Mùa hoa và chim rợp trời ở Tràm Chim
Mùa xuân tới Tràm Chim, du khách được ngắm nhiều loài hoa nở rực rỡ trên diện rộng và vô số loài chim về làm tổ.
Travel blogger Quỷ Cốc Tử (tên thật Ngô Trần Hải An) vừa có chuyến “săn” ảnh ở vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp), nơi cứ vào xuân là vô số loài hoa nở và chim di trú về.
Vườn quốc gia Tràm Chim – diện tích tổng khoảng 7.300 ha, trong đó, các loài hoa nở mùa này có thể trải rộng tới cả trăm ha. Nổi bật nhất là các loài súng trắng, đỏ.
Thu hoạch hoa súng ở Tràm Chim. Hoa súng lấy cả phần thân dài dưới nước sâu nên phải bó lại thành khoanh để dễ vận chuyển. Hoa súng tươi đem về làm được rất nhiều món ăn ngon như gỏi, mắm kho, xào tỏi, canh nấu tôm…
Hiện tại ở Tràm Chim bắt đầu có các loại sen mới nở tô điểm cho thảm hoa mùa xuân, dù chưa nở rộ.
Video đang HOT
Ở đây cũng có những sắc hoa lạ, như nhĩ cán vàng, nhĩ cán tím. Đây là loài hoa nhỏ, nở hàng triệu bông li ti dập dềnh theo con sóng. Đến mùa rộ nhất, những con kênh nội đồng vườn quốc gia nhìn giống như một tấm thảm tím thẫm.
Ngoài ngắm những loài hoa mọc trong nước nở tưng bừng, Hải An còn bắt được nhiều khoảnh khắc của những đàn chim di trú về vườn quốc gia.
Tháng 2 hàng năm là thời điểm đẹp nhất để tới Tràm Chim, ngắm nhìn các loài chim muông đổ về. Anh ví những đàn chim ở đây đa dạng và đẹp mắt như một show diễn thời trang.
Theo thông tin từ cán bộ vườn quốc gia Tràm Chim, các loài chim kéo về kiếm ăn và sống tập trung ở khu C1, C2 của vườn do nhiều thức ăn hơn.
Nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như sếu đầu đỏ, cò ốc, te vàng, bồ nông, gà đãy Java… thường xuyên về vườn làm tổ và kiếm ăn. Trong chuyến đi đầu xuân, Hải An chụp được nhiều loài như cồng cộc, điêng điểng, cò trắng, vạc xanh, diệc lửa, cò ốc, le le, bói cá, diều…
Anh chia sẻ chụp hoa và chim rất khác nhau, chụp các loài chim hoang dã cần kiên nhẫn và đam mê. “Có khi mất cả tiếng rình mãi để tới gần nhất có thể nhưng sơ ý chút là chúng bay vù mất”. Ngoài ra, máy ảnh và ống kính tốt cũng là yếu tố giúp người chụp thành công.
Mùa rộn ràng ở vườn quốc gia Tràm Chim.
Vườn hiện có nhiều hoạt động thu hút không chỉ các nhà khoa học mà du khách yêu thiên nhiên. Một số dịch vụ ở đây trong mùa nước nổi với hoạt động thử làm ngư dân, ngủ trong rừng, ngồi xuồng ngoạn cảnh vườn, chiêm ngưỡng các loài hoa (hoàng đầu ấn, nhĩ cán tím)…
Mỗi du khách tới vườn trả phí tham quan là 20.000 đồng. Giá di chuyển xe điện trong vườn là 30.000 đồng. Với tham quan xuồng và tắc ráng (một loại ghe nhỏ) du khách chọn các tuyến tham quan dài 12km (giá 500.000 đồng) hoặc 21km (giá 800.000 đồng).
Ngắm hoa trên đại ngàn Cao Sơn
Với diện tích gần 22.000m2, nằm ở độ cao khoảng vài trăm mét so với mực nước biển, vườn hoa Cao Sơn (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) nằm giữa thiên nhiên núi rừng xanh ngát hùng vĩ, điểm xuyết bởi ruộng bậc thang và sắc lá phong đổ vàng.
Nơi đây đang được trồng hàng trăm loài hoa tuyệt đẹp thi nhau đua sắc trong không khí trong lành, không gian khoáng đạt.
