Mưa liên miên, nhiều trẻ nhập viện vì bệnh hô hấp
Sau nhiều ngày mưa liên tục, hàng trăm trẻ phải nhập viện mỗi ngày vì mắc các bệnh đường hô hấp.
Phụ huynh chờ đăng ký nhập viện cho trẻ hầu hết với các triệu chứng bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – Ảnh: Nguyên Mi
Tại khu vực phòng khám Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), từ sáng sớm, các dãy ghế ngồi chờ đã chật kín phụ huynh đưa trẻ đến khám. Hầu hết bệnh nhi đều có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi Đồng 1, chỉ tính trong ngày 22.7, khu phòng khám đã tiếp nhận hơn 400 bệnh nhi đến khám bệnh về đường hô hấp.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết mấy ngày gần đây số lượng bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nhập viện quá đông, với cả trăm bệnh nhi nhập viện mỗi ngày.
Tại Khoa Hô hấp, bệnh nhân nằm chật kín giường, hành lang không còn lối đi. Khoa hiện có 300 giường bệnh và không còn giường nào trống, mà trung bình có đến 3 bệnh nhi phải nằm chung một giường. Ngay cả hành lang cũng đã được tận dụng làm “giường bệnh” cho bệnh nhi mà cũng không còn chỗ nằm.
Đang chăm sóc cháu bị viêm tiểu phế quản nằm ở hành lang, bà Nguyễn Thị Bích Hà (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM), cho biết: “Con nít bị bệnh hô hấp đông lắm, tôi phải trực mãi mới có chỗ nằm ở hành lang này”.
Với số lượng bệnh nhi hô hấp tăng cao những ngày qua, Bệnh viện Nhi Đồng 1 phải huy động các khoa khác như sốt xuất huyết, nội tổng quát, tiêu hóa, nhiễm – thần kinh hỗ trợ điều trị cho Khoa Hô hấp.
Bệnh nhi nhập viện điều trị bệnh hô hấp phải nằm cả ngoài hành lang – Ảnh: Nguyên Mi
Tương tự, tại Khoa Hô hấp của Bệnh viện Nhi Đồng 2, cũng chật kín bệnh nhi nằm viện điều trị. Hiện có khoảng 200 bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp đang nằm điều trị tại khoa.
Video đang HOT
Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết những ngày qua trời mưa kéo dài là thời tiết thuận lợi cho các loại vi rút gây ra bệnh về đường hô hấp phát triển. Đặc biệt, trẻ dưới hai tuổi có hệ hô hấp còn yếu, không dễ thích nghi với thời tiết mưa nắng thất thường nên càng dễ bị viêm tiểu phế quản do vi rút gây ra.
Qua đó, bác sĩ Tuấn khuyên phụ huynh cần chú ý cho trẻ mặc đủ ấm khi trời mưa, gió, lạnh; ăn chín uống sôi, đảm bảo chất dinh dưỡng, cung cấp vitamin cho trẻ mỗi ngày để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, rửa tay thường xuyên cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản và lây lan các bệnh hô hấp.
Nguyên Mi
Theo TNO
Nguy hiểm từ trai hến
Trai hến là những món ăn dân dã, nhiều dinh dưỡng và rất mát bổ vào mùa hè. Nhưng một số người không nên ăn trai hến, và thực phẩm dù ngon, nhưng không chế biến đúng cách sẽ thành họa.
Rất bổ nếu ăn đúng
Trai hến là những thực phẩm dễ chế biến thành các món ăn thanh mát, bổ dưỡng. Trong trai hến rất giàu sắt, selen, magiê, canxi, vitamin B12, axit béo...
Chất sắt rất quan trọng để tái tạo tế bào hồng cầu mới; Vitamin B12 giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, tổng hợp DNA, ngừa bệnh tim mạch; Chất selen cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp tạo các hợp chất chống oxy hóa, chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp; magiê và canxi tốt cho xương cốt, tiếp năng lượng cho trao đổi chất ở tế bào.
Axít béo trong trai hến giúp giảm lượngtriglycerides (mỡ trong máu), kìm hãm sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ...
