Mùa mưa tới, đây là 12 điều bạn cần làm để bảo vệ sức khoẻ
Mùa mưa tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tả lỵ, bệnh tiêu hoá, các vấn đề viêm nhiễm da khác. Bảo vệ sức khoẻ trong mùa mưa là điều cần thiết để bạn trải qua một mùa mưa khoẻ mạnh.
Các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa chủ yếu bao gồm giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc củng cố sức khỏe và phòng tránh các yếu tố lây nhiễm.
1. Rửa tay thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch
Ngoài việc chúng ta đang bước vào mùa mưa thì làn sóng dịch Covid-19 vẫn đang âm ỉ trong cộng đồng với nhiều ca mắc mới. Vì thế mà để bảo vệ sức khoẻ, ngăn chặn sự lây truyền của virus và vi khuẩn bạn nên rửa tay thường xuyên.
Rửa tay đúng cách là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy. Nếu không có xà phòng và nước bạn có thể thay thế bằng nước rửa tay khô với lượng vừa đủ. Đặc biệt là bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm vào các bề mặt có nguy cơ nhiễm vi khuẩn ở nơi công cộng,…
2. Không đụng chạm tay lên vùng mặt, mũi, mắt
Hành động vô tình nhưng rất phổ biến này chính là một phương thức khiến cơ thể bị nhiễm virus và vi khuẩn. Hàng ngày, tay của bạn đụng chạm vào rất nhiều các đồ vật, bề mặt khác nhau. Vì thế nếu chưa được vệ sinh sạch sẽ thì bạn tuyệt đối không được đưa tay chạm vào mặt, mũi, miệng, mắt,…
Để tránh nhiễm virus, vi khuẩn cần hạn chế chạm tay vào vùng mặt (Ảnh: Internet)
Vào mùa mưa, đi ngoài trời nhiều người cũng có thói quen đưa tay dụi mắt, gạt nước mưa,… thói quen này cũng dễ khiến bạn bị nhiễm khuẩn hơn. Thay vào đó nên sử dụng các loại kính trôi nước để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ngoài ra, đừng quên rửa mặt sạch sẽ khi ra ngoài vào trời mưa. Sử dụng khăn mặt, khăn tay sạch để thấm bớt nước.
3. Tránh tiếp xúc với các vũng nước bẩn
Vào mùa mưa, rác, chất thải hay bị hòa trôi với dòng nước. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về da, hô hấp hay tiêu hoá. Cụ thể như tiêu chảy, cảm cúm, viêm da, nhiễm khuẩn,… Do đó, nếu phải đi dưới trời mưa bạn nên trang bị các đồ dùng cần thiết như áo mưa, mũ trùm đầu, ủng đi mưa,…
Video đang HOT
Các vũng nước bẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật (Ảnh: Internet)
4. Ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khoẻ
Ăn chín uống sôi giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa được an toàn. Nguồn nước ô nhiễm kết hợp với việc ăn uống không hợp vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn E.coli, tả lỵ,…
5. Có các biện pháp phòng chống muỗi đốt
Thời tiết ẩm ướt, các vũng nước tù đọng chính là môi trường lý tưởng cho muỗi phát triển gây sốt xuất huyết. Do đó mà bạn nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ môi trường có nguy cơ sinh sản của ấu trúng muỗi (loăng quăng, bọ gậy) để bảo vệ sức khoẻ.
Chống muỗi đốt để phòng tránh sốt xuất huyết (Ảnh: Internet)
Ngoài ra bạn có thể phun thuốc muỗi ở nhà, vườn, khu vực cống rãnh để phòng chống muỗi trong mùa mưa. Các loại kem, thuốc bôi chống muỗi đốt khi ra ngoài cũng là một gợi ý nên tham khảo.
6. Các loại thảo dược
Gừng, quế, hạt tiêu, bạc hà là một số các loại thảo dược giúp làm ấm cơ thể khi đi ngoài trời mưa và hỗ trợ điều trị bệnh cảm lạnh, viêm họng, ho hiệu quả.
7. Bổ sung nhiều vitamin vào chế độ ăn
Bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn giúp bảo vệ sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch. Các loại vitamin được khuyến khích bổ sung bao gồm vitamin C, vitamin E,… Nếu muốn bổ sung ở dạng thuốc uống thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Dư thừa vitamin cũng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn giúp bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Internet)
8. Có một chế độ ăn uống khoa học
Cũng tương tự như việc duy trì tập luyện thì chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau củ và trái cây tươi, hạn chế chất béo động vật và bổ sung các thực phẩm chống oxy hóa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe vào mùa mưa được hiệu quả hơn.
