Mùa lũ ở ĐBSCL (bài 1): Miền Tây sẽ có một mùa “lũ đẹp”
LTS: Sau nhiều năm không về, năm nay – ở thời điểm này, nước lũ ở ĐBSCL (hay còn gọi là mùa nước nổi) đang lên nhanh và đỉnh điểm được dự báo là sẽ cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước. Lũ về, các làng nghề vốn “ăn theo” lũ sau nhiều năm chật vật nay hồi sinh mạnh mẽ trở lại. Cư dân ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long đang háo hức đón lũ để mưu sinh, kỳ vọng vào một mùa lũ… đẹp.
Sau vài năm trầm lắng vì không có lũ, ở thời điểm này các làng nghề sản xuất nông ngư cụ, phương tiện phục vụ cho việc đánh bắt, mua bán thủy sản ở các tỉnh vùng ĐBSCL trở nên sôi nổi, nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Làng nghề nhộn nhịp
Các cơ sở sản xuất tại làng lưới Thơm Rơm đang làm việc hết công sức. Ảnh: HUỲNH XÂY
Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài đạt danh hiệu làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2005 và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Trước đây, làng nghề có gần 140 cơ sở, tuy nhiên do sức tiêu thụ giảm đáng kể do lũ không về nhiều năm, nơi đây chỉ còn 40 cơ sở duy trì hoạt động thường xuyên. Tín hiệu lũ về sớm và cao hơn các năm trước đã giúp làng nghề có thêm 5 cơ sở mới.
Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày này, các cơ sở sản xuất tại làng lưới Thơm Rơm (phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) luôn làm việc hết công suất để kịp đưa ra thị trường các các phẩm như: Chài, lưới, dớn… Mỗi cơ sở có từ vài chục đến cả trăm công nhân tham gia sản xuất và sản phẩm làm ra đều được bao tiêu.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh ở làng lưới Thơm Rơm cho biết, hiện nơi đây có khoảng 30 hộ sản xuất, giúp giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương. Mỗi người nếu làm thành thạo có thể thu nhập từ 150.000 – 250.000 đồng/ngày. “Đặc biệt năm nay lũ lớn, các cơ sở sản xuất phải cho công nhân tăng ca hoặc tăng cường chuyển hàng cho các hộ dân mang về nhà để gia công nên mức thu nhập tăng cao hơn mọi khi” – chị Kim Anh nói.
Còn anh Bùi Văn Giang (cùng ngụ làng lưới Thơm Rơm) thì cho biết: “Vài năm trước đây, mực nước lũ về thấp, làng lưới không nhộn nhịp như bây giờ, cuộc sống của chúng tôi nhiều khó khăn. Giờ thì tín hiệu lũ lớn đã có, đem đến niềm vui cho nhiều hộ dân làng lưới Thơm Rơm nói riêng và hàng ngàn hộ dân tại các vùng thượng nguồn dòng Mekong nói chung”.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, làng nghề đan lưới Thơm Rơm tập trung tại các khu vực Tân Lợi 1, Tân Lợi 2 thuộc phường Tân Hưng. Sản lượng lưới sản xuất và tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng khoảng 18% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Cùng thời điểm này, làng chuyên sản xuất lọp ở xã Mỹ Đức (huyện Châu Phú, An Giang) cũng xôm tụ hẳn lên. Tại đây có hơn 70 hộ dân chuyên làm lọp dùng để đặt, bắt cua đồng, tôm tép… Các sản phẩm sản xuất ra được bán cho nông dân sống bằng nghề đánh bắt thủy sản mùa lũ ở An Giang và nhiều tỉnh lân cận, một số được bán sang Campuchia.
Ông Trần Văn Tư ngụ xã Mỹ Đức khoe: “Năm nay, nước lũ về sớm nên đến thời điểm này, tôi đã bán được gần 800 cái lọp. Trước đây, cả mùa nước nổi cũng chỉ bán được 500 cái. Mừng quá mấy chú ơi”.
Cung không đủ cầu
Cũng như làng nghề sản xuất chài, lưới, dớn, lọp…, các làng nghề đóng ghe xuồng, dầm chèo (các phương tiện vận chuyển trên các cánh đồng nước lũ) cũng đang không kém phần tất bật. Theo Tổ hợp tác sản xuất dầm chèo Mỹ Thạnh (khóm Thới Hòa, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), hiện là thời điểm nước lên nên sản phẩm của tổ tiêu thụ rất mạnh. Cũng như các sản phẩm khác phục vụ cho việc mưu sinh mùa lũ, mỗi cây dầm chèo theo đơn đặt hàng có giá 28.000 đồng/cây (tăng 5.600 đồng/cân) so với trước nhưng không đủ bán.
Ông Lê Văn Tiến – Tổ trưởng Tổ hợp tác dầm chèo Mỹ Thạnh phấn khởi nói: “Sản phẩm tổ chúng tôi làm ra luôn thiếu so với nhu cầu thị trường. Nguyên nhân là do nhu cầu nhiều và do số lượng hộ trong tổ giảm mạnh sau vài năm không có lũ. Trước đây, có đến 32 hộ thì bây giờ chỉ còn 12 hộ”.
Cũng theo ông Tiến, để đáp ứng nhu cầu của người dân các địa phương trong vùng ĐBSCL, nhất là người dân vùng ven biển, các hộ dân trong tổ tăng cường thêm lực lượng lao động để có nhiều sản phẩm có chất lượng. Hiện nơi đây có khoảng 60 lao động có mức thu nhập bình quân từ 80.000 – 150.000 đồng/người /ngày. “Bình quân mỗi tháng làng nghề sản xuất trên dưới 3.000 sản phẩm (dầm chèo với nhiều kích cỡ khác nhau), riêng những tháng mùa lũ thì lượng sản phẩm sản xuất tăng lên gấp đôi” – ông Tiến nói.
Cũng như Tổ hợp tác dầm chèo Mỹ Thạnh, từ tháng 7 đến những ngày đầu tháng 8, làng nghề đóng xuồng ở rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) – nơi có bề dày truyền thống sản xuất xuồng có dấu hiệu hồi sinh sau bao năm không có lũ.
Theo ông Đỗ Văn Banh – chủ một cơ sở sản xuất xuồng ở xã Long Hậu, cơ sở của ông cũng như các cơ sở khác đang vào cao điểm. Các sản phẩm ở đây rất đa dạng, phục vụ cho nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau như: Xuồng cui, xuồng mũi bằng, xuồng ba lá, xuồng tam bản… Năm nay cơ sở của ông ước tính sẽ cung ứng cho thị trường trên 1.000 chiếc.
Mỗi chiếc xuồng có giá dao động từ 1,2-1,5 triệu đồng. Riêng loại xuồng lớn, gỗ tốt bán giá hơn 2 triệu đồng/chiếc.
Theo UBND xã Long Hậu, trên địa bàn xã có 68 cơ sở đóng xuồng hoạt động mạnh, giải quyết công ăn việc làm cho 1.000 lao động tại địa phương. Các năm trước đây, do nước lũ không về hoặc về ít nên sức tiêu thụ xuồng giảm đáng kể. Riêng năm nay, lượng người dân đến mua, thuê đóng xuồng đã tăng lên rõ rệt, có thể tăng hơn mọi năm khoảng 5%. Dự báo, sản lượng xuồng được làm ra nhiều hơn mọi năm 20 – 30%.
Theo Danviet
Lũ miền Tây về sớm, dân mừng, cán bộ "sốt vó" lo giữ đê
Những ngày gần đây, do ảnh hưởng mưa bão kết hợp với triều cường làm mực nước trên sông Tiền, sông Hậu dâng cao. Nếu so với cùng kỳ trận lũ lịch sử 2011, mực nước lũ năm nay cao hơn từ 40-60cm. Nhiều địa phương miền Tây nông dân dầm mình dưới nước... gặt lúa, chạy lũ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, mực nước trên sông Cửu Long có dao động, mực nước cao nhất ngày 31/7 trên sông Tiền tại Tân Châu 3,0m, trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,31m. Trong 2-3 ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm sau đó lên lại theo chiều. Đến ngày 5/8 mực nước cao nhất tại Tân Châu ở mức 3,05m, tại Châu Đốc ở mức 2,35m.
Ông Dương Văn Tỷ ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang, cho biết do khu vực này nằm gần tuyến kênh Bảy Xã (tiếp giáp với Campuchia) nên thường đón những đợt lũ đầu tiên trước khi chảy vào sông Châu Đốc rồi đi ra sông Hậu.
Ông Tỷ ước tính mỗi ngày nước trên tuyến kênh này liên tục dâng cao với bình quân khoảng 10 cm/ngày. Tuy nhiên, hiện các cánh đồng ở khu vực này vẫn chưa ngập nước nên bà con nông dân tranh thủ thu hoạch phần rau màu còn sót lại.
"Theo tôi nghĩ thì nước lũ năm nay sẽ cao hơn năm ngoái vì chưa bước qua tháng 8 mà nước dưới kênh đã bắt đầu mấp mé ruộng lúa, hoa màu rồi. Tôi cũng hy vọng năm nay có mùa lũ lớn để dân nghèo có kế sinh nhai"- ông Tỷ kỳ vọng.
Năm nay do nước lũ về sớm, hàng chục ngàn ha lúa ở An Giang, Long An người dân phải trầm mình dưới nước gặt lúa.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, trong vụ lúa hè thu năm nay hiện có trên 40.000/230.000ha lúa nằm trong đê bao lững (đê bao chỉ bảo vệ hết vụ hè thu) đang bị ảnh hưởng do mưa bão và nước lũ dâng cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, còn 3.000ha lúa vụ hè thu bà con đang đẩy mạnh công tác bơm thoát nước để cứu lúa; đối với những ruộng lúa đã tới kỳ thu hoạch, người dân phải dầm mình dưới nước gặt lúa. Những hộ có điều kiện, thuê máy gặt lúa nhưng chi phí công gặt tăng lên gấp 2 lần.
Ông Vương Hữu Tiếng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, kiêm Chánh văn phòng BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - cho biết: Do ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua, cộng với triều cường nên có hàng chục ngàn ha lú vụ hè thu bị ảnh hưởng. Chính quyền người dân nổ lực đặt máy bơm thoát nước cứu lúa. Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang đã trực tiếp kiểm tra và cuối tuần này, lãnh đạo Tỉnh ủy, ủy ban tiếp tục đi kiểm tra các tuyến đê xung yếu để có chỉ đạo bảo vệ vững chức vụ lúa thu đông.
Sau nhiều năm miền Tây không có lũ, năm nay nước lũ về sớm, nhiều người dân sống nghề câu lưới... vui mừng, vì hy vọng sẽ bắt nhiều tôm,cá, cua... có thêm thu nhập trong mùa lũ.
Trước tình hình dự báo lũ sẽ đến sớm và cao hơn trung bình nhiều năm, Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo thắng lợi vụ Thu Đông (vụ 3). Theo đó, An Giang sẽ đầu tư kinh phí thực hiện các công trình như nạo vét kênh mương, gia cố đê bao, duy tu sửa chửa cống bơm với hơn 421 tỷ đồng. Cùng với đó là công tác phòng chống, khắc phục thiên tai; quản lý, vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho rằng tình hình thiên tai, dịch bệnh năm nay đang diễn biến phức tạp nên không thể chủ quan, nhất là đối với vùng ngoài đê bao thì kiên quyết không để nông dân xuống giống. Do đó, diện tích lúa vụ 3 sắp tới sẽ phải cắt giảm khoảng 10.000 ha đối với những vùng không ăn chắc.
Được biết, toàn tỉnh An Giang có 37.000km để bao bảo vệ ruộng lúa, hoa màu cả năm. Trước tình hình nước lũ về nhanh và cao hơn đỉnh lũ lịch sử 2011 từ 30-60cm, ngành nông nghiệp An Giang tiến hành khảo sát, gia cố trên 5km đê bao có nguy cơ sạt lở. Thời gian tới, An Giang tiếp tục kiểm tra lại các tuyến đê đã gia cố, đồng thời mở rộng kiểm tra các tuyến đê bao xung yếu khác để bảo vệ vụ lúa Thu Đông.
Dự kiến từ 1/8 đến cuối tháng 8 là dứt điểm xuống giống vụ lúa này với tổng diện tích gieo trồng lúa dự kiến 159.133 ha, diện tích rau màu: 16.113 ha. Tích cực triển khai áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm"... để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Ông Thư cũng yêu cầu các địa phương nên theo dõi sát sao các công trình thủy lợi, trực lũ 24/24, cập nhật thông tin khí tượng thủy văn để có ứng phó kịp thời khi lũ lớn xảy ra.
Nguyễn Hành - Đức Hiệp
Theo Dantri
"Danh hiệu 3 nhất ở miền Tây giờ không còn nhất nào nữa" Đó là ý kiến đặc biệt nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Trần Trí Dũng khi nói về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được tổ chức tại TP.Cần Thơ vào ngày 29.6. Phó...