Các món ăn từ trai hến rất tốt cho máu và hệ tim mạch, hỗ trợ cho hệ miễn dịch, tăng cường khả năng sinh lý nam giới, giảm thiểu nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho hệ thần kinh, xương và các hoạt động của tế bào.
Đặc biệt chất kẽm tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hồi phục vết thương, tạo tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc môn sinh dục ở nam giới... giúp nam giới duy trì "phong độ phòng the".
Ai không nên ăn trai?
Theo các nhà khoa học, trong trai có chứa virus Adonovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi. Virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người.
Trai không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.
Trong trai hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì (hầu hết đều là sản phẩm của các ngành công nghiệp).
Ăn phải trai hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Một số người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn trai hến, đặc biệt là những người có cơ thể mẫn cảm có thể bị dị ứng với các protein trong các loại thủy sản.
Bác sĩ khuyến cáo những người mắc bệnh gout cẩn thận khi ăn trai hến và các loại thủy hải sản 2 mảnh vỏ có thể làm bệnh gout tăng nặng (do trong 100g thịt trai chứa 147mg purines - có thể khiến lượng axit uric trong máu tăng lên nhanh, kèm các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương).
Lưu ý là sau khi ăn trai hến không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng. Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Cũng không ăn trai hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.
Không nên ăn trai hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
Cần ăn đúng cách mới tốt
Thực phẩm tốt nếu chế biến không đúng cách sẽ có hại. Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm trai hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.
Với trai cần loại bỏ "túi phân" trai - nơi có chứa chất cặn bã chưa kịp thải của trai - sẽ giảm thiểu được rủi ro trúng độc cho người ăn.
Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:
- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.
- Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Trai biển có mùi nước biển nhiều hơn.
- Không nên mua trai hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ... vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.
- Trai nuôi mỗi nơi chất lượng mỗi khác, giá trị dinh dưỡng cũng khác nhau, nếu biết rõ nguồn gốc trai hến càng tốt: Trai sông không có nhiều i-ốt như trai biển. Trai nuôi, hoặc đánh bắt ở một số khu vực có các nhà máy công nghiệp, có nguồn nước bị ô nhiễm thường không tốt cho sức khỏe.
- Không nên mua trai hến đông lạnh, hoặc đóng trong túi nilon vì có thể không được tươi ngon, hoặc bị xử lý hóa chất.
Bảo quản trai hến sống:
Trai hến có thể sống sau khi vớt khỏi nước 2 - 3 ngày. Muốn trữ tươi cần để nơi thoáng mát, chứa trai hến trong giỏ, hộp đục nhiều lỗ, phủ khăn/giấy ẩm lên trên để giữ ẩm ở nhiệt độ 35 - 40 độ C. Không ngâm trai hến trong nước.
Bảo quản trai hến chín:
- Luộc, hoặc hấp trai 5 - 7 phút vừa đủ chín, nhưng không bị mất dinh dưỡng, nếu con nào không mở miệng là đã bị chết, không nên ăn.
- Rửa trai hến, luộc khoảng 5-6 phút, vớt ra, bỏ vỏ, để nguội rồi gói thịt trai hến vào giấy bạc, bỏ trong hộp nhựa có nắp đậy, để vào ngăn đá tủ lạnh sẽ bảo quản được lâu. Khi nào muốn ăn bỏ ra rã đông, nấu nướng kỹ, ăn nóng.
Nên cho thêm chút rượu - gừng vào trong các món nấu từ trai hến sẽ giảm bớt tính hàn của nó.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Bệnh lao cần chữa bao lâu mới khỏi? Việc điều trị lao cần đủ thời gian để đảm bảo hiệu quả chữa khỏi bệnh. Ngừng điều trị trước thời gian hoặc điều trị kéo dài quá lâu đều không tốt. Ảnh minh họa: Internet Việc điều trị kéo dài nhiều hơn khuyến cáo không đem lại lợi ích nhiều hơn trong việc giảm tỷ lệ tái phát ở những trường hợp...