Chủ động phòng, chống sạt lở đất đá và cảnh báo mưa lũ trên các sông
Để ứng phó với bão số 2, các tỉnh, thành phố đã chủ động phòng, chống sạt lở đất đá và cảnh báo mưa lũ trên các sông.
Sạt lở đất, đá gây ách tắc đường lên Sa Pa ( Lào Cai)
Lực lượng chức năng xử lý đất, đá tại Km127 700, Quốc lộ 4D, đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai, tối 22/7. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Sáng 23/7, ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lào Cai cho biết, khoảng 19 giờ 45 phút ngày 22/7, tại Km127 700, Quốc lộ 4D (đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) xảy ra sạt lở đất đá kèm theo đổ cây từ taluy dương đã gây tắc đường, ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.
Ngay sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tại hiện trường, chủ động lập gác chặn, cắm biển cảnh báo 2 đầu đường không cho người điều khiển phương tiện di chuyển vào đoạn đường đang sụt, sạt. Tuy nhiên, do đất đá tại điểm sạt lở vẫn tiếp tục rơi và tràn ra lòng đường nên lực lượng chức năng đã triển khai phong tỏa hai đầu điểm sạt lở để phân luồng giao thông, không cho người và phương tiện đi qua nhằm đảm bảo an toàn; đồng thời hướng dẫn người điều khiển phương tiện di chuyển theo đường tỉnh lộ 155 mới.
Lực lượng chức năng tổ chức phân luồng cho các phương tiện tham gia giao thông. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Hiện, các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi và chuẩn bị nhân lực, phương tiện sẵn sàng khi an toàn sẽ khẩn trương dọn dẹp thông đường.
Theo dự báo, từ chiều tối 23/7 đến ngày 24/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với cơn bão số 2 trên vịnh Bắc Bộ có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc nên các địa phương trong tỉnh Lào Cai có mưa, mưa vừa và dông rải rác, có nơi mưa to đến rất to tập trung tại các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Do đó, khả năng sạt lở đất, đá từ trên núi cao xuống lòng đường là rất cao. Người dân cần chủ động khi tham gia giao thông để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Video đang HOT
Thanh Hóa cảnh báo mưa lũ trên các sông
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, từ ngày 23 – 24/7, trên các sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên tại các trạm thượng lưu và các sông nhỏ từ 2 – 4 m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên thượng lưu sông Mã và các sông nhỏ có khả năng đạt mức báo động 1.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục 19 – 21 độ vĩ Bắc nối với tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 2), trong đêm 22 và sáng 23/7, khu vực Thanh Hóa đã có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to và dông, tổng lượng mưa phổ biến từ 5 – 30 mm. Lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động như: Quan Hóa 56,2 mm; Quan Sơn 32,8 mm; Mường Lát 29 mm; Thạch Thành 19,8 mm… Mô hình độ ẩm đất cho thấy, hiện trạng độ ẩm đất (lượng nước tích lũy trong đất) của một số khu vực thuộc các huyện trên đã gần đạt bão hòa (trên 80%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Dự báo từ ngày 23 – 25/7, ở Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông (trong mưa dông cần đề phòng có lốc, sét và gió giật mạnh). Lượng mưa phổ biến vùng đồng bằng ven biển từ 40 – 80 mm, có nơi trên 100 mm; trung du và vùng núi từ 50 – 100 mm, có nơi trên 150 mm. Mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa… và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Trong sáng 23/7, trên vùng biển ven bờ Thanh Hóa (bao gồm đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Miếu và Hòn Đót) có gió cấp 5, có lúc cấp 6, biển động nhẹ, sóng biển cao từ 0,7 – 1,5 m. Vùng biển ngoài khơi Thanh Hóa, gió cấp 6 – 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 1,5 – 3 m. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác trên vùng biển Thanh Hóa đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, toàn tỉnh Thanh Hóa có 6.037 phương tiện với 21.691 lao động. Đến sáng 23/7, hầu hết các phương tiện đã vào nơi trú ẩn an toàn. Hiện còn 27 phương tiện với 171 lao động đang hoạt động gần bờ (trên vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An). Các phương tiện vẫn thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, gia đình, chính quyền địa phương.
Hải Dương chủ động ứng phó với bão số 2
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hải Dương, do ảnh hưởng của bão số 2, khu vực Đông Bắc tỉnh gồm thành phố Chí Linh, các huyện, thị xã Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà có lượng mưa phổ biến từ 80 – 150 mm có nơi trên 150 mm. Khu vực Tây Nam tỉnh gồm các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang và thành phố Hải Dương có lượng mưa phổ biến từ 100 – 200 mm, có nơi trên 200 mm.
