Mùa hồng chín đỏ trên bản người Mông xứ Nghệ
Những cây hồng trĩu quả trút bỏ hết lớp lá khi mùa Đông đến trên bản làng người Mông huyện Kỳ Sơn tạo nên một vẻ đẹp hiếm có.
Khắp nơi rực lên một màu đỏ của hồng chín như xua tan cái lạnh của ngày đông.
Bản người Mông ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) từ 2 tháng nay rực lên sắc đỏ của những cây hồng chín mọng. Ảnh: Đào Thọ
Mùa Đông đến, những cây hồng trút hết lá chỉ còn lại những chùm quả lúc lỉu trên cành tạo nên một vẻ đẹp hiếm có. Ảnh: Đào Thọ
Hồng chín đỏ sà trên những mái nhà sa mu truyền thống của người Mông. Ảnh: Đào Thọ
Trên các lối đi vào bản Huồi Giảng 1, hồng được trồng hai bên đường cũng đang vào độ chín mọng. Ảnh: Đào Thọ
Theo người dân nơi đây, loại hồng này phải chín mềm mới có thể ăn được và ít có giá trị kinh tế. Vì thế, họ chỉ chọn một số quả chín để làm quà hoặc dùng ăn trong gia đình. Ảnh: Đào Thọ
“Cứ đến mùa hồng, tôi lại vào Tây Sơn chơi, chủ yếu để hái ít hồng mang về trưng bày trong khuôn viên nhà làm cảnh, một số quả chín thì biếu anh em, bạn bè” – anh Nguyễn Thạc Đồng, một du khách đến từ xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) cho hay. Ảnh: Đào Thọ
Hồng chín cũng là món ăn ưa thích của những đứa trẻ người Mông ở vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Đào Thọ
Nhiều du khách ở các nơi khác đến Tây Sơn mùa này chủ yếu để săn mây, ngắm hoa đào nở và diện trang phục người Mông để “check-in” cùng những cây hồng trĩu quả. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Khám phá Đền Cuông: Ngồi đền linh thiêng nổi tiếng nhất xứ Nghệ
Quê hương Bác vốn nổi tiếng với nhiều địa danh mang giá trị văn hoá, dân tộc, tâm linh. Những địa danh này không chỉ có kiến trúc đẹp mà còn gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử
1. Giới thiệu về Đền Cuông
Địa chỉ: Núi Mộ Dạ, Diễn An, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Giờ hoạt động: 7h00 - 17h00
Vé tham quan: Miễn phí
Đền Cuông là nơi thờ cúng, tưởng nhớ công ơn của vua Thục An Dương Vương. Ngôi đền toạ lạc tại lưng chừng núi Mộ Dạ, cách thành phố Vinh 30km về phía Bắc. Sở dĩ có tên là Đền Cuông (hay còn gọi là Đền Công) là tại vì khu vực núi Mộ Dạ có rất nhiều chim công sinh sống. Chính vì vậy mà người ta lấy tên của loài chim này để đặt cho ngôi đền.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác thời gian khởi dựng của ngôi đền. Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại thì ngôi đền này đã được nhà Nguyễn trùng tu lại rất nhiều. Vào năm 1864, vua Tự Đức đã cho xây dựng lại Đền Cuông với quy mô như ngày nay.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đền đã bị phá huỷ rất nhiều. Mãi đến năm 1990 thì mới được sửa chữa và hoạt động trở lại.
2.Cách di chuyển đến Đền Cuông
Tuy nằm trên núi nhưng đường di chuyển đến Đền Cuông lại khá dễ dàng. Bạn có thể di chuyển theo lộ trình sau: Từ thành phố Vinh, đi theo hướng đường Thăng Long để đến quốc lộ 1A. Đi thẳng quốc lộ 1A thêm 16km nữa là đến Đền Cuông.
3. Kiến trúc cổ kính của ngôi đền
Đền Cuông là di tích lịch sử quốc gia có kiến trúc đẹp và vững chắc. Ngôi đền nằm trọn trong cánh rừng thông bạt ngàn, sau lưng đền là biển cả mênh mông. Vẻ đẹp của Đền Cuông là sự kết hợp các yếu tố: Núi non hùng vĩ, biển cả bao la và kiến trúc cổ kính.
Ngôi đền nổi tiếng nhất xứ Nghệ này được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", bao gồm: Tam quan, Thượng điện, Trung và Hạ điện. Mổi điện đều được xây dựng chắc chắn với thành dày, cột lớn, mái cong, hoạ tiết chạm khắc điêu luyện, tỉ mỉ.
Tam quan là điện lớn đồ sộ, thấm vẻ rêu phong, bao gồm 3 cổng vào. Hai cổng bên có thiết kế theo kiểu mái vòm cuốn 2 tầng. Riêng cổng giữa có 3 tầng, chằng chịt đầy rễ cây si, làm toát lên vẻ cổ kính cho ngôi đền này.
Thượng điện là nơi đặt bàn thờ vua An Dương Vương, có kiến trúc chồng diêm 4 mái, đầu đao cong vút vô cùng uy nghiêm. Từ Thượng điện bước qua khoảng sân hẹp sẽ đến toà Trung điện. Đây là nơi đặt bàn thờ Cao Lỗ, vị tướng đã giúp cua Thục Phan chế tạo nỏ thần. Đây cũng chỉ là nơi duy nhất có kết trúc chồng diêm 8 mái riêng biệt.
