Mùa ngô xanh mướt trên cao nguyên đá Đồng Văn
Không còn sắc xám đen lạnh lẽo của đá tai mèo, dưới cơn mưa rào tháng 6, Đồng Văn được phủ xanh nhờ những ruộng ngô trồng khắp nơi.
Với diện tích đa phần là đá tai mèo, cây ngô là cây lương thực chính của bốn huyện vùng cao Hà Giang, nơi đá chen đá, hiếm đất trồng trọt và khô hạn quanh năm. Ngô có giá trị vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như phát triển kinh tế của đồng bào vùng cao nơi đây, ngoài làm lương thực, ngô còn dùng cho chăn nuôi, làm mèn mén, bánh ngô hoặc chế biến rượu.
Nếu như du khách quen với hình ảnh mùa xuân cao nguyên đá có màu hồng của hoa đào, trắng của hoa mận, hoa lê, mùa thu là sắc tím hồng tam giác mạch, mùa đông màu vàng rực của hoa cải thì mùa hè lại là thời điểm của màu xanh. Mùa này từ Quản Bạ đến Yên Minh, từ Đồng Văn đến Mèo Vạc những con đường, núi đồi đều phủ màu xanh của ngô.
Thung lũng Đường Thượng đi về ngã ba Lũng Hồ trong tháng 6, với sức sống căng tràn, trù phú tốt tươi hiếm gặp ở các thời điểm khác trong năm.
Trên đỉnh dốc 9 khoanh nhìn về trung tâm xã Phố Cáo.
Từ trên “đệ nhất hùng quan” đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống con đường đi tới ba xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ của huyện Mèo Vạc.
Càng đi vào các bản làng nằm sâu trong vùng lõi cao nguyên đá Đồng Văn, bạn càng thấu hiểu được sức sống mãnh liệt vượt lên từ đá, khắc họa từ chính những cây cây ngô và đồng bào Mông nơi đây.
Video đang HOT
Con đường uốn lượn như rắn trong màu xanh của những đồng ngô ở Lao Xa.
Việc thu hoạch ngô tùy vị trí địa lý từng huyện, mùa, lượng mưa, độ cao… nhưng thường diễn ra trong tháng 6 và 7. Lúc thu hoạch cũng là lúc lựa chọn ngô giống cho vụ sau, người dân làm công việc đó ngay trên nương, chọn ngô giống xong để riêng đem về treo trên gác bếp.
Vào bất cứ một gia đình Mông, Dao, Lô Lô, Giáy, Pu Péo… nào trên cao nguyên đá Đồng Văn bạn đều sẽ thấy ngô chất đầy trên đầu hồi, dưới mái hiên, hay trong bếp… Ngô thường được phơi 3-4 nắng rồi phân loại, loại tốt để ăn và nấu rượu, làm bánh, loại xấu làm thức ăn gia súc.
Những đứa trẻ "mộc mạc" trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn
Giữa vùng núi đá vôi hùng vỹ cao trên 1.000m so với mực nước biển của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), những đứa trẻ thuộc đồng bào thiểu số như một điểm nhấn vào sự hoang sơ, sự mộc mạc của đời sống vùng cao.
Cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu là một cao nguyên đá trải rộng trên 4 huyện của tỉnh Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). Sinh sống trong khu vực này có trẻ em của gần 20 dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là Mông, Tày, Dao...
Khác với trẻ em vùng xuôi, thường có những nơi vui chơi ở địa hình bằng phẳng hoặc nơi nhà văn hóa thì trẻ em nơi đây - do địa bàn rộng lớn, địa hình hiểm trở, mật độ dân cư thưa thớt, gia đình đông con, đời sống kinh tế khó khăn... nên nơi vui chơi cũng rất tự nhiên và rất thiên nhiên - nơi những núi đá cao chót vót, hay những đại đỉnh đèo mà không có sự kèm cặp của người lớn.
Chị gái (khoảng 5 tuổi) địu em (khoảng 1 tuổi) sau lưng, vui chơi trên đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc), mẹ của cả hai chị em đang làm việc trên nương ở bên kia quả núi
Các bé gái mặc trang phục dân tộc xúng xính vui chơi ở Bảo tàng Con đường hạnh phúc (trên đèo Mã Pì Lèng) vào dịp cuối tuần. Mỗi khi du khách dừng chân tại đây, có một số người sẽ chụp ảnh cùng các em và thường cám ơn bằng một chút tiền dao động từ 10.000 - 20.000 đồng
Các em thường dùng một phần tiền mà du khách đã cám ơn để mua khoai lang nướng ở một điểm bán đồ ăn vặt gần đó
Các bé gái bán hoa tam giác mạch trên dốc Thẩm Mã (xã Lũng Thầu, Đồng Văn), phục vụ khách du lịch khi nán chân lại chụp ảnh
Các em dường như đã quá quen thuộc với việc chụp ảnh với du khách, và để cho những bức ảnh thêm đẹp đẽ các em thường cười rất tươi như những người mẫu ảnh không chuyên nhưng lại rất chân thật, mộc mạc và chân thành
Khoảnh khắc thể hiện sự mệt mỏi của một bé gái khi địu quẩy tấu đựng hoa tam giác mạch quá lâu, phía dưới kia là dốc Thẩm Mã
Hai bé trai và người đàn ông ở gian trưng bày sản phẩm của Hợp tác xã Lanh Trắng - có địa chỉ ở trước Dinh thự nhà Vương (ở thôn Sà Phìn, xã Sàn Phìn, huyện Đồng Văn)
Ánh mắt hồn nhiên và nụ cười trong sáng của một bé gái người Lô Lô (một trong những tộc người có số dân ít nhất Việt Nam) ở bản Lô Lô Chải, cách đó không xa là Cột cờ Lũng Cú (xã Lũng Cú, Đồng Văn) - nơi đánh dấu điểm cực Bắc của Việt Nam
Người mẹ trẻ (20 tuổi) đưa con trai xuống nương làm việc, hai bên bậc đá xuống núi là những cánh đồng hoa tam giác mạch đang mùa thu hoạch
Đứa bé bình yên trong giấc ngủ trên lưng mẹ, người mẹ đang trên đường xuống nương làm lụng
Hai bé gái cùng mẹ và bà ở đường xuống Hẻm Tu Sản (huyện Mèo Vạc)
Cách ăn trưa của một bé gái vùng cao ở một điểm du lịch, bố mẹ các em đang làm các nghề dịch vụ (buôn bán, trông xe...)
Nỗi buồn trong anh mắt của một bé trai người Mông, em vừa nghỉ học lớp 9. Gia cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ tuổi cao, dưới em còn hai em nữa. Trong hoàn cảnh đó, dù rất muốn đi học nhưng em "bắt buộc" phải nghỉ, đi làm nương rẫy phụ mẹ nuôi các em.
Lãng du giữa cao nguyên đá Trên các miền đá heo hút, người Mông đã tạo ra những mảnh màu xanh ấn tượng. Đó là một nền nông nghiệp xanh và sạch Với tôi, dịp Xuân về không gì thú bằng những chuyến lãng du trên cung đường Hạnh Phúc xuyên qua 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Đi trên cung...