Mưa lũ ở TQ: Chuyên gia chỉ ra hơn 80.000 “bom hẹn giờ”
Ngày 6.7, lượng mưa đã tăng đột ngột ở khu vực miền Nam Trung Quốc. Theo thông tin mới nhất, mực nước tại 304 con sông ở Trung Quốc đã vượt mức cảnh báo lũ, 26 tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Hơn 80.000 hồ chứa nước ở Trung Quốc không an toàn, theo chuyên gia (ảnh: Xinhua)
Quý Châu, Trùng Khánh và Tứ Xuyên là những khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lũ. Khoảng 1.000 hồ chứa nước ở thượng nguồn, trung lưu và hạ lưu nhiều con sông ở Trung Quốc đã đầy nước.
Ngày 4.7 theo giờ địa phương, mực nước ở hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng vọt lên 149,6 mét (vượt qua mức cảnh báo lũ 4,6 mét).
Mưa lớn không chỉ gây ra ngập lụt mà có thể còn kèm theo một số thiên tai khác như lở đất, lũ quét, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống thiên tai của Trung Quốc.
Wang Weiluo – chuyên gia thủy lợi của Trung Quốc – cho rằng, tình trạng mưa lớn kéo dài ở Trung Quốc hiện nay là rất nghiêm trọng.
Ông Wang cho rằng, đập Tam Hiệp của Trung Quốc đang đứng trước thách thức lớn trong mùa mưa lũ năm nay. Ông Wang lưu ý Trung Quốc chỉ mới bước vào mùa mưa.
Theo chuyên gia Wang Weiluo, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, khu vực hạ lưu sông Dương Tử, từ Nghi Xương đến Thượng Hải đều sẽ chìm trong biển nước.
Ông Wang cũng bày tỏ lo ngại khi nói về chất lượng của những hồ chứa nước của Trung Quốc.
“Ngoài đập Tam Hiệp, Trung Quốc còn có hơn 80.000 quả bom hẹn giờ. Trung Quốc có khoảng 98.000 hồ chứa nước. Tuy nhiên, 82.000 hồ chứa trong số này được đánh giá là không an toàn”, ông Wang nói.
Theo phân tích của ông Wang Weiluo, số hồ chứa nước bị hư hại, hết hạn sử dụng, được đánh giá là không an toàn, chiếm 84% tổng số hồ chứa của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nguyên nhân của tình trạng này là do hầu hết các hồ chứa, đập nước ở Trung Quốc được xây dựng vào những năm 1950 và 1970.
“Những hồ chứa này đã được sử dụng suốt 40 – 60 năm qua. Nếu tính theo tuổi thọ trung bình của một hồ chứa là 50 năm thì hầu hết hồ chứa nước của Trung Quốc đều đã đến hạn hoặc quá hạn sử dụng so với thiết kế ban đầu”, ông Wang đánh giá.
Nước sông dâng cao tại Trùng Khánh, Trung Quốc (ảnh: Xinhua)
Theo ông Wang, Trung Quốc thường xây dựng hàng chục hồ chứa từ thượng nguồn đến hạ nguồn của một con sông. Điều này có nghĩa nếu một hồ chứa bị vỡ, những hồ chứa còn lại cũng sẽ rơi vào nguy hiểm theo hiệu ứng domino.
“Những hồ chứa kiểu này như những quả bom hẹn giờ. Chúng cực kỳ không an toàn”, ông Wang nhận xét.
Hôm 6.7, Đài Khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo mưa lũ màu vàng.
Hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp ở Trung Quốc tương ứng với 4 màu, trong đó màu đỏ là mức nghiêm trọng nhất, kế tiếp là màu cam, vàng và xanh, theo Tân Hoa Xã.
Dự báo mưa lớn sẽ tiếp diễn ở các khu vực Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam cho tới giữa tháng 7.
Taiwan News dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, cảnh báo mưa lớn đã được phát liên tiếp suốt 35 ngày qua ở 26 tỉnh thành.
Cuộc sống của hơn 20 triệu người ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, gần 20.000 ngôi nhà bị phá hủy.
121 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trong dòng nước lũ. Thiệt hại kinh tế đối với Trung Quốc đã lên tới 5,9 tỷ USD.
TQ: Thêm con đập khổng lồ phải xả lũ gấp, truyền thông dặn dân "thấy nước dâng là chạy"
Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc tiếp tục diễn biến phức tạp khi bắt đầu bước và mùa mưa chính. Mới đây, một con đập khổng lồ khác chắn nước sông Hoàng Hà cũng phải xả lũ để đón lượng nước mới dồn về.
Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng Trung Quốc chìm trong dòng lũ (ảnh: Taiwannews)
Phượng Hoàng cổ trấn, thị trấn cổ với bề dày hơn 2.000 năm lịch sử, vừa trở thành khu vực mới nhất rơi vào ngập lụt do mưa lũ ở Trung Quốc.
