Mua iPhone từ nhà mạng vẫn gặp hàng tráo linh kiện
Chiếc iPhone 5S mua từ một nhà mạng Canada của Benjamin Thomas bị tráo gần như toàn bộ linh kiện. Anh này sau đó được đền bù bằng một chiếc iPhone SE.
Nhà mạng Freedom Mobile vừa lên tiếng xin lỗi sau khi trang CBC Toronto điều tra, phát hiện công ty này bán một chiếc iPhone tân trang (refurbished) với linh kiện giả.
Benjamin Thomas mua một chiếc iPhone 5S mà a nghĩ là hàng mới với giá 300 CAD (khoảng 5 triệu đồng) tại một cửa hàng của Freedom Mobile hồi tháng 3. Anh này gặp vô số vấn đề ngay sau khi mở hộp máy.
Chiếc iPhone 5S của Benjamin Thomas có nhiều linh kiện bị thay thế. Ảnh: CBS.
Thomas cho biết pin của máy thường xuyên sập nguồn khi ở mức 20%, trong khi vỏ máy có vẻ không khít với thân bên trong. Sau đó, một người bạn của anh phát hiện camera của máy có chất lượng không tốt bằng chiếc iPhone 5S cũ của anh ta.
Chiếc iPhone này sau đó được đem thử nghiệm tại một đơn vị độc lập và phát hiện ra nhiều chi tiết phần cứng của nó đã bị thay thế.
Cụ thể, vỏ máy, màn hình, pin và camera đều là hàng ngoài – linh kiện không được sản xuất bởi Apple. Một vài thành phần của máy còn được in lại logo Apple giả.
“Nó giống với nguyên bản nhưng thực chất được khắc vào”, kỹ thuật viên của cửa hàng sửa chữa cho biết. Anh ta cũng phát hiện ra chiếc iPhone từng bị nước phá hủy, chỉ có bo mạch chủ và cảm biến vân tay là nguyên bản.
Video đang HOT
“Nó là một chiếc iPhone nhưng không phải iPhone”, anh nói, không quên nhấn mạnh thêm mình từng gặp nhiều chiếc iPhone như vậy, thông thường được người ta mua từ các trang bán đồ cũ như Craiglist.
Thomas cho hay anh từng gặp nhân viên Apple Store và được thông báo phần cứng của nó không phải hàng chính hãng. Mặc dù vậy, anh vẫn sốc vì gần như toàn bộ linh kiện của nó đã bị thay thế. “Tôi cảm thấy đau đớn khi họ lừa gạt mình”.
Thomas cho biết, người bán hàng thậm chí không nói với anh nó là hàng tân trang. Hóa đơn bán hàng cũng không ghi rõ tình trạng của máy.
Không ai nói với Thomas đây là một chiếc iPhone tân trang. Ảnh: CBS.
“Đó là một công ty lớn, công ty bạn nghĩ bạn có thể tin tưởng”, bạn của Thomas là Tremblay nói.
Freedom Mobile – nhà mạng mới đổi tên từ tháng 12/2016 – không phải đối tác bán lẻ của Apple. Trang FAQ của họ cũng không có mục bán iPhone. Tuy nhiên, khi người của CBC đến cửa hàng hỏi mua iPhone 5S, người bán lập tức mang ra 2 chiếc, một có sẵn miếng dán màn hình bên ngoài, một đặt trong chiếc hộp không nguyên bản.
Trả lời CBC, Phó chủ tịch phụ trách bán hàng và phân phối của Freedom Mobile là Pat Button viết cửa hàng của họ “không được phép bán các thiết bị này”. “Không may mắn là đại lý của chúng tôi tại khu vực đó mắc lỗi khi bán hàng cho khách. Chúng tôi thực sự xin lỗi vì sự bất tiện này”.
Để đền bù cho Thomas, Freedom Mobile đổi cho anh một chiếc iPhone SE, trị giá khoảng 579 CAD (khoảng gần 9,8 triệu đồng).
Đức Nam
Theo Zing
Số phận những công ty sống ký sinh vào iPhone
Có ít nhất 6 công ty lớn sẽ sẽ sụt giảm giá trị thảm hại chỉ sau một công bố không sử dụng sản phẩm của họ từ Apple.
Sống gửi vào Apple chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ảnh: South Morning China Post.
Thành công của iPhone là vô tiền khoáng hậu. Với hơn 1 tỷ chiếc iPhone bán ra trong suốt 9 năm qua, smartphone mang tính biểu tượng của Apple không chỉ thay đổi cách người ta sử dụng công nghệ và còn biến Apple thành công ty thành công và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Trong suốt con đường đó, Apple và iPhone được xem là mỏ vàng cho hàng loạt công ty, vốn là đối tác sản xuất hoặc cung cấp linh kiện cho họ. Do đó, mặc dù iPhone giúp một số công ty đạt lợi nhuận khổng lồ, việc phụ thuộc quá nhiều vào Apple chính là một mối nguy.
Trường hợp của Imagination Technologies mới đây là ví dụ điển hình. Cổ phiếu của hãng này sụt giảm gần 70% sau khi Apple hé lộ thông tin tự thiết kế kiến trúc GPU mới cho iPhone.
Tương tự, cổ phiếu của Dialog Semiconductor giảm hơn 30% khi có báo cáo cho rằng Apple có hứng thú với việc tự phát triển con chip quản lý pin.
Statista mới đây đưa ra danh sách một lọa công ty được xem là "sống ký sinh" vào Apple. Theo đó, doanh thu từ việc sản xuất linh kiện cho Apple thường chiếm hơn 50% doanh thu hàng năm của họ.
6 công ty có mức độ phụ thuộc lớn vào Apple. (% doanh thu dựa trên báo cáo tài chính năm 2016). Nguồn: Company Fillings.
"Phụ thuộc vào một đối tác duy nhất là mối nguy lớn. Đó cũng là lý do Apple đối xử với các công ty này một cách kém công bằng hơn so với những công ty có danh sách khách hàng dồi dào hơn. Nó cũng đưa Apple lên vị thế cửa trên khi đàm phán hợp đồng. Ở đó, họ có thể yêu cầu các điều khoản có lợi cho mình", Statista cho hay.
Trong bảng thống kê trên, có thể thấy Dialog Semiconductor có lý do để lo lắng nhất khi họ phụ thuộc quá lớn vào Apple. Mặc dù vậy, không phải đối tác nào cũng cần lo sợ như vậy. Chẳng hạn, Apple khó tìm kiếm được đối tác nào có năng lực sản xuất lớn hơn Foxconn để lắp ráp iPhone.
Tuy nhiên, bảng thống kê nói trên chỉ nhắc đến những công ty lớn, niêm yết rõ ràng. Trên khắp thế giới, có hàng nghìn những công ty khác được xem là sống gửi vào Apple, từ các đơn vị sản xuất phụ kiện, cửa hàng buôn bán sản phẩm Apple mà người ta chưa thể thống kê hết được.
Chẳng hạn mới đây, động thái yêu cầu dỡ bỏ bảng hiệu có liên quan đến thương hiệu Apple của đại diện pháp lý Apple tại Việt Nam hay việc dấy lên tin đồn Apple cấm việc sửa chữa iPhone từ các đơn vị không được ủy quyền cũng gây sóng gió lớn cho giới kinh doanh trong nước.
Thành Duy
Theo Zing
4 sản phẩm công nghệ không bao giờ nên mua hàng tân trang Hàng tân trang (refurbished) tiết kiệm được khoản tiền bởi giá rẻ hơn hàng mới. Tuy nhiên, bạn nên tránh mua phiên bản refurbished của những sản phẩm sau. Dù được đánh giá là tốt gần như ngang với hàng mới, nhưng các sản phẩm tân trang (refurbished) thường được bán với giá rẻ hơn đáng kể. Vì sao có sự khác biệt...