Một bát canh nóng sau khi đi mưa về có thể hồi phục thân nhiệt nhanh chóng cho bạn. Bên cạnh đó, hãy uống đủ nước để hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể.
9. Tắm sau khi đi mưa về
Sau khi đi mưa về, để tránh bị ngấm nước mưa vào người thì bạn nên thay quần áo và tắm lại bằng nước ấm. Tắm nước ấm giúp cơ thể điều chỉnh lại nhiệt độ tốt hơn. Nếu gội đầu thì nên sấy khô luôn chứ không được để đầu ướt.
Tắm nước ấm giúp cơ thể lấy lại thân nhiệt hiệu quả (Ảnh: Internet)
Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hay nguy cơ bị cảm lạnh do sự thay đổi nhiệt độ.
10. Duy trì thói quen tập thể dục
Để bảo vệ sức khỏe được hiệu quả trong mùa mưa thì bạn không nên bỏ qua việc tập thể dục thường xuyên. Tùy điều kiện thời tiết và thể trạng mà bạn nên lựa chọn những biện pháp tập luyện phù hợp.
11. Giữ nhà cửa sạch sẽ, chống nấm mốc
Mùa mưa, các bức tường dễ xảy ra hiện tượng bị thấm hay mưa hắt vào gây nấm mốc. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây ra các bệnh hô hấp hay nhiễm trùng.
Đặc biệt nấm mốc rất nguy hiểm cho người bị bệnh hen suyễn hay tiểu đường.
12. Không đi lại dưới trời mưa quá to
Nếu trời đang mưa lớn, bạn nên tìm một nơi để trú ẩn để tránh việc bị ướt quá nhiều hay các hiện tượng thiên nhiên xảy ra. Nhất là không nên đứng dưới cột điện hay tán cây to, sử dụng đồ kim loại hay điện thoại không dây.
Tuy nhiên việc trú mưa không thể giúp bạn chống hoàn toàn nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập nhưng cần thiết với những người có hệ miễn dịch yếu.
Phát hiện đỉa trong dương vật một người đàn ông, bác sĩ phẫu thuật "chết sững"
Các bác sĩ trong phòng mổ hôm đó đã "chết sững" khi nhìn thấy một con đỉa tương đối lớn trong dương vật của người đàn ông, phá hủy nội tạng, hút no 1 lít máu.
Và nguyên nhân làm sao loài ký sinh trùng này lại có thể chui vào được "chỗ nhạy cảm" đó còn khiến họ bất ngờ hơn...
Theo các bác sĩ ở bệnh viện Calmette, Phnom Penh, Campuchia, khi họ nội soi cho một người đàn ông lớn tuổi thì thấy một sinh vật ký sinh trùng hút máu bên trong. Hóa ra đó là một con đỉa, đã xâm nhập vào cơ thể người đàn ông lớn tuổi thông qua dương vật khi ông ta đi bơi ở ao sau nhà. Sau đó nó đi sâu vào cơ thể, đi lên niệu đạo vào bàng quang, hút 1 lít máu từ cơ quan nội tạng.
Bệnh nhân đã ngâm mình trong nước mà không mặc quần áo... cho mát, rồi để con vật không xương sống chui vào dương vật. Đêm đó, ông đã bị đau nặng khi cố gắng đi vệ sinh tại nhà và buộc phải nhập viện. Sau đó, các bác sĩ đã phải sử dụng một công cụ được gọi là ống soi lưỡng cực để giết con đỉa, trước khi trích xuất nó. Quá trình loại bỏ rất phức tạp, bởi con đỉa đã phình to sau khi hút no máu từ người đàn ông.
Con đỉa đã xâm nhập cơ thể người đàn ông thông qua dương vật khi ông đi bơi ở ao sau nhà.
Con đỉa phình to sau khi hút 1 lít máu từ vật chủ của nó.
Con đỉa đã làm bị thương các bộ phận trong cơ thể người đàn ông.
Các y, bác sĩ ở bệnh viện Calmette, Phnom Penh, Campuchia sau khi lấy con đỉa ra khỏi cơ thể người đàn ông.
Các bác sĩ cũng cảnh báo người dân nên cẩn thận khi bơi trong ao, hồ vào mùa mưa, bởi sẽ có rất nhiều đỉa và côn trùng khác. Tình trạng của người đàn ông đã ổn định sau một đêm theo dõi và được xuất viện vào ngày hôm sau.
Ba người trong nhà nhập viện vì ăn dưa hấu, bác sĩ chỉ ra cách bảo quản sai Nếu bạn không biết bảo quản dưa hấu và hoa quả trong tủ lạnh đúng cách, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Mới đây, Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp 3 bà cháu trong một gia đình nhập...