Mưa kéo dài, quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Phú Yên vẫn chưa được sửa chữa
Thời gian qua, người dân và tài xế phản ánh trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Phú Yên xuất hiện hàng loạt “ổ voi”, “ổ gà” trên mặt đường, gây không ít khó khăn, nguy hiểm cho người đi đường.
Đơn vị thi công đổ đá xô bồ và phủ đá dăm lên trên các “ổ gà”.
Ông Nguyễn Đức Hùng – Giám đốc Công ty Cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên cho biết, từ đầu tháng 12 đến nay, thời tiết ở tỉnh Phú Yên có mưa lớn làm cho tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 1D và đường Trường Sơn đi qua địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng. Các tuyến đường công ty quản lý xuất hiện nhiều “ổ gà”, sạt lở và tắt đường do ngập nước. Tuy nhiên, do thời tiết những ngày sắp tới vẫn còn diễn biến phức tạp nên công ty tổ chức phương án đảm bảo giao thông tạm thời.
Cụ thể, đối với công tác đất, đá sụp trượt lấp rãnh dọc, cống, tràn mặt đường, công ty huy động công nhân kết hợp với phương tiện cơ giới tập trung dọn dẹp đất đá, chặt cây, khơi thông dòng chảy. Còn đối với các vị trí mặt đường hư hỏng, công ty tiến hành đảm bảo giao thông các vị trí “ổ gà” 5 – 7cm bằng cấp phối đá dăm; những vị trí sình lún, sâu dưới 12cm bằng đá hộc, đá ba chêm chèn và các loại vật liệu thích hợp khác.
Các “ổ gà” được phủ lớp đá lên trên, chịu được thời tiết mưa từ 3 – 5 ngày.
Video đang HOT
“Để tránh tạo ra hố sâu nguy hiểm cho người đi đường, trong thời tiết mưa gió như hiện nay chỉ có loại đá xô bồ và phủ đá dăm lên trên mới chịu được 3 – 5 ngày. Khi thời tiết nắng ráo thuận lợi, chúng tôi sẽ đào bỏ lớp đá dăm này, rồi làm lại bằng bê tông nhựa để đảm bảo êm thuận”, ông Hùng cho biết.
Ngoài ra, trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Phú Yên còn có các đoạn đường được Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư và Công ty Cổ phần Hoàng An thi công chưa được sửa chữa trong thời gian dài.
Nhiều vụ tai nạn giao thông do sụp “ổ gà” ở trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Chi cục Quản lý đường bộ 3 (thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đã có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Hoàng An khẩn trương huy động tối đa nhân lực, vật tư, thiết bị, phương tiện để sửa chữa, khắc phục hư hỏng các đoạn đường do công ty quản lý, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ đã được duyệt.
Đồng thời, bố trí đầy đủ biển báo, có biện pháp đảm bảo giao thông khi thi công sửa chữa công trình trên đường bộ đang khai thác theo quy định hiện hành; bố trí đầy đủ nhân sự, điều tiết giao thông tại các vị trí hư hỏng, hoàn thiện trước ngày 9/12/2020.
Trường hợp để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến, tai nạn giao thông xảy ra do nhà thầu thi công không khắc phục hoặc khắc phục chậm, Công ty Cổ phần Hoàng An hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thế nhưng, theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Phú Yên do Công ty Cổ phần Hoàng An thi công vẫn còn “chễm chệ” nhiều “ổ voi’, “ổ gà”, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Vĩnh Phúc: Cần xử lí nghiêm khai thác đất bừa bãi ở Lập Thạch
Phóng viên ghi lại hình ảnh, mỏ khai thác đất của Công Ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Và Đầu Tư Khánh Toàn.
Mỏ này khai thác đất san lấp làm vật liệu thông thường trong diện tích dự án Đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt theo hướng công nghiệp và trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi thủy sản tại khu vực Bản Hậu, xã Tử Du, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) vẫn đang hoạt động.
Tuyến đường bê tông liên xã chạy qua thôn Đồng Quyền, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch bị vỡ nát. Nhiều điểm tạo thành ổ gà, ổ voi ngay trên mặt đường. Cực chẳng đã, người dân đã nhiều lần kéo nhau ra chặn đường, không cho xe quá tải lưu thông qua tuyến đường. Theo người dân, nguyên nhân chính là do mỗi ngày có hàng trăm lượt xe trọng tải lớn có dấu hiệu chở quá trọng tải từ mỏ khai thác đất ở xã Tử Du chạy qua.
Ông Nguyễn Văn Quang, thôn Đồng Quyền, xã Xuân Hòa cho biết: Bức xúc quá vì việc xe chở đất của rất nhiều công ty vào chờ đất của mỏ trong này, cách khoảng 1 km. Việc khai thác này diễn ra hơn 1 năm nay, từ 2018. Đến giờ này dân chúng tôi không chịu được vì ô nhiễm, bụi. Có mỗi đề nghị tưới nước mà cũng không thực hiện được. Nạn xe quá khổ, quá tải đã làm vỡ, hỏng hết đường.
Đây là hình ảnh hiện tại, đã hết hạn đóng cửa mỏ hoàn thổ trả lại mặt bằng Đầu tư chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt theo hướng công nghiệp và trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi thủy sản nhưng trang trại đâu không thấy mà chỉ là cảnh tan hoang như bãi chiến trường với nhiều thùng, hố sâu đọng nước. Lối vào được rào chắn sơ sài. Đây như những cái bẫy nguy hiểm đối với người dân trong khu vực.
Ông Đỗ Cao Đức, Chủ tịch UBND xã Tử Du cho biết, công tác hoàn thổ sau khai thác trên địa bàn vừa rồi có đơn vị là công ty Khánh Toàn đã hết thời gian được cấp phép. Hiện nay trên vị trí này có nhiều hố sâu, địa phương đã có văn bản yêu cầu đơn vị này thực hiện theo đúng cam kết với địa phương, đặc biệt là trong công tác hoàn thổ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, đơn vị này vẫn chưa thực hiện nội dung này.
Theo các cơ quan chức năng, đã có không ít vụ việc đuối nước thương tâm xảy ra tại các hố khai thác đất trên địa bàn tinh Vĩnh Phúc. Nguyên nhân là do các hố khai thác đất đã hết hạn đóng cửa mỏ nhưng không hoàn thổ, trả lại mặt bằng. Ở đây cũng không có biển cảnh báo nguy hiểm, không có rào chắn bảo vệ và không có người quản lý.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Đính, Đội trưởng Đội số 1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Bên cơ quan thi công, san lấp mặt bằng hoặc lấy đất thì chúng ta mà có biển cảnh báo hoặc có người trông nom tại khu vực đó thì chắc chắn sẽ không xảy ra hiện tượng như vậy. Thêm nữa là chính quyền địa phương mà có người quản lý tốt, quan tâm sức khỏe của các em nhỏ thì có thể giao cho cơ quan chức năng, công an xã, những người ở thôn đó cắm biển cảnh báo "Nước sâu nguy hiểm" hoặc cảnh báo đuối nước, không được tắm thì tôi nghĩ sẽ không xảy ra các hiện tượng, sự việc đáng thương như vừa rồi.
Khi tiến hành thủ tục xin phép khai thác đất, các doanh nghiệp luôn cam kết với cơ quan chức năng thực hiện nghiêm quy định của nhà nước về trọng tải xe, bảo vệ môi trường, đường giao thông và hoàn thổ trả lại mặt bằng. Nhưng trên thực tế rất hiếm có doanh nghiệp khai thác đất nào thực hiện đúng như cam kết. Hệ lụy sau khai thác đất là đường giao thông xuống cấp, cảnh quan môi trường bị tàn phá. Đã đến lúc các cơ quan chức năng huyện Lập Thạch phải có biện pháp siết chặt quản lý hoạt động khai thác đất đá trên địa bàn, tránh những hệ lụy xấu tiếp diễn.
Đường dân sinh xuống cấp nghiêm trọng Tuyến đường dân sinh cầu Hưng Lợi, thuộc phường Hưng Phú và Hưng Thạnh, quận Cái Răng bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều "ổ voi", "ổ gà", không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Ông Đặng Văn Thuận, ở phường Hưng Phú, than phiền: "Hằng ngày, có rất nhiều phương tiện giao thông đi qua tuyến đường này....