Mùa nước nổi vớt cá bống trứng kho tiêu
Những con cá bống bụng căng trứng theo dòng nước phù sa được vớt về kho tiêu, thành món ăn dân dã, đưa cơm.
Mùa nước nổi về mang theo phù sa và sản vật trù phú, cũng là lúc người dân miền Tây bước vào mùa vụ làm ăn mới. Gia đình anh Nguyễn Phú Cường (1989) ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang những ngày này đang tận hưởng cuộc sống thanh bình của vùng quê, đánh bắt cá theo nhịp chảy dòng nước phù sa tràn về.
Anh Cường cho biết ngoài làm nghề trang trí nội thất, anh còn đam mê quay các video về đời sống, ẩm thực như gửi chút tâm sự trải lòng về quê hương cho người xem gần xa thông qua kênh Youtube Miền Tây Discovery .
Những con cá nhỏ bằng ngón tay út, với màu nâu nhạt trên lưng, vệt hơi đen sậm nhưng bụng thì căng tròn vì mang hai túi trứng vàng nhìn rõ từ bên ngoài.
Khi nước trên sông Hậu dần nhuốm đỏ phù sa, đứng trên bờ sông ở Đông Thạnh nhìn xuống, có thể dễ thấy một dải nước đỏ giữa hai làn nước bạc lấp lánh. Theo anh Cường, vài tuần nữa, khi mưa nhiều hơn, con nước đỏ hết mặt sông mới mang dòng phù sa vào các kênh rạch nội đồng.
Lúc đó, người địa phương gọi là mùa nước son cũng là lúc cá bống trứng vào lứa đẻ. Chúng có tập tính chỉ nổi vào lúc trời sụp tối và phải lúc nước chảy nhẹ ngược lại. Cá sống bám theo các thảm lục bình hay lá rơi trên mặt nước để đẻ trứng, cá sẽ nổi nhiều nhất vào tháng 7-8 Âm lịch và giảm dần khi hết mùa nước son. Do đó, người dân chỉ được thưởng thức các món ăn từ loại bống trứng trong thời gian ngắn.
Nhà anh Cường nằm yên bình bên con đường làng chạy song song theo dòng nước chảy nên việc đánh bắt cá bống trứng cũng thuận lợi. Đầu tháng 9 vừa rồi, anh cùng một người bạn chuẩn bị xuồng nhựa và đồ nghề để vớt cá.
“Tôi và anh Thắng ngồi trên xuồng, chỉ cần đèn, rổ hoặc cây vợt lưới dài khoảng 2 m là có thể vớt được cá. Chúng tôi đổ cá trên đáy xuồng có chút nước, cá trườn nhảy trông thật ham. Đêm đó vớt được một kg cá bống trứng tươi rói”, anh nói.
Video đang HOT
Người dân bắt cá bống trứng bằng rổ, vợt lưới hoặc đặt vó, chủ yếu bắt vừa đủ đem về ăn bữa cơm. Đối với các hộ sống bằng nghề thì đóng đáy trên các tuyến sông lớn và đặt dớn trên các rạch nhỏ để bắt nhiều cá hơn. Tùy dòng nước lớn nhỏ, mỗi ngày có thể bắt được 5-8 kg, còn nhiều thì đến vài chục kg. Do đang ảnh hưởng của Covid-19 nên giá cá bống trứng mang ra chợ bán khá rẻ, 50.000 – 60.000 đồng/kg, trong khi những năm trước bán được 100.000 đồng/kg.
Cá sau khi bắt mang về chà vào rổ tre rồi mới cắt mang, đuôi và chế biến thành các món như tẩm bột chiên, chấm nước mắm chua hoặc chiên nhạt nguyên con và ăn kèm rau sống. Tuy nhiên, ngon nhất là cá bống trứng kho tiêu.
Những ngày mưa tầm tã, đem cá làm sạch cho vào chảo nhỏ để kho khô. Muốn cho nồi cá kho thật ngon phải ướp ít đường, nước màu dừa, nước mắm rồi để một lát cho cá thấm gia vị, không bị bở thịt. Trong lúc kho, thỉnh thoảng xóc đều, cho thêm chút tiêu xay và ớt cắt miếng mỏng. Loài cá này ngon nhất là ở cặp trứng vàng ươm, khi kho khô trứng cá săn lại, cứng, bùi, béo và thơm, ăn với cháo nóng thì không còn gì ngon bằng.
Cá bống trứng kho tiêu là một trong những món ăn ngon mùa nước nổi.
“Mùa cá bống trứng dần trở thành kỷ niệm quý giá của những người sinh ra và lớn lên từ đồng ruộng miền Tây. Đã bao mùa nước son âm thầm đi qua, tôi chợt nhận ra loài cá này là một phần cuộc sống gia đình. Một mùa bống trứng mùa nước son nữa lại về, có dịp mời bạn về quê tôi bắt cá bống trứng mang đến trải nghiệm nhịp sống khó quên trên sông nước”, anh Cường chia sẻ.
Món bún cá miền Tây ngon đậm đà
Món bún cá chúng ta có thể thưởng thức ở nhiều nhà hàng, quán ăn tại nhiều nơi khác nhau trên mọi miền đất nước, đặc biệt là ở Sài Gòn.
Thế nhưng, không ở đâu có được hương vị đậm đà đặc trưng như khi bạn ăn tại đồng bằng và do chính những cô, những dì gốc miền Tây chế biến
Món bún cá miền Tây ngon đậm đà
Món bún cá miền Tây mang vị ngon đậm đà:
Để có món bún cá đặc trưng và tô bún bốc khói, tỏa hương thơm ngào ngạt, ngọt đến tê đầu lưỡi, người làm phải trải qua công đoạn chế biến rất tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian.
Nhiều quán ăn có tiếng ở miền Tây đều có riêng bí quyết chọn cá và thực hiện theo một quy trình chế biến theo đúng "bí quyết gia truyền" để "cho ra" thương hiệu của mình.
Cách nấu món bún cá miền Tây ngon:
Cách nấu nước dùng:
Để nấu nước dùng cho nồi bún cá, người ta dùng xương ống heo nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ, cứ như vậy nấu liu riu cho đến khi nước dùng trong vắt, vàng ánh.
Khi nước đã được mới cho cá lóc ruộng làm sạch vào luộc trong nước dùng. Cá vừa chín tới, vớt ra lóc thịt để riêng. Sau đó lọc lại nồi nước và bắt đầu nêm nếm.
Hương vị chuẩn của nồi bún cá là do màu sắc, mùi vị của thứ nước mắm Phú Quốc đỏ au, thơm lừng.
Có lẽ ở cạnh biển nên trong tô bún cá phải có vài con tôm thẻ. Tôm thẻ làm sạch, lột vỏ rồi ướp với nước mắm, đường, tiêu và chút tỏi. Quan trọng cũng chính là nước mắm ngon và thời gian ướp phải đủ để nước mắm và đường thấm vào tôm. Sau đó mang tôm kho như kho tàu nhưng độ lửa nhỏ và kéo dài hơn. Con tôm thấm nước mắm và gia vị trở nên căng cứng vừa hơi măn mẳn nhưng có vị ngọt đặc trưng kiểu Nam Bộ.
Cách làm bún:
Bún được làm từ khuôn ép rơi vào nồi nước luộc được vớt lên, "bắt" thành nhiều cọng khít nhau, uốn cong lại, ngay ngắn theo hình quả trám.
Từ những cọng bún đẹp mắt ấy, người ta "xé" ra thành từng sợi trắng tinh, trải vào lòng tô sau khi đã sắp sẵn rau muống chẻ, giá sống cùng rau thơm.
Tiếp theo, cho thịt cá (tô đặc biệt còn được "hưởng" bộ lòng cá) và tôm um lên trên mặt, sau cùng chan nước lèo ngập mặt bún.
Thưởng thức món bún cá:
Với tô bún trước mặt, bạn cho ớt bằm vào, vắt thêm miếng chanh rồi cầm đũa trộn đều. Có một điều đặc biệt là khi ăn bún cá chỉ chỉ có thể sử dụng loại nước mắm "mặn" không chế biến. Nhìn tô bún bốc khói nhưng chưa vội ăn mà phải cho thêm ớt và củ kiệu ngâm chua bằm nhuyễn rồi mới bắt đầu thưởng thức.
Miếng cá lóc đồng ngọt thanh hòa cùng vị đậm đà của con tôm thẻ, thêm chút chua nồng của củ kiệu và cái cay xé lưỡi đầy cố ý của ớt như đẩy đưa món bún cá lên tới mức ngon tuyệt.
Húp miếng nước lèo nóng hổi, hương vị sông ngòi, biển cả như đong đầy trong từng muỗng... Món bún cá đã làm phong phú thêm cho bún, món ăn quen thuộc của người Việt ở khắp nơi.
Cà na chấm muối ớt ở miền tây mùa nước nổi Những trái cà na da căng bóng lưỡng, ngấm đường ngọt thanh, giòn và dai dần sật trong từng thớ thịt, chấm thêm chút muối ớt cay cay, nghĩ đến cũng đã dễ khiến thực khách phải tê đầu lưỡi. Cà na muối chua ngọt hiện nay là món ăn đường phố dân dã quen thuộc của nhiều bạn học sinh. Ảnh: Phương...