Mùa hoa cúc chi cuối cùng vàng rực trên cánh đồng Nghĩa Trai
Cánh đồng hoa cúc chi nở vàng ruộm mùa cuối cùng, mai đây vùng dược liệu đã tồn tại hàng trăm năm ở Văn Lâm ( Hưng Yên) sẽ nhường chỗ cho một dự án xây dựng lớn mọc lên.
Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên) là làng nghề truyền thống trồng chuyên chế biến cây dược liệu lâu đời, đặc biệt loài hoa cúc chi đã được người dân nơi đây canh tác hàng trăm năm. Cúc chi là dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong y học cổ truyền.
Cúc chi mỗi năm chỉ có một vụ. Hoa được trồng từ khoảng tháng 6 dương lịch, đến cuối tháng 11 bắt đầu nở, báo hiệu mùa thu hoạch rộ trong tháng 12 cho đến Tết Dương lịch.
Vào vụ thu hoạch, mỗi người có thể hái 23 kg hoa tươi/ngày. Bông hoa cúc chi sau đó được mang về sấy khô rồi đem bán. Ở dạng sấy sạch (sấy than củi) giá khoảng 500 nghìn/kg hoa khô. Nếu sấy bằng chất diêm sinh giá rẻ hơn hẳn, khoảng 200 nghìn/kg. Cũng có thể bán hoa tươi, nhưng giá khá rẻ, chỉ 35 nghìn/kg.
Nghĩa Trai thