Mùa lạnh: Đừng nhầm lẫn triệu chứng COVID-19 với cảm lạnh!
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trong khi mùa lạnh đã đến, nếu không cẩn thận bạn có thể bị cảm lạnh và các triệu chứng dễ nhầm với bệnh COVID-19 hoặc ngược lại.
Các nhà chuyên môn lưu ý rằng triệu chứng của bệnh COVID-19 có thể nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường, nhất là triệu chứng gặp ở những trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần lưu ý để phân biệt, tránh nhầm lẫn gây hậu quả tai hại.
1. Các triệu chứng điển hình của người mắc COVID-19
- Triệu chứng của bệnh COVID-19 gặp ở người chưa được tiêm chủng vaccine
Những người mắc COVID-19 khi chưa được tiêm chủng vaccine thường có các triệu chứng nhưsốt,đau đầu, viêm họng, sổ mũi, ho dai dẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất khứu giác, khó thở… Nếu bệnh nặng, ngoài tổn thương ở cơ quan hô hấp gây khó thở, suy hô hấp, còn tổn thương các cơ quan khác như tuần hoàn, gan, thận, thần kinh trung ương…
- Triệu chứng mắc COVID-19 ở người tiêm đủ liều vaccine
Ho dai dẳng ở người mắc COVID-19
Gần đây, CDC Mỹ thông báo rằng những người đã tiêm vaccine đầy đủ mà mắc bệnh thì triệu chứng nhẹ hơn và ít gây biến chứng nặng hơn so với người chưa tiêm vaccine mà mắc COVID-19. Thực ra, phần lớn các trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine khi nhiễm nCOV thì sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít trầm trọng hơn và hiếm khi phải nhập viện, thậm chí là tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Theo Express, Giáo sư Tim Spector, Đại học Kings College London (Anh) phát hiện chảy nước mũi là triệu chứng hàng đầu hiện nay ở người đã tiêm chủng đầy đủ bị bệnh COVID-19 (chiếm tới 73%). Trong khi người chưa tiêm chủng, nếu mắc COVID-19, có 3 triệu chứng phổ biến nhất là đau đầu, đau họng và chảy mũi. Đặc biệt là ho dai dẳng không còn là dấu hiệu hàng đầu của người bệnh mắc COVID-19 đã tiêm chủng đủ liều. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Anh cũng khuyến cáo là các triệu chứng gặp ở người chưa tiêm phòng như sốt, khó thở thì vẫn có thể gặp ở một số bệnh nhân đã tiêm phòng đầy đủ nhưng không phải tất cả.
2.Triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh
Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.
Bệnh cảm lạnh là do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus hô hấp thuộc chủng Rhinovirus, hoặc virus đường ruột chủng Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
- Triệu chứng thường gặp:
Triệu chứng thường gặp nhất của cảm lạnh là nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi…
Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 – 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất. Bệnh cảm lạnh thông thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, nhưng các triệu chứng thường gặp nhất là nghẹt mũi, khó thở, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, ho, đau họng, viêm họng, đau đầu, đau nhức cơ thể, hắt hơi, có thể có sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi trong người. Ngoài ra, một số người bệnh cảm lạnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh. Tuy cảm lạnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác.
Video đang HOT
3. Vì sao cần phân biệt triệu chứng COVID-19 và cảm lạnh?
Như vậy, chúng ta thấy rất khó để phân biệt cảm lạnh thông thường và COVID-19 nhất là mùa lạnh đã và đang đến, điều này đồng nghĩa nhiều người nghĩ mình bị cảm lạnh nhưng thực tế có khả năng đã mắc COVID-19, nhất là người đang ở trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ cao. Vì vậy, các chuyên gia lo ngại người dân không phân biệt được COVID-19 và cảm lạnh cũng như các bệnh đường hô hấp thông thường khác do có những biểu hiện tương tự.
Giáo sư Tim Spector, Đại học Kings College London, cho biết “Khi sang những tháng lạnh hơn, cảm lạnh bùng phát và số ca nhiễm COVID-19 vẫn cao. Phân biệt được hai loại bệnh này khó hơn bao giờ hết khi các trường hợp COVID-19 đã tiêm vaccine thường có biểu hiện nhẹ như hắt hơi, đau đầu, nhất là chảy mũi. Họ dễ dàng lây truyền cho các thành viên trong gia đình, cộng đồng hoặc đồng nghiệp”, bởi vì khi đó họ nghĩ là là cảm lạnh cho nên họ sẽ không đi xét nghiệm SARS-COV-2 , khiến việc kiểm soát dịch gặp khó khăn hơn.
Để hạn chế sự nhầm lẫn giữa cảm lạnh và COVID-19 làm cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn, ngành y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở cần tuyên truyền rộng rãi cho mọi người dân biết khi nghi ngờ cảm cúm, cảm lạnh nên khai báo y tế và nên đi khám bệnh ngay để được xét nghiệm sàng lọc bệnh COVID-19. Bên cạnh đó cần thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đúng đối tượng, đầy đủ nhất có thể, bởi vì, vaccine là tấm lá chắn phòng COVID-19 hữu hiệu nhất, kèm theo thực hiện thông điệp “5K” một cách nghiêm túc.
Những lưu ý để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh
Thời tiết chuyển mùa từ nắng ấm chuyển sang lạnh đột ngột, rất dễ làm cho trẻ, đặc biệt lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi bị mắc các bệnh về đường hô hấp, nhẹ thì bị ho, sổ mũi, viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi.
Với các bé đi mẫu giáo, nhà trẻ nguy cơ mắc bệnh càng lớn, vì bố mẹ thường xuyên đưa đi đón về, tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Thêm vào đó, nguy cơ lây nhiễm trong sinh hoạt cộng đồng, người lớn trong nhà bị bệnh ho cảm cũng dễ lây cho trẻ, rồi lây chéo giữa các cháu bị bệnh và không bị bệnh ở lớp.
Viêm phổi hay gặp ở trẻ em
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai: Viêm phổi ở trẻ nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp, biến chứng nhiễm trùng máu và gây tử vong. Hàng năm, bệnh viêm phổi ở trẻ em chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng mỗi giây và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xảy ra tại các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam mỗi năm có đến 2,9 triệu lượt mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và cũng là 1 trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng viêm phổi toàn cầu. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc đúng cách, sẽ giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong ở trẻ.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh viêm phổi trong mùa lạnh
Yếu tố gây viêm phổi
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, có nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc vi nấm có thể gây viêm phổi cho trẻ, nhất là vào mùa lạnh. Loại vi khuẩn hay gặp nhất là S.pneumoniae, H.influenzae, B.catarrhali, M.hominis, S.aureus, S.pyogenes...
Virus cúm, virus hợp bào, virus H5N1, virus sởi... Do đường lây truyền của một số vi khuẩn, virus là ở trong không khí vào hệ hô hấp, nên khi một trẻ nào đó bị bệnh rất dễ lây lan cho nhiều trẻ khác trong lớp học, trong nhà trẻ hoặc trong gia đình, làng xóm, khu phố.
Nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện chăm sóc và sức đề kháng không tốt (do chưa có điều kiện tiêm vaccin, trẻ hay ốm yếu, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh bẩm sinh về tim mạch, hô hấp, hàm mặt, trẻ đẻ thiếu tháng, thiếu cân nặng... sẽ rất dễ bị các bệnh về viêm đường hô hấp, viêm phổi.
Bên cạnh đó, môi trường sống không thuận lợi, làm cho các loại vi sinh vật gây bệnh có điều kiện phát triển như: Môi trường sống mất vệ sinh, vệ sinh hoàn cảnh kém. Bố, mẹ hoặc trong gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào, nhà ở sống thiếu không khí, thiếu ánh sáng, nhà ẩm thấp, khói bếp, khói bếp than... làm cho nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ càng cao.
Môi trường sống mất vệ sinh cũng là nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm phổi.
Nhận biết trẻ bị viêm phổi
Khi trẻ bị viêm phổi dấu hiệu nhận biết đầu tiên là ho, có thể ho vừa đến nặng nhưng thường là ho nặng tiếng, ở một số trẻ thì chỉ ho nhẹ.
Tuy nhiên, biểu hiện thứ 2 dễ nhận biết trẻ viêm phổi hay không là trẻ thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
Thở gắng sức với biểu hiện cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ, nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Dược thiện hỗ trợ điều trị viêm phổi
Đại dịch COVID-19 bùng phát: Dinh dưỡng, bài thuốc phòng trị cho viêm phổi
Ngoài ra, trẻ sẽ bị sốt, có thể sốt vừa đến sốt cao. Đau ngực không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho. Các biểu hiện kèm theo là nôn - không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho cũng nôn. Trẻ tím tái quanh môi và ở mặt do thiếu ôxy. Thở rít mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Khi bị viêm phổi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp và nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm phổi, trẻ còn có thể bị sốt cao, co giật, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải... Do đó, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sớm của viêm phổi, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng cấp cứu để đưa trẻ đến viện kịp thời.
Khi bị viêm phổi trẻ rất dễ bị suy hô hấp, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể bị tử vong.
Những trẻ nào có nguy cơ cao mắc viêm phổi?
Những trẻ sau đây có nguy cơ cao mắc viêm phổi đó là: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh). Trẻ đẻ non, nhẹ cân. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh, dị dạng đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Điều kiện nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường. Có cơ địa dị ứng, mẫn cảm... cũng dễ mắc bệnh viêm phổi. Có cơ địa dị ứng, mẫn cảm... cũng dễ mắc bệnh viêm phổi.
Phòng bệnh viêm phổi cho trẻ như thế nào cho đúng?
Trong chương trình THTT do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ, ở miền Bắc đợt lạnh thường kéo dài là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ. Để phòng viêm phổi cho trẻ cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng với miễn dịch chung cho toàn cơ thể trẻ. Một số vi chất thiết yếu trong cơ thể như Vitamin, khoáng chất không thể thiếu để giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động một cách bình thường. Do đó, phụ huynh cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong một chế độ ăn cân đối. Với các trẻ biếng ăn, cha mẹ nhất thiết nên bổ sung từ các nguồn thực phẩm bổ sung như Multi Vitamin, các công thức bổ tổng hợp và các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa có tác dụng chống biếng ăn cho trẻ.
Bên cạnh đó cần chú ý cho bé uống đủ nước, nhiều khi bé không khát, nhưng thật ra vẫn cần đủ lượng nước. Nếu bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh thì bệnh sẽ rất khó tấn công.
Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để tăng miễn dịch hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh.
Giữ ấm đường thở
Đường thở là nơi tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố ngoại lai trong không khí như vi khuẩn, virus, khói, bụi... nên cũng là nơi dễ dàng mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, trên niêm mạc đường thở luôn có một lớp chất nhày bảo vệ, tập trung các kháng thể, đặc biệt là IgA với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm, trung hòa độc tố và hóa chất độc hại.
Khi đường thở bị lạnh do không khí lạnh, do ăn uống đồ lạnh, sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc đường hô hấp dẫn tới khả năng phòng bệnh cơ thể bị giảm nghiêm trọng, làm trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai giữa...
Phụ huynh nên giữ ấm đường thở cho trẻ bằng cách mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, sử dụng nước ấm. Bằng cách này, các bậc cha mẹ đã giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể.
Tiêm vaccin phòng bệnh
Ngoài các loại vaccin thông thường bắt buộc phải tiêm cho trẻ, có một số loại vaccine mà các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ để ngăn ngừa bệnh hô hấp như: Vaccin phòng cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa lạnh vaccin có tác dụng phòng bệnh. Phụ huynh cũng lưu ý không tiêm vaccin nếu trẻ đang bị cúm hoặc nghi ngờ có nhiễm cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
Các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu tiêm cho trẻ vaccin phế cầu, để phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Lưu ý:
Không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Bởi, có một thực tế sau khi con uống được vài ngày thấy trẻ dừng ho, sốt cha mẹ lập tức dừng thuốc, làm như vậy rất dễ sinh ra bệnh nhờn thuốc, sau này khó chữa và trẻ dễ bị tái bệnh nhiều lần.
Khi trẻ bị viêm phổi cần phải đi khám bác sĩ và uống thuốc theo đơn.
Vì vậy, khi trẻ bị bệnh cần phải đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi, việc điều trị cho trẻ tùy thuộc vào mỗi cơ địa và mức độ bệnh, loại kháng sinh, liều lượng, thời gian điều trị khác nhau. Không dùng đơn thuốc của trẻ này cho trẻ khác, không dùng lại đơn thuốc. Nếu dùng thuốc không đúng sẽ gây tình trạng kháng thuốc.
5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản... là một số bệnh trẻ em dễ mắc khi chuyển mùa lạnh. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh: Cảm lạnh thông thường Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu...