Mùa lạnh nên ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch
Mùa lạnh là thời điểm dễ phát sinh những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh… Để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bạn có thể bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng vào thực đơn mỗi ngày.
Các loại cá giàu axit béo omega-3.
Theo tin tức Y tế, khi thời tiết giao mùa chúng ta thường dễ mắc các bệnh như cúm, cảm lạnh. Khi đó cơ thể cần tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là gợi ý một số thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để có một sức khỏe tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, những loại thực phẩm giàu vitamin như thịt bò, thịt lợn, gà, vịt… có thể kích thích cơ thể sản sinh nhiệt tốt, nâng cao sức khỏe, phòng chống cảm lạnh, viêm nhiễm… nên rất thích hợp để ăn vào mùa đông. Tuy vậy bạn nên chọn những loại thực phẩm chứa protein ít béo như các loại thịt nạc, thịt gia cầm… để tránh nạp vào cơ thể quá nhiều calo và chất béo.
Ngoài ra bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu i ốt bởi theo các chuyên gia cho biết, đây là nguyên liệu chính để tổng hợp hooc-môn tuyến giáp, loại hooc-môn này có tác dụng thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, sản sinh ra nhiệt, chống cảm lạnh và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.Theo nghiên cứu khoa học, những thực phẩm giàu i ốt bạn nên bổ sung vào thực đơn như tôm, rong biển, cua, sò, hến, hạt vừng đen…
Các loại cá giàu axit béo omega-3 có chứa hợp chất có tác dụng làm giảm viêm có hại trong cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh. Trong thành phần của các loại trai, hàu, ốc, tôm rất giàu kẽm, đây là khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả, tuy nhiên không nên ăn tái sống vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các loại bệnh giao mùa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của cả gia đình, nhất là ở trẻ nhỏ
Theo Healthline, ngoài việc siêng năng tập thể dục thể thao, thì chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp gia tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Bạn nên tham khảo một số thực phẩm chế biến món ăn giúp bạn khỏe mạnh dưới đây:
1. Nước canh hoặc nước dùng
Các loại thịt gà, thịt bò hay canh rau là một trong những thực phẩm tốt nhất khi bạn bị cúm. Nước dùng là tinh hoa chắt lọc lại từ thịt, vậy nên hãy uống luôn cả nước dùng chứ đừng ăn mỗi phần thịt. Bạn có thể sử dụng liên tục cho đến khi bình phục hoàn toàn.
Nước dùng và nước canh nóng giúp ngăn ngừa mất nước, làm dịu cơn đau họng và giảm nghẹt mũi cực hiệu quả.
Súp gà là một món ăn nhẹ bụng nhưng đầy dưỡng chất.
2. Súp gà
Súp gà là tinh túy của nước dùng cùng các thành phần bổ sung trong các thực phẩm nấu kèm. Thịt gà cung cấp cho cơ thể bạn chất sắt và protein, và các loại rau hầm chung giúp bạn hấp thu thêm chất xơ từ cà rốt, thảo mộc, cần tây… Bạn có thể ăn súp gà liên tục đến lúc khỏi bệnh, nhưng hãy cẩn trọng không nêm muối quá nhiều.
3. Sữa chua
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Miễn dịch học, sữa chua các loại không chỉ làm dịu cơn đau họng mà còn củng cố hệ miễn dịch cực tốt, nó còn chứa protein nữa. Tốt nhất nên ăn sữa chua hàng ngày khi cổ họng bị đau, nhưng hãy chọn loại không đường và không sử dụng sữa chua lạnh nhé.
Video đang HOT
4. Vitamin C trong trái cây
Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch – yếu tố thiết yếu giúp bạn chóng lành bệnh. Các loại thuốc bổ hay thức uống không làm cơ thể hấp thu hiệu quả bằng các loại thực phẩm chứa Vitamin C. Có thể điểm qua một số loại trái cây giàu Vitamin C như cam, dâu tây, cà chua hay các loại trái cây có múi.
Các loại trái cây có múi chứa nhiều Vitamin C hơn các loại thuốc bổ.
5. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau chân vịt, cải xoăn… cung cấp đầy đủ chất xơ hay Vitamin C và E giúp bạn giải cảm siêu nhanh. Ngoài nấu canh, hãy kết hợp chúng với trái cây trong ly sinh tố chẳng hạn, nó sẽ làm bạn bớt ngán khi ăn đấy!
6. Bông cải xanh
Bông cải xanh là loại rau củ chứa cực nhiều chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học không tiếc lời ca ngợi. Chỉ với một khẩu phần nhỏ mỗi ngày nó đã cung cấp đầy đủ cho bạn Vitamin C và E tăng cường miễn dịch, kèm với canxi và chất xơ dồi dào.
Theo chuyên gia, nên ăn bông cải xanh khi bạn cảm thấy thèm ăn vào giữa hoặc cuối mùa bệnh cúm. Vừa giúp bạn nhanh khỏi hơn và ngăn chặn cảm giác thèm ăn gây tăng cân.
7. Bột yến mạch
Khi bạn ốm lúc giao mùa, cơ thể sẽ mệt mỏi và không muốn ăn gì cả. Chính lúc đó, một bát bột yến mạch nóng là sự lựa chọn số một. Nó cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, nhưng lại chứa hàm lượng Vitamin E và chất chống oxy hóa polyphenol vượt trội, cũng như chất xơ beta-glucan tăng cường miễn dịch.
8. Các loại gia vị
Khi hết cúm, bạn có thể bị tăng xoang hay tắc nghẽn ngực. Vậy nên, hãy thêm một số loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ, tiêu vào các món ăn sẽ hỗ trợ hệ hô hấp và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do trong những loại gia vị này đều có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại gia vị giúp bảo vệ hệ miễn dịch tốt hơn bạn tưởng.
Bên cạnh đó, tỏi nói riêng còn được sử dụng trong y học để chữa nhiều loại bệnh trong suốt nhiều thế kỷ. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số hợp chất kháng viêm cũng được tìm thấy trong những loại gia vị này. Để cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn hãy thêm chúng vào các món ăn hàng ngày.
Đó là những thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng lúc mắc các bệnh giao mùa.
Các đồ uống chứa caffeine dù ngon nhưng lại gây hại cho cơ thể lúc đang mắc bệnh giao mùa.
Vậy chúng ta nên tránh các loại đồ ăn gì lúc bị bệnh?
1. Các đồ uống có cồn
Bia và rượu làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn và làm mất nước trầm trọng.
2. Thực phẩm chứa caffeine
Các loại cà phê, trà đen hay soda có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn, chưa kể chúng còn chứa một lượng đường vượt ngưỡng cho phép hàng ngày.
3. Thực phẩm cứng
Có thể điểm một số loại như bánh bích quy, khoai tây chiên và các thực phẩm có kết cấu tương tự. Nó làm nặng thêm cơn bệnh và làm bạn ho nhiều hơn.
4. Đồ đóng hộp
Các loại thức ăn nhanh hay đồ đóng hộp đã được qua nhiều khâu chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng không còn nhiều nữa. Khi bị cúm. cơ thể bạn đang tự chữa lành nên điều quan trọng ở đây, là phải hỗ trợ quá trình này bằng cách ăn các thực phẩm bổ dưỡng, giàu năng lượng.
Omega 3 là gì? Tác dụng và cách sử dụng đúng cách
Omega 3 là một khái niệm khá thông dụng với cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết về công dụng cũng như các sử dụng như thế nào là tốt nhất.
Vậy omega 3 là gì? Có mấy ai hiểu rõ hết các cấu trúc và các tác dụng của nó?
Omega 3 là gì?
Omega 3 là một chất axit béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người và có thể cung cấp một số lợi ích về sức khỏe. Bản thân cơ thể người không tự sản xuất ra omega, nên thường lấy chất này từ chế độ ăn uống của mình.
Ảnh minh họa (https://dulich.petrotimes.vn)
Có ba loại omega 3 quan trọng nhất đó chính là:
- ALA (axit alpha-linolenic)
- DHA (Decosa Hexaenoic Acid) là axit béo không no có 22 carbon và 6 nối đôi dạng cis.
- EPA (Eicosa Pentaenoic Acid), là một loại axit béo không no được cấu tạo bởi 20 carbon và 5 kết đôi dạng cis.
- ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi đó DHA và EPA có nhiều trong động vật và tảo.
Tác dụng của Omega 3:
Có nhiều nghiên cứu lớn của đa quốc gia đều cho kết luận chung rằng dầu cá omega-3 mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh lý ở con người như:
- Omega 3 có thể ngăn các tác nhân gây bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch. Có thể trị bệnh viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
- Omega 3 có nhiều tác dụng mang lại hiệu quả đối với các bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
- Bởi Omega 3 giữ các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau, điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu.
- Nếu bạn cung cấp đủ lượng Omega-3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và giảm chứng viêm với những người mắc mỡ gan không do bia rượu.
- DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh não bộ ở trẻ nhỏ và là thành phần chủ yếu của não bộ, võng mạc mắt.
- Omega 3 còn cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh, Alzheimer và giúp chống lại các loại bệnh tự miễn, bên cạnh đó omega còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh lupus, thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và bệnh vảy nến.
- Nghiên cứu gần đây cho thấy những người bổ sung đủ liều lượng Omega 3 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột lên đến 55%.
- Bên cạnh đó, Omega 3 còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn, rất tốt cho da, kiểm soát lượng dầu của da và kiểm soát độ ẩm của da.
Cách sử dụng omega 3
Khi bổ sung Omega 3 chúng ta cần tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA để giúp cơ thể bạn nhận đủ. Liều dùng Omega 3 được khuyến cáo nên dùng như sau:
- Đối với người lớn khỏe mạnh bình thường: Khẩu phần ăn hàng ngày đã nhận cung cấp một lượng DHA vừa đủ, vì vậy chỉ cần uống 1 viên/ngày.
- Trẻ từ 6 - 8 tuổi: Nên bổ sung từ 900 mg Omega 3 mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: Bé gái nên dùng 1.000 mg/ngày và bé trai nên dùng 1.200 mg/ngày.
- Trẻ từ 14 - 18 tuổi: Bé gái cần 1.100 mg/ngày và bé trai cần đảm bảo 1.600 mg/ngày.
- Với người trong độ tuổi trưởng thành (trên 16 tuổi): Phụ nữ cần 1.100 mg/ngày, nam giới cần 1.600 mg/ngày; Phụ nữ mang thai 1.400 mg/ngày và phụ nữ cho con bú cần 1.300 mg/ngày.
- Đối với độ tuổi trung niên và người già: Người trung niên, người già có sức khỏe bình thường nên dùng 1.100 mg/ngày; Người bệnh tim mạch cần ít nhất 1.000 mg/ngày; Người bị tiểu đường, huyết áp cao nên bổ sung 2.000 mg/ngày.
Lý do bạn nên chọn trứng vịt thay cho trứng gà Trứng là một nguyên liệu phổ biến, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của trứng vịt so với trứng gà mà bạn nên biết. To hơn: Khác biệt cơ bản giữa trứng vịt và trứng gà chính là kích cỡ. Kích cỡ trung bình của trứng vịt gấp gần 1.5 lần kích...