Trấn Phượng Hoàng thuộc tỉnh Hồ Nam, nằm trên một nhánh của sông Dương Tử. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc với khung cảnh nên thơ, cổ kính.
Kể từ đầu tháng 6, hơn 14 triệu người ở 26 tỉnh, thành phố Trung Quốc đã bị ảnh hưởng do mưa lũ. Hôm 29.6, đập Tam Hiệp chính thức xả lũ lần đầu tiên trong năm nay, làm dấy lên lo ngại làm trầm trọng thêm tình trạng lũ lụt ở khu vực hạ lưu.
Theo thông tin mới nhất từ Tân Hoa Xã, mưa lớn đang xảy ra ở khu vực thượng nguồn sông Dương Tử như các sông Ngô Giang, Tiểu Giang và Đà Giang.
Hai bên bờ sông Đà Giang - một nhánh chính của sông Dương Tử - đã bị nhấn chìm trong dòng nước lũ.
Một đoạn video do người dân địa phương đăng tải cho thấy, dòng nước lũ đục ngầu phù sa đang quét qua đường phố ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nước ngập cao đến vai người. Ở các khu vực thoát nước hiện đại hơn của cổ trấn, người đi bộ và các phương tiện di chuyển cũng rất khó khăn.
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA), mưa sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất là hết ngày 2.7 ở Hồ Nam.
CMA đã ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc suốt hơn 1 tháng nay. Dự báo sẽ có mưa lớn ở Trùng Khánh, Quý Châu, Hồ Bắc và nhiều nơi khác. Mưa lớn kéo dài khiến mực nước ở khu vực thượng lưu sông Dương Tử và hồ chứa đập Tam Hiệp dâng cao, gây nhiều lo ngại về khả năng chịu sức ép của con đập lớn nhất thế giới.
Hôm 29.6, một con đập khổng lồ khác ở Trung Quốc là Tiểu Lãng Để cũng được cho phép xả lũ với lưu lượng hơn 5.500 m3/giây.
Để giảm bớt sức ép, hôm 30.6, đập Tiểu Lãng Để nhận được chỉ đạo mới rằng có thể tăng thêm lượng nước xả ra để đảm bảo mực nước trong đập không vượt qua mức cảnh báo lũ.
Đập Tiểu Lãng Để chắn nước sông Hoàng Hà - con sông dài thứ 6 thế giới. Với chiều cao 154 mét, đập Tiểu Lãng Để ở Hà Nam, Trung Quốc có khả năng xả hàng chục triệu tấn nước và bùn mỗi ngày.
Đập Tiểu Lãng Để trong một đợt xả nước (ảnh: Xinhua)
Tình trạng mưa lũ ở Trung Quốc cũng diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực khác.
Cục Tài Nguyên nước Chiết Giang thông báo, 20 hồ chứa lớn và vừa ở tỉnh này đã vượt quá mực nước cảnh báo lũ. Đến chiều 30.6, tổng lượng nước tại các hồ chứa lớn và vừa là 27,268 tỷ m3, tăng 3,804 tỷ m3 so với thời điểm trước mùa mưa.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Trung Quốc, từ 1 - 2.7, nhiều khu vực ở các tỉnh thành như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu, Hồ Bắc, Sơn Đông, Vân Nam, Quảng Tây... sẽ trở thành rốn ngập.
Theo thông tin mới nhất, hơn 250 con sông ở Trung Quốc đã vượt mức báo động lũ. Mưa lớn kéo dài khiến mực nước ở các sông tăng từ 30 - 80%.
Hôm 1.7, hãng tin Tân Hoa Xã có bài viết hướng dẫn người dân cách tự cứu mình khi ngập lụt ở thành thị.
"Khi thấy nước đột nhiên dâng cao, hãy bỏ xe và chạy. Nếu bị kẹt trong xe, hãy tìm đồ vật nào đó có thể dùng đập vỡ cửa xe và chạy", Tân Hoa Xã khuyến cáo.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cảnh báo, tình hình mưa lũ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong tháng 7 và tháng 8. Đây là thời điểm quan trọng nhất để kiểm soát dòng nước lũ và cần sự phối hợp của nhiều đập thủy điện.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, trong tháng 6 vừa qua, vùng Giang Nam của Trung Quốc và khu vực hạ lưu, trung lưu sông Dương Tử đã bước vào mùa mưa sớm hơn bình thường.
Thiệt hại do mưa lũ gây ra ở Trung Quốc đã ở mức hơn 4 tỷ USD.
Loạt tai ương tấn công Trung Quốc: Dịch bệnh, lũ lụt, mưa đá, tuyết giữa mùa hè Hàng loạt thảm họa thiên nhiên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau tại Trung Quốc vào thời điểm quốc gia tỷ dân đang phải chống chọi trước đại dịch. Gần như ở cùng một thời điểm, hàng loạt các thảm họa, tai ương diễn ra trên khắp Trung Quốc. Từ đợt bùng phát dịch mới ở Bắc Kinh, lũ lụt liên...