Mùa mưa: Báo động bệnh nhiễm khuẩn da
Xấu hổ vì viêm daBệnh nhiễm khuẩn da được xem là kẻ viếng thăm thường xuyên trong mùa mưa. Dù không được liệt vào hàng “chết người” nhưng những khó chịu, phiền toái mà chúng mang lại thì rất rõ ràng.
Là dân văn phòng nom tinh tươm, sạch sẽ, bản thân chị Thu Hương (Q.Tân Phú, TP.HCM) cũng không ngờ mình bị viêm kẽ chân chỉ do mấy hôm trước nước ngập phải lội bì bõm. Thế là, đang ngồi làm, chốc chốc chị lại lén vào nhà vệ sinh để… gãi ngứa. Chị bảo: “Cứ nghĩ, mấy cái viêm da này chỉ bị khi còn nhỏ sống ở quê, giờ tự dưng sống ở thành phố, đi làm sạch sẽ đàng hoàng, tự dưng bị bệnh này, thấy xấu hổ quá”.
Người lớn bị bệnh còn có thể tự chủ nhưng khi trẻ nhỏ mắc phải, không biết cách chăm sóc sẽ dễ nhiễm trùng hơn. Chị Thiên Hà, mẹ bé Kim Yến (đang học lớp 3) mấy ngày nay rất đau đầu khi bé bị nhiễm nấm: “Da cháu bỗng dưng có lớp màng màu trắng, gây ngứa khiến cháu gãi liên tục, sau đó lớp màng trắng bong ra, lộ lớp da màu đỏ, ẩm ướt. Bác sĩ bảo vì vệ sinh không kỹ nên cháu bị nhiễm nấm. Chẳng lẽ bệnh vặt thế này, phải xin phép nghỉ học nên mình vẫn cho bé đến lớp. Được vài hôm, bé lại về khóc, bảo là mắc cỡ với các bạn, rồi bị cô mắng vì không tập trung”.
Đừng để những bệnh “vặt” ảnh hưởng đến việc học tập của bé
Có thể nói, nỗi khổ của người mắc bệnh viêm da là ngứa ngáy, khó chịu, bên cạnh đó, người bệnh còn thấy xấu hổ do những căn bệnh này thường do vệ sinh kém, đồng nghĩa với việc… ở bẩn.
Video đang HOT
Cách phòng ngừa: đơn giản
Bên cạnh những phiền toái có vẻ “vặt vãnh” thì bệnh viêm da còn để lại những hậu quả không ngờ tới. Biểu hiện chung khi bị viêm da là cảm giác ngứa, thèm gãi liên tục, lâu dần, vi khuẩn tấn công nhiều hơn, gây loét sâu, nhiễm trùng, sưng đau và mưng mủ, trở thành môi trường tốt để các loại vi khuẩn, vi trùng khác (ấu trùng giun) xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, trẻ con thường dễ bị nhiễm hơn do da trẻ mỏng và hệ miễn dịch kém. Bệnh nếu có chữa lành thì cũng để lại sẹo, thậm chí, còn gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.
Tắm rửa ngay khi từ trường về là một trong những cách bảo vệ sức khỏe cho bé
Với những căn bệnh nhiễm khuẩn mùa mưa nói chung và nhiễm khuẩn da nói riêng thì cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là thường xuyên vệ sinh thân thể. Đó là biện pháp được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo hàng đầu. Các bậc cha mẹ hãy thường xuyên nhắc trẻ rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi hoặc bất cứ lúc nào thấy trẻ có dấu hiệu “dơ”. Đặc biệt, khi từ trường về, trẻ nên được tắm rửa bằng sữa tắm diệt khuẩn ngay bởi trường học luôn là nơi các bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Rất có thể, con bạn vô tình đã mang theo mầm bệnh từ trường về nhà.
Hơn nữa, mùa mưa, khi đi đường, phải lội nước, nước bẩn bắn vào người là thường xuyên, thậm chí áo mưa cũng có thể trở thành vật trung gian gây nhiễm khuẩn. Khi không thể tránh khỏi các tác nhân khách quan này thì hãy tìm cách loại trừ lớp vi khuẩn bám ngoài da. Vệ sinh toàn thân bằng sản phẩm vệ sinh diệt khuẩn được xem như “liều vắc-xin” hiệu quả, tiết kiệm mà lúc nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.
Theo VNE
Xóa tan những ngộ nhận về 'chuyện ấy'
Rất nhiều người tự tin rằng mình hiểu biết mọi điều về tình dục. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ là thỏa mãn đối phương trong chuyện ấy, quan trọng hơn, đó là bảo vệ sức khỏe sinh sản của hai người.
1. Cô ấy không có hứng với chuyện ấy
Bạn nên hiểu rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến ham muốn tình dục của cô ấy - như mệt mỏi, căng thẳng và các vấn đề tình cảm khác. Đó thường là nguyên nhân mà ít đấng mày râu để ý tới. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục và khả năng đạt khoái cảm của nàng. Bởi các loại thuốc thường làm giảm các loại hóc-môn, bao gồm testosterone (một hóc-môn ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn yêu).
2. Đến kì đèn đỏ
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt như trướng bụng, tức ngực thậm chí tâm lí thay đổi thất thường, hay giận dỗi khiến phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Nguyên nhân là do lượng estrogen của cơ thể sụt giảm dẫn đến lượng serotonin do não bộ sản sinh cũng hạ thấp. Serotonin được coi là hóc-môn tạo tâm trạng phưng phấn và thoải mái. Do đó, khi bị thiếu hụt serotonin, cô ấy khó mà có tâm trạng cho chuyện ấy.
Bạn nên hiểu rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến ham muốn tình dục của cô ấy
3. Lịch sử tình trường
Nửa kia của bạn có thể đã từng quan hệ tình dục với nhiều người khác. Do đó, bạn có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục từ nửa kia. Để bảo vệ mình đúng cách, bạn cần tìm hiểu nửa kia đã dùng biện pháp ngừa thai nào và lần cuối cùng kiểm tra sức khỏe sinh sản là khi nào.
4. Bạn sẽ làm gì nếu không dùng biện pháp bảo vệ khi yêu
Cho dù là "áo mưa" bị rách khi đang "hành sự" hay không ai nghĩ đến việc sử dụng biện pháp bảo vệ khi cuộc yêu đang cao trào, vẫn còn một cách để bạn tránh mang thai ngoài ý muốn. Bạn hãy dùng viên thuốc tránh thai khẩn cấp. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này đóng tử cung lại hoặc cản trở trứng thụ thai. Bạn cần uống thuốc này trong vòng 72 giờ đồng hồ sau khi quan hệ tình dục và uống đủ hai liều càng sớm càng tốt.
5. Đau khi quan hệ tình dục
Nhiều phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh như nhiễm nấm, nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi quan hệ tình dục. Tinh dịch dễ phá vỡ độ pH bình thường của âm đạo hoặc làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn. Thông thường, nam giới ít có khả năng lây nhiễm trùng từ phụ nữ. Vì vậy, bạn hãy đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục (có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang). Hoặc khi cô ấy từ chối yêu bởi cảm thấy đau vùng nhạy cảm, các đấng mày râu hãy hiểu và thông cảm với cô ấy.
6. Sử dụng biện pháp tránh thai
Các đấng mày râu cần hiểu rõ người phụ nữ của mình đang sử dụng biện pháp tránh thai nào thay vì coi đó là vấn đề của cô ấy. Nếu bạn không nắm được điều đó, bạn cũng sẽ chịu rủi ro lây nhiễm bệnh hoặc sẽ trở thành ông bố bất đắc dĩ. Hãy thẳng thắn và cởi mở với cô ấy về vấn đề này. Nếu bạn không chắc chắn cô ấy dùng thuốc hay màng chắn tránh thai, tốt nhất là bạn nên dùng bao cao su.
7. Tính ngày theo chu kì kinh
Nếu cô ấy không sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần hiểu được chu kì rụng trứng của cô ấy để tránh thai ngoài ý muốn. Thông thường, mỗi chu kì của phụ nữ kéo dài 28 ngày và rụng trứng vào khoảng giữa chu kì (tức ngày thứ 14). Tuy nhiên, khả năng thụ thai vẫn có thể xảy ra khi bạn quan hệ tình dục trong khoảng 3 ngày trước và sau khi cô ấy rụng trứng bởi tinh trùng tồn tại trong ống dẫn trứng tới 72 giờ. Ngoài ra, chu kì của từng phụ nữ khác nhau và theo từng tháng. Do đó, nguy cơ mang thai có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Nếu chu kì kinh nguyệt ngắn (khoảng 25 ngày) và kéo dài, cô ấy vẫn có thể rụng trứng cùng một thời điểm.
Nếu cô ấy không sử dụng thuốc tránh thai, bạn cần hiểu được chu kì rụng trứng của cô ấy để tránh thai ngoài ý muốn.
8. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bệnh tình dục rất dễ lây truyền từ nam qua nữ và ngược lại, vì vậy, bạn cần có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình và bạn tình. Bạn cần tìm hiểu rõ bạn tình của mình có tiền sử mắc các bệnh này không và lần cuối đi khám chuyên khoa là khi nào.
Sử dụng bao cao su có thể coi là cách an toàn nhất để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất như Chlamydia (có tới 28 triệu người mắc bệnh này mỗi năm) và HPV (một loại virus u nhú ở người ảnh hưởng tới khoảng 20 triệu người). Khoảng 80% phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh HPV một lần trong đời. Ngoài ra, bệnh hecpet cũng là mối de dọa lớn với chị em phụ nữ. Nếu bạn bị bệnh hecpet môi, nửa kia của bạn cũng rất dễ lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng và gây ra hecpet bộ phận sinh dục. Do đó, tốt nhất là cả hai bạn cùng nên đi khám chuyên khoa để biết cách phòng ngừa và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục.
Theo Gia Minh (Tiền Phong)
Dấu hiệu của nhiễm nấm âm đạo Mặc dù nhiễm nấm không nguy hiểm song chị em nên nhận biết được các dấu hiệu của hiện tượng nhiễm nấm để sớm chữa trị, đem lại cảm giác thoải mái và thăng hoa trong "chuyện ấy". Nguyên nhân - Âm đạo thực ra chứa các vi khuẩn có lợi giúp giữ cho sự cân bằng a-xít ở bộ phận sinh dục....