Để chủ động ứng phó những tình huống do mưa, lũ sau bão số 2 gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương yêu cầu, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, các cấp, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão; có phương án bảo vệ rau màu, cây ăn quả, lúa mới gieo cấy; chú ý phương án chống úng các khu vực trũng thấp, phòng, chống ngập úng đô thị, khu nuôi trồng thủy sản tập trung; rà soát, bảo đảm an toàn hồ đậ.p, đê điều…
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã bổ sung trang bị, công cụ cho các đội tuần tra, canh gác đê; kiểm tra, rà soát toàn bộ công trình thủy lợi, hồ đậ.p, xác định trọng điểm để chủ động ứng phó bảo đảm an toàn công trình; cảnh báo sớm cho người dân vùng hạ du trước khi hồ chứa xả lũ hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; kịp thời xử lý tình huống bất thường theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hải Dương, Bắc Hưng Hải và Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương chủ động phương án tiêu úng khi có mưa lớn. Thành phố Hải Dương chủ động phương án chống úng khu vực đô thị. Thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn kiểm tra, rà soát, cảnh báo các trọng điểm về lũ quét, sạt lở đất và triển khai phương án phòng, chống lũ quét, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đậ.p, khu vực mỏ khai thá đất, đá, khoáng sản…
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Hải Dương chủ động kiểm tra hệ thống công trình điện, ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm phục vụ tiêu úng…
Thêm một nạ.n nhâ.n tử vong do mưa lũ ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, do sạt lở đất đá chiều 8/7 tại huyện Hoàng Su Phì tiếp tục có thêm 1 người t.ử von.g, 1 người bị thương do lúc qua đường, đất đá từ trên taluy dương bật ngờ sạt xuống vùi lấp.
Mưa lũ đã vùi lấp chiếc ô tô bán tải tại tuyến đường tỉnh lộ từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì (đoạn km 37 cũ xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì). Ảnh: TTXVN phát
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 20 phút chiều 8/7, trên đường tỉnh 177 từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì, đoạn tại km 36 (cũ) qua xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, do mưa lớn trong nhiều giờ đã bất ngờ sạt lở hàng trăm m3 đất đá, đã vùi lấp 2 người đi đường, tuy nhiên một người đã may mắn thoát nạn còn một người t.ử von.g. Nạ.n nhâ.n tử vong là Xìn Dỉ B. (sinh năm 1976), trú tại thôn Pố Lũng, thị trấn Vinh quang, huyện Hoàng Su Phì.
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng cùng với người dân địa phương đã đào bới và tìm được th.i th.ể nạn nhân, đưa một người bị thương đến Trạm y tế gần nhất cứu chữa.
Tính đến tối 8/7, do mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong 2 ngày (7-8/7), trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra lũ ống, lũ quét, gây sạt lở đất tại nhiều địa phương..., khiến 2 người thiệ.t mạn.g (trong đó có 1 tr.ẻ e.m), 1 trẻ bị thương; thiệt hại ban đầu ước tính gần 15 tỷ đồng.
Nạ.n nhâ.n tử vong là cháu Vàng Văn Đ. (sinh năm 2011, dân tộc Tày, trú tại thôn Quyết Tiến, xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì) do sạt lở đất đá làm sập nhà. Mưa lớn nhiều giờ cũng làm sạt lở đất đá, đổ tường nhà khiến cháu Thào Quốc K. (sinh năm 2021, trú thôn La Chí Chải, xã Nàn Ma, huyện Xín Mần) bị thương.
Mưa lớn trong nhiều giờ khiến 58 ngôi nhà ở các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Vị Xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, hàng chục ha lúa bị ảnh hưởng, nhiều diện tích ruộng bị ngập úng; hàng trăm con gia súc, gia cầm bị thiệt hại.
Mưa lũ trong nhiều giờ khiến cầu thôn Trung Sơn, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên bị hư hỏng hoàng toàn, người dân không thể đi lại được. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về giao thông tại các tuyến đường từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; tuyến đường từ thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình đi thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần; tuyến đường từ huyện Xín Mần đi huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; tuyến đường Minh Ngọc (huyện Bắc Mê) đi Mậu Duệ (huyện Yên Minh) hàng trăm m3 đất đá sạt lở tràn xuống lòng đường. Đặc biệt, nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đi các xã ở huyện Hoàng Su Phì cũng bị sạt lở nghiêm trọng, sụt lún, khiến giao thông bị tắc cục bộ, xe máy không lưu thông được.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng dân quân và nhân dân hỗ trợ khắc phục hậu quả, di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Dự báo mưa lớn ở Hà Giang sẽ còn duy trì trong nhiều giờ nữa. Mưa lớn liên tục khiến độ ẩm đất (tức lượng nước tích lũy trong đất) ở nhiều nơi, khu vực đạt trạng thái gần bão hòa; cảnh báo nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét nên các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai đến với nhân dân để có giải pháp phòng, tránh kịp thời, giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Bão số 2 vào Quảng Ninh, bắt đầu có gió rất mạnh Theo các chuyên gia khí tượng, sáng sớm nay 23-7, tâm bão đã vào bờ tại tỉnh Quảng Ninh. Nhiều nơi ở miền Bắc bắt đầu mưa. Dự báo trong hôm nay, miền Bắc sẽ mưa to cả ngày. Theo các chuyên gia khí tượng và thông tin từ người dân, từ khoảng 3 giờ sáng nay 23-7, khu vực Hải Hà -...