Mua lại cổ phần tại dự án Xơ sợi Đình Vũ: PVN gánh lỗ thay đối tác?
Việc PVN nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú với giá 10.000 đồng/cổ phần trong khi PVTEX đang lỗ 1.472 tỷ đồng dẫn đến PVN phải gánh chịu toàn bộ các khoản công nợ, lỗ của dự án đã đầu tư…
PVN “gánh” lỗ tại dự án xơ sợi Đình Vũ
Đó là đánh giá của Thanh tra Chính phủ nêu tại kết luận thanh tra việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ.
Như Tiền Phong đã đưa tin, mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hải Phòng đã có vănbản đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp trong điều tra, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án xơ sợi Đình Vũ và PVTEX .
Nội dung chính mà cơ quan điều tra đề nghị PVN cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc PVN mua lại hơn 34,2 triệu cổ phần của Tập đoàn dệt may VN (Vinatex) và Tổng công ty CP Phong Phú tại PVTEX, như: Cơ sở pháp lý, tổ chức, cá nhân nào cho phép PVN mua lại cổ phần của hai công ty nêu trên với giá 10.000 đồng/cổ phần; trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành ra sao; tập thể, cá nhân nào thuộc PVN phụ trách việc lập phương án chuyển nhượng?…
Ngoài những sai phạm khác trong quá trình thực hiện dự án, TTCP cũng từng chỉ rõ việc PVN nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của hai cổ đông sáng lập PVTEX là Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú là làm trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, tháng 1/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2012 -2015, trong đó yêu cầu PVN giảm tỷ lệ góp vốn tại PVTEX từ 56% xuống tối thiểu 36%.
Vẫn theo TTCP, đến cuối năm 2014, PVN đã nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại PVTEX của Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú, trên cơ sở ý kiến đồng ý của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại văn bản số 6787/VPCP-ĐMDN ngày 4/9/2014 của Văn phòng Chính phủ.
“Như vậy đề xuất, quyết định của PVN và Bộ Công thương đồng ý cho Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú thoái vốn khỏi PVTEX, theo đó làm tăng tỷ lệ góp vốn của PVN tại PVTEX từ 56% lên 75% là chưa phù hợp với Quyết định của Thủ tướng về phê duyệt Đề án tái cơ cấu PVN” – Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Video đang HOT
Ngoài ra, TTCP cho rằng theo quy định, việc chuyển nhượng vốn giữa Vinatex và PVN phải được lập phương án xác định thời điểm chuyển nhượng, giá mua, giá bán để trình phê duyệt song hai đơn vị này đã không thực hiện.
Mặt khác, Bộ Công thương với chức năng được phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại PVN, Vinatex cũng không kiểm tra, giám sát việc chuyển nhượng cổ phần giữa PVN và cổ đông nói trên.
“Hậu quả là PVN mua cổ phần với mệnh giá ban đầu là 10.000 đồng/cổ phần, trong khi PVTEX lỗ 1.472 tỷ đồng ngoài phương án tài chính của dự án, dẫn đến PVN phải gánh chịu toàn bộ các khoản công nợ, lỗ của dự án đã đầu tư; gánh trách nhiệm lỗ hơn 278 tỷ đồng (tính tỷ lệ sở hữu vốn) của Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú. Những thiếu sót, vi phạm trên thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương HĐQT, Tổng giám đốc PVN, Vinatex thời kỳ từ năm 2007 đến nay” – Thanh tra Chính phủ kết xác định.
Ngày 27/12/2014, Viantex và Tổng công ty CP Phong Phú chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu tại PVTEX cho PVN, trên cơ sở ý kiến đồng ý của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại văn bản số 6787/VPCP-ĐMDN ngày 4/9/2014 của Văn phòng Chính phủ. TTCP cho rằng theo quy định, việc chuyển nhượng vốn giữa Vinatex và PVN phải được lập phương án xác định thời điểm chuyển nhượng, giá mua, giá bán để trình phê duyệt song hai đơn vị này đã không thực hiện.
DƯƠNG LÊ
Theo tienphong.vn
ĐHĐCĐ The Pan Group: Cổ đông chất vấn khoản 800 tỷ đồng nhận từ Sojitz và việc "gom" tiếp cổ phiếu VFG
Chủ tịch PAN cho rằng không có dự án nào mới đầu tư mà có thể sinh lời ngay. Các dự án, nhất là trong mảng nông nghiệp cần thời gian để nhìn thấy hiệu quả.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN, đồng thời là Chủ tịch SSI, công ty sở hữu hơn 18% vốn PAN - Ảnh: Huyền Trâm.
