Mưa lũ gây sạt lở, ngập úng tại một số huyện ở tỉnh Sơn La
Từ ngày 22 – 23/7, trên địa bàn các huyện: Yên Châu, Mộc Châu, Mường La, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp Vân Hồ, Phù Yên, Thuận Châu, Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Mưa lũ khiến mực nước tại các dòng suối dâng cao, chảy siết gây ảnh hưởng đến nhà dân tại xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên. Ảnh: TTXVN phát
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa (trên 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa; nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất…
Theo ghi nhận, trên địa bàn huyện Bắc Yên đã xảy ra các đợt mưa lớn khiến một nhà dân tại xã Tạ Khoa bị ngập nước; một nhà dân tại xã Mường Khoa sạt lở taluy khiến đất đá tràn vào nhà, một nhà dân tại xã Hua Nhàn bị sạt lở taluy gây hư hỏng nặng cần phải di chuyển nơi ở.
Cùng với đó, công trình trường Trung học cơ sở xã Tạ Khoa hiện đang bị ngập nước khoảng 1,3m; điểm trường mầm non bản Khoa xã Mường Khoa, trụ sở Ủy ban nhân dân xã Mường Khoa bị ngập nước sâu khoảng 0,4m; 4,48 ha lúa bị đất đá vùi lấp; nhiều ao cá của người dân bị cuốn trôi; một số tuyến đường liên bản liên xã bị sạt lở đất với khối lượng đất đá lớn; tuyến đường dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp đường nối Quốc lộ 37 thuộc huyện Bắc Yên với Quốc lộ 279D thuộc huyện Mường La bị sạt lở gây ắc tắc giao, đang được các lực lượng khắc phục. Ngoài ra, mưa lớn xảy ra thường xuyên gây nguy cơ sạt lở cho khu vực UBND xã Hang Chú, phía đỉnh cung sạt lở xuất hiện các vết nứt kéo dài, chiều rộng khe nứt trung bình khoảng 20cm…
Mưa lũ gây ngập lụt tại huyện Vân Hồ. Ảnh: TTXVN phát
Bà Dương Thị Lan Hương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Yên cho biết: Ngay sau khi thiên tại xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã chỉ đạo các phòng, ban của huyện kiểm tra, đánh giá khả năng sạt lở tại khu vực UBND xã Hang Chú, vận động các hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển đến nơi an toàn. Đồng thời, chỉ đạo phòng Kinh tế – Hạ tầng phối hợp với Hạt 2 giao thông khẩn trương huy động phương tiện, máy móc tiến hành khắc phục sạt lở đất đá tại tuyến Quốc lộ 37 và tỉnh lộ 112 nhằm đảm bảo việc đi lại cho người dân.
Cùng với đó, chỉ đạo UBND các xã trên địa bàn huyện chủ động thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ” và “Ba sẵn sàng” hiệu quả.
Từ đêm 22 – 23/7, trên địa bàn huyện Thuận Châu đã xảy ra mưa lớn diện rộng, nước rút không kịp, gây ngập úng cục bộ, khiến việc lưu thông của người và phương tiện gặp nhiều khó khăn. Tại các xã Chiềng Pha, Phổng Lăng, Thôm Mòn, Chiềng Pấc… mực nước suối dâng cao, nhiều diện tích mạ, lúa mới cấy bị ngập úng…
Mưa lũ gây ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của nhân dân tại huyện Vân Hồ. Ảnh: TTXVN phát
Video đang HOT
Từ rạng sáng 23/7, trên địa bàn huyện Vân Hồ đã xảy ra mưa lớn khiến mực nước tại nhiều kênh, suối dâng cao. Một số tuyến đường liên xã, liên bản thuộc địa bàn xã Mường Men, Chiềng Khoa, khu vực bản Bó Mồng, xã Tô Múa; quốc lộ 6 qua khu vực bản Co Chàm, Co Lóng xã Lóng Luông xuất hiện nước lũ tràn qua đường và sạt lở nhiều m3 đất đá, gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Vân Hồ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đã triển khai các phương án khắc phục, xử lý các điểm ngập úng, sớm thông tuyến để các phương tiện di chuyển bình thường.
Mưa lũ gây sạt lở bùn, đất ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của nhân dân tại huyện Vân Hồ. Ảnh: TTXVN phát
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục có mưa, do đó, các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt trên các tuyến đường đèo, núi cần cẩn trọng, chú ý quan sát, đề phòng sạt lở đất, đá, chủ động giảm tốc độ, đảm bảo an toàn.
Bão số 2 gây mưa tầm tã ở miền Bắc, thời tiết đến cuối năm còn khắc nghiệt
Miền Bắc đang mưa tầm tã do ảnh hưởng của bão số 2. Dự báo trong 1 tháng tới, khu vực tiếp tục mưa nhiều. Từ nay đến cuối năm, chịu tác động của La Nina, thiên tai còn khắc nghiệt, mưa lũ dồn dập.
Bão số 2 (Prapiroon) đã đổ bộ vào bờ biển tỉnh Quảng Ninh rạng sáng nay (23/7), kết thúc chuỗi ngày kỷ lục, hơn 640 ngày không có bão đổ bộ đất liền.
Chiều nay, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 2) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực các tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh. Tuy nhiên, do hoàn lưu bão, tình hình mưa lớn ở các tỉnh miền Bắc còn rất phức tạp.
Công nhân môi trường dọn dẹp cây đổ sau bão sáng 23/7 tại TP Hạ Long, Quảng Ninh. Ảnh: Phạm Công
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trả lời trên VTV sáng nay, bão số 2 là một cơn bão phức tạp bởi nó hình thành từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Sự phức tạp của bão thể hiện ở 3 điểm về cường độ, tốc độ và hướng di chuyển. Cụ thể, từ khi hình thành cho đến khi đổ bộ vào Quảng Ninh, chưa đầy 36 tiếng, bão đã 4-5 lần thay đổi về quỹ đạo và 3-4 lần thay đổi về cường độ.
Theo các chuyên gia, cơn bão này tương đối mạnh trên biển với trạm Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) ghi nhận sức gió mạnh cấp 10, giật trên cấp 12. Khi vào đến gần bờ, cường độ bão suy giảm; thời điểm cập bờ ghi nhận cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Đáng lưu ý, ông Khiêm nhận định: "Hoàn lưu bão gây mưa rất lớn, có nơi đã trên 200mm. Như vậy, hàm lượng hơi nước này rất nhiều, trong 2 ngày tới ở khu vực đất liền, đặc biệt ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, lượng mưa có nơi 200-300mm".
"Với lượng mưa lớn trong thời gian ngắn, cần đề phòng ngập úng ở khu vực đô thị, vùng thấp. Tiếp đó là nguy cơ rất cao dẫn đến lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi", ông Khiêm nhấn mạnh.
Nhận định khí hậu trong thời kỳ 1 tháng tới (đến 20/8/2024), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lượng mưa khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ (cao hơn TBNN từ 5-20%); khu vực Trung Bộ mức thấp hơn từ 20-40%.
Cảnh báo về thiên tai, cơ quan khí tượng dự báo, đây là thời kỳ bão/áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện 1-2 cơn trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Riêng về nắng nóng, dù mưa nhiều nhưng thời kỳ này vẫn là giai đoạn còn nhiều nắng nóng, đặc biệt ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngoài ra, trong thời kỳ dự báo, ngoại trừ khu vực Trung và Nam Trung Bộ, các khu vực khác sẽ có nhiều ngày mưa rào và giông; trong đó có khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng kéo dài khoảng 2-4 ngày.
Trên phạm vi cả nước tiếp tục đề phòng các hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá.
Thiên tai khắc nghiệt: Mưa, bão dồn dập vào cuối mùa
Cơ quan khí tượng nhận định, từ nay đến cuối năm thiên tai sẽ còn diễn biến phức tạp và cực đoan hơn khi chịu tác động của hiện tượng La Nina.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, dự báo từ nay đến tháng 9/2024, ENSO có thể chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 65-75% và có khả năng tiếp tục duy trì trong các tháng cuối năm và đầu năm 2025.
La Nina xuất hiện rơi vào thời điểm mùa mưa ở khu vực Bắc Bộ cũng như miền Trung. Mùa mưa ở Bắc Bộ diễn ra khoảng từ tháng 7-9, Trung Bộ từ tháng 9-11.
Trong mùa mưa, với tổng lượng mưa lớn, cao hơn TBNN từ 10-30% sẽ gây nguy hiểm; đồng thời cũng làm gia tăng hiện tượng mưa lũ cục bộ, nguy cơ cao gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị.
Mưa lũ gây ngập úng nhiều nơi ở Đà Nẵng hồi tháng 10/2023. Ảnh: Hồ Giáp
Về bão và áp thấp nhiệt đới, theo đánh giá của cơ quan khí tượng, tính đến thời điểm hiện tại, số lượng bão đang ít hơn so với trung bình; nhưng với sự xuất hiện của hiện tượng La Nina, thì sẽ nhiều lên.
Ông Hưởng cho biết: "Chúng tôi dự báo trong khoảng từ nay đến cuối năm 2024 có khoảng từ 11-12 cơn bão/áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên khu vực Biển Đông và có khoảng một nửa trong số đó có khả năng tác động đến đất liền nước ta. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng tập trung vào nửa cuối mùa bão".
"Đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông", ông Hưởng nhấn mạnh.
Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm cũng cho biết, từ tháng 11/2024 - 1/2025, ENSO sẽ duy trì ở trạng thái La Nina với xác suất khoảng 70-80%.
Với xu thế trên, dự báo thời kỳ này, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng từ 3-4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó có khoảng 1-2 cơn đổ bộ vào đất liền.
Ngoài ra, không khí lạnh bắt đầu hoạt động từ tháng 9-10/2024 và gia tăng cường độ, tần suất trong tháng 12/2024, tháng 1/2025, cũng khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại...
Quảng Ninh: Chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp của bão số 2 Trước diễn biến phức tạp của bão số 2, ngày 22/7, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; kêu gọi, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền vào nơi tránh, trú an toàn. Các tàu cá đã về neo đậu tại điểm tránh trú phường Tân An, thị xã...