Bên trong đền có rất nhiều các di vật quý như: trống, chiên, tượng thờ, đồ tế khí,...Ngoài ra còn có các tư liệu chữ hán được chạm khắc trên thành, cột, các bức hoàng phi để ghi nhớ ân đức của vua Thục.
4. Những điều thú vị về ngôi Đền Cuông
4.1. Những sự tích linh thiêng
Sự tích về sự ra đời của đền Cuông
Tương truyền từ thời xa xưa, người dân ra biển thấy một chiếc kiệu lớn từ biển Đông trôi vào Cửa Hiền. Khi kiệu bị sóng đẩy vào bờ, người dân thi nhau khiêng lên nhưng không tài nào nhấc nổi. Đến khi dân làng Cao Ái ra khiêng thì lại khiêng được.
Từ điểm kì lạ này mà người dân Cao Ái đã tin rằng, linh hồn của Vua Thục Phan đã nhập vào chiếc kiệu và chọn dân làng mình để khiêng kiệu về. Chính vì thế đã lập đền để thờ cúng, và đó cũng chính là ngôi Đền Cuông hiện nay.
Hạc trắng về trời
Vào mùa lễ hội Đền Cuông năm 1995, khi dân làng đang chiêm ngưỡng màn cưỡi ngựa của một nông dân thì bất ngờ xuất hiện một con Hạc trắng to đậu trên tay người cưỡi ngựa. Người dân cho rằng đó chính là hiện thân của công chúa Mỵ Châu về tham gia lễ hội.
Sau khi Hạc trắng chết, dân làng đã mang đi ướp xác và đặt trong lồng kính. Sau đó mang về đặt tại Đền Cuông để thờ cúng cho đến ngày nay.
Cá voi mắc cạn
Một năm sau cũng đúng vào dịp diễn ra lễ hội Đền Cuông, tại bờ biển cửa Hiền lại xuất hiện xác của một con cá voi nặng 10 tấn. Đây cũng chính là nơi Vua An Dương Vương đã từng gieo mình muốn biển.
Ứng với truyền thuyết, sau khi kết liễu Mỵ Châu, Vua Thục cũng gieo mình xuống biển. Chính vì vậy mà mọi người tin rằng sau khi Hạc trắng hiện thân của Mỵ Nương chết đi thì hình ảnh xác cá voi cũng chính là hiện thân cho cái chết bi thảm của vua An Dương Vương.
Vì niềm tin đó mà lễ an táng của cá voi năm ấy được tổ chức với nghi thức trang trọng, có sự tham gia của nhiều người. Đến ngày nay ngôi mộ cá vẫn được người dân thường xuyên hương khói.
4.2. Lễ hội Đền Cuông
Lễ hội Đền Cuông được diễn ra vào ngày 13,14,15,16 tháng 2 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội có quy mô lớn nổi tiếng của Nghệ An, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa. Lễ hội sẽ gồm 3 phần chính là: phần lễ, rước kiệu và phần hội.
Phần lễ sẽ gồm có các hoạt động: Khai quang, Trung thiên, Yết - Đại - Tạ, Túc trực. Những người đảm nhiệm phần lễ phải mặc trang phục đúng với quy định.
Đặc sắc nhất đó chính là phần rước kiệu vào sáng sớm ngày 15. Kiệu sẽ được đưa từ nhà họ Cao và đình Xuân Ái đến đền Cuông. Bao gồm 3 kiệu: Kiệu đầu tiên là của vua Thục Phán, ở giữa là của công chúa Mỵ Châu và cuối cùng là kiệu của tướng Cao Lỗ.
Sau phần lễ thành kính, trang nghiêm thì phần hội hoạt náo với nhiều trò chơi dân gian: ném còn, đu quay, đấu vật,...Bên cạnh đó còn có chương trình giao lưu văn nghệ ca trù, chèo tuồng, ví dặm,...
5. Những địa điểm du lịch khác gần Đền Cuông
Trừ những ngày lễ hội thì đa phần du khách đến Đền Cuông chủ yếu là để tham quan, thắp hương,...Các hoạt động này thường không tốn quá nhiều thời gian. Vậy nên bạn có thể kết hợp tham quan Đền Cuông với các địa điểm sau:
Bãi biển Diễn Thành: Cùng nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, bãi biển Diễn Thành chỉ cách Đền Cuông khoảng chừng 10km. Đây là bãi biển mang vẻ đẹp hiền hoà, sóng êm ả, mực nước cạn rất an toàn. Bạn có thể thoải mái tắm biển, thư giãn.
Khu du lịch sinh thái Mường Thanh: Đây là khu du lịch nghĩ dưỡng kết hợp với các hoạt động giải trí hiện đại của Mường Thanh.
Ảnh: Mường Thanh Green Land Diễn Lâm
6. Những lưu ý khi tham quan tại Đền
Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi ghé thăm đền
Đền là nơi tôn nghiêm, yên tịnh nên trách việc nói lớn tiếng, cười đùa
Không xả rác bừa bãi, bứt phá cây cối, vẽ bậy, phá hoạt cảnh quan đền.
Nếu muốn tham gia lễ hội đền Cuông thì nên đi vào giữa tháng 2 ÂL.
Chuyện kì bí ở ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ Đền Cuông tọa lạc trên núi Mộ Dạ, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, Nghệ An là ngôi đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, ngôi đền này còn có những câu chuyện về sự trùng lặp đầy bí ẩn. Vang bóng một thời Từ tư liệu đền Cuông, đền còn có tên gọi khác...