Du khách tham quan vườn hoa Cao Sơn (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu).
Vườn hoa Cao Sơn đang là "từ khóa" được những người yêu thích du lịch cộng đồng tìm hiểu. Đia điểm này cách TP Hạ Long khoảng 130km và trung tâm huyện Bình Liêu hơn 20km, đường đi khá thuận tiện. Đặt chân tới vườn hoa Cao Sơn, du khách không chỉ được hòa mình vào cuộc sống thanh bình, hiếu khách của người dân bản địa, thưởng ngoạn cảnh vật núi non, hít thở không khí trong lành, mà còn được đắm mình vào muôn màu hoa lung linh, nở rực rỡ giữa núi non, đất trời.
Cầu tình yêu ở vườn hoa Cao Sơn. Ảnh: HTX hoa Bình Liêu
Vườn hoa Cao Sơn mở cửa đón khách quanh năm bởi mỗi mùa ở đây đều có nét đẹp riêng, nhưng đẹp nhất vào mùa đông. Ở thời điểm cuối năm, du khách có thể chiêm ngưỡng rất nhiều loại hoa như: Hồng, lan vũ nữ, cẩm tú cầu, tam giác mạch, hướng dương, đồng tiền, hoa bươm bướm, hoa chậu... tạo thành một bức tranh thiên nhiên rưc rỡ sắc màu.
Rất nhiều loài hoa đang thi nhau khoe sắc tại vườn hoa Cao Sơn.
Với mức giá 30.000 đồng/lượt người tham quan (miễn phí tham quan cho người già và trẻ em), du khách có thể thoải mái chụp hình bên những khóm hoa đang nở rực rỡ với hương thơm quyến rũ, hay chụp hình bên những công trình độc đáo do nhà vườn đầu tư để tạo điểm nhấn cho vườn hoa, như cầu tình yêu, cầu tre, vòng xoay... Ngoài việc mang về những bức ảnh đẹp, du khách còn có thể tham gia trải nghiệm hái dâu tây, cắt hoa lan nữ vữ, hoa đồng tiền; trải nghiệm làm cô gái dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ; thậm chí có thể sở hữu cho riêng mình những bó hoa, chậu hoa khoe sắc.
Hoa lan vũ nữ khoe sắc ở vườn hoa Cao Sơn.
Được biết, vườn hoa xinh đẹp này là "đứa con tinh thần" của HTX Hoa Bình Liêu do anh Nguyễn Thanh Hải làm Chủ nhiệm. Với mong muốn phát triển quê hương, tận dụng khí hậu thuận lợi của Cao Sơn, được sự ủng hộ của chính quyền, từ phần diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang, cỏ mọc dày đặc, HTX Hoa Bình Liêu đã nghiên cứu cải tạo lại đất, thay lớp áo hoa rực rỡ sắc màu cho mảnh đất cằn cỗi. Đến nay, hàng trăm loài hoa bản địa, hoa nhập khẩu nhanh chóng tươi tốt, nở rực rỡ bên những thửa ruộng bậc thang, giữa điệp trùng đồi núi Cao Sơn. Đây là hợp tác xã đi đầu trong việc áp dụng mô hình trồng hoa với quy mô lớn để cung ứng cho thị trường, cũng như tạo điểm tham quan du lịch trải nghiệm trên địa bàn huyện Bình Liêu.
Ngoài tham quan, chụp ảnh, du khách còn có thể tham gia trải nghiệm hái dâu tây tại vườn.
Vườn hoa mở cửa cho du khách vào tham quan từ năm 2019, sau hơn 1 năm đón khách, vườn hoa Cao Sơn đã trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với những người yêu thiên nhiên và thích đi du lịch. Tin rằng, với niềm đam mê trồng hoa, cùng với sức trẻ và sự hỗ trợ thu hút đầu tư của địa phương thì vườn hoa Cao Sơm hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng trong hành trình tham quan miền biên viễn này.
Du lịch Đồng Tháp thực hiện mục tiêu kép Nhận định hiện tại là thời điểm vàng để kích cầu du lịch nội địa, Đồng Tháp đã tạo cơ chế, chính sách để các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp cùng các khu, điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện "mục tiêu kép": vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi ngành...