằn lưng cõng thêm phí thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng đau đầu không kém. Ngày 25/12/2015, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị lùi thời hạn tăng mức thu phí qua các trạm BOT đến 1/6/2016. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng ý. Mới đây, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT, Nguyễn Hồng Trường lại nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng mấy năm qua ổn định, giá xăng giảm, chi phí vận tải cũng giảm thì việc tăng phí vào thời điểm này là hợp lý.
Nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, Phí BOT sau tăng như hiện nay là quá cao.
Để làm rõ những thông tin xung quanh việc tăng phí BOT, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Không thể nói giá xăng dầu giảm, cước vận tải giảm thì tăng phí BOT
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng mức phí BOT sau tăng là quá cao? Ông nhìn nhận sao về việc này?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Hiện nay, phí đường bộ đang trong tình trạng phí chồng phí. Thậm chí phí đường bộ ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với một số quốc gia trong khu vực. Nhiều tuyến đường hiện nay có tình trạng phí cầu đường cao hơn phí xăng dầu là một sự bất hợp lý trong cơ cấu giá thành vận tải như hiện nay. Phí BOT cao là do đầu tư lớn và nguyên nhân mức đầu tư lớn là chưa khảo sát đánh giá đúng thực tế, các công trình thường hay đội vốn. Bên cạnh đó, thời gian qua, có thể thấy nhiều dự án đường mới được triển khai và nhiều tuyến đường được cải tạo bằng vốn BOT. Nhìn nhận thực tế, Bộ đưa hình thức đầu tư BOT vào quá nhiều dự án và đưa mức phí chưa căn cứ vào sức mua của người dân, chưa dựa vào thu nhập của người dân mà chỉ dựa vào đầu tư vốn lớn.
Có ý kiến cho rằng, việc tăng phí đường bộ do nếu không tăng sẽ phá vỡ phương án tài chính của nhà đầu tư. Bên cạnh đó hiện nay, tốc độ kinh tế phát triển ổn định, giá xăng dầu giảm, chi phí vận tải giảm thì phí tăng là hợp lý. Ông đánh giá sao về ý kiến này?
Chủ tịch HHVTHN Bùi Danh Liên: Chi phí vận tải phải tính cả đầu vào, phí BOT, phí xăng dầu...Trong đó, giá xăng dầu giảm tỉ lệ cấu thành không lớn nên không thể nói, giá xăng dầu giảm thì giá cước vận tải giảm mà phải thay đổi theo các quy định pháp luật hiện hành. Nếu chỉ nói giá xăng dầu thì tư duy cứng nhắc, lệch lạc. Vừa qua, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài Chính) đưa ra tính toán xăng dầu chiếm 40% - 45% cơ cấu giá thành nhưng đánh giá đó hiện nay không đúng. Diễn biến cơ cấu giá hiện nay đã khác. Phải nói lại là chính phí đường bộ mới là gánh nặng đẩy cơ cấu giá thành vận tải lên, đẩy giá hàng hóa tăng lên cao.
Ông Bùi Danh Liên.
Vừa qua, Bộ GTVT có đề xuất lùi thời gian tăng phí đến tháng 6/2016 nhưng vì nhiều lý do Bộ Tài Chính không chấp thuận. Theo ông lý do Bộ Tài chính đưa ra là do Bộ GTVT có văn bản chậm, phải ban hành thông tư hướng dẫn, trong khi đó 23 trạm BOT đã tăng phí, vé đã in xong nên không thể lùi thời gian tăng phí BOT có hợp lý?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Bộ Tài chính đưa ra những lý do trên thể hiện sự không quan tâm dư luận, máy móc và vô lý.
Với cương vị Chủ tịch HHVT Hà Nội ông kiến nghị vấn đề gì xung quanh việc tăng phí BOT?
Chủ tịch HHVT HN Bùi Danh Liên: Kiến nghị nhà nước xem xét có lộ trình tăng giá phí phù hợp, giá xăng dầu giảm nhưng lại tăng các giá khác sẽ đẩy phí vận tải lên cao. Trong thời điểm như hiện nay cần tính đến phương án giám giá phí BOT.
Đã ký hợp đồng tăng phí BOT thì cần phải thực hiện
Ở góc nhìn một chuyên gia kinh tế, ông Vũ Vinh Phú có những nhìn nhận gì xung quanh việc tăng phí BOT vừa qua?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Chuyện thu phí, tăng phí BOT đã ký hợp đồng với nhà đầu tư từ trước, án tại hồ sơ thì vẫn phải tăng theo lộ trình. Khi ký hợp đồng cần cân nhắc từ trước tất cả những tình huống xảy ra. Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam họ chán nản nhiều rồi. Thực tế, phí BOT tăng cao, doanh nghiệp vận tải họ thấy nhiều nên tìm cách né tránh trạm BOT để đi đường tránh khác nên các cơ quan quản lý phải bàn tính lại. Còn doanh nghiệp đầu tư BOT, họ bảo vệ theo giấy tờ, giá bao nhiêu, thời hạn bao nhiêu đã được thỏa thuận.
Có thực tế chúng ta đang điều hành quá cứng nhắc, nay thế này, mai thế khác, trong khi các cụ có câu "7 lần đo, một lần cắt". Vì thế không tiên lượng được vấn đề. Ví dụ, máy bay quản lý giá vé thì bắt bên hàng không giảm xuống nhưng giá xe ôm sao bắt họ giảm được. Đã thỏa thuận, ký thế nào thì phải thực hiện theo thỏa thuận nhưng trước đó cần phải tính toán chứ đừng gắn giá xăng và giá phí đường bộ. Nếu doanh nghiệp kiện ra tòa trọng tài quốc tế thì ông thua.
Xin cảm ơn ông Bùi Danh Liên và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Hải Ninh
Theo_Kiến Thức
Vietjet tăng cường hơn 800 chuyến bay phục vụ mùa cao điểm Tết Giai đoạn cao điểm Tết Bính Thân, từ 20/1 đến 20/2/2016 (tức 11 tháng Chạp đến 13 tháng Giêng), Vietjet tăng cường hơn 800 chuyến bay, cung ứng thêm 150.000 vé máy bay cho người dân với nhiều sự lựa chọn về chặng bay và thời gian bay. Một số đường bay trọng tâm xuất phát từ TP. HCM được Vietjet tăng thêm...