Chiều ngày 26/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.
Năm 2018, công ty ghi nhận doanh thu 7.828 tỷ đồng, tăng trưởng 92%; lợi nhuận đạt 567 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Đóng góp vào kết quả kinh doanh có Vinaseed, Bibica, Aquatex Bến Tre, Sao Ta... Tổng tài sản hợp nhất đạt 9.439 tỷ đồng.
Năm 2019, PAN đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 10.513 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 644 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 562 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 340 tỷ đồng.
Năm nay, công ty sẽ tiến hành mở rộng nhà máy bánh kẹo của Bibica ở Long An, dự án Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và chế biến nông sản tại Đồng Tháp của Vinaseed, dự án sản xuất giống cá tra tại Bến Tre. Ngoài ra tập đoàn nâng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên và công ty liên kết, M&A thêm các công ty mới để hoàn thiện chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.
Tại đại hội lần này, công ty trình kế hoạch xin ý kiến đại hội trong năm nay phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP, giá dự kiến bằng mệnh giá 10.000 đồng/CP.
Công ty cũng vạch kế hoạch phát hành hơn 43 triệu cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ, tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 432 tỷ đồng. Dự kiến vốn nâng lên sau phát hành tối đa hơn 2.163 tỷ đồng. nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, thời gian thực hiện trong năm 2019.
Trong phần thảo luận, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN trả lời các thắc mắc của cổ đông.
Năm 2018 PAN đã nhận đầu tư hơn 800 tỷ đồng từ Sojitz để M&A và phát triển kinh doanh nhưng tại sao không thấy lợi nhuận tập đoàn tăng tưởng trong kế hoạch 2019?
Đầu tư nông nghiệp và thực phẩm có độ trễ, tập đoàn đã và đang sử dụng vốn để đầu tư cho hoạt động phát triển kinh doanh tại các công ty thành viên, như nhà máy chế biến nông sản Vinaseed hoặc dự án mở rộng vùng nuôi tại Fimex. Tuy nhiên không có dự án nào mới đầu tư mà có thể sinh lời ngay. Các dự án, nhất là trong mảng nông nghiệp cần thời gian để nhìn thấy hiệu quả.
Với kế hoạch kinh doanh 2019, kế hoạch phát hành ESOP được trình có hợp lý không?
ESOP là cơ chế nhằm thu hút và giữ chân lực lượng nhân sự chất lượng cao để thực hiện chiến lược phát triển, tăng trưởng của tập đoàn. Con số trong kế hoạch là mức vừa phải, cổ đông có quyền đồng ý hoặc không với tờ trình của HĐQT.
Thị trường hạt điều khó khăn, kế hoạch đối phó của công ty?
Ngành điều có 2 hướng làm: hướng kinh doanh nhân điều thô phụ thuộc rất lớn vào biến động giá thế giới, đây là bài toán khó giải quyết; hướng còn lại là hướng PAN đang làm là tập trung sản xuất, kinh doanh điều GTGT ít phụ thuộc vào giá điều nguyên liệu và có biên lợi nhuận tốt, ổn định. Năm 2019, Lafooco sẽ không lỗ và đang đặt kế hoạch có lãi gần 15 tỷ đồng.
Vì sao việc chào mua cổ phiếu VFG không thành công, chưa mua được trên 51%?
Việc chưa mua được tỷ lệ trên 51% (hiện là 41,88%) là do một số cổ đông chưa bán, có thể do chưa gặp nhau về giá. Công ty có kế hoạch chào mua tiếp cổ phần của VFG (Công ty Khử trùng Việt Nam) lên trên 51% trong năm 2019, nhưng việc có mua được hay không phụ thuộc nhiều yếu tố trên thị trường.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive.vn
Hàng loạt dự án lớn vừa được cấp phép đầu tư vào Việt Nam Theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý 1 vừa qua, cả nước có 28.125 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 346,5 tỷ USD. Trong đó có nhiều dự án lớn được cấp phép đầu tư. Số liệu của Cục đầu tư nước ngoài cho thấy, tính lũy kế đến ngày 20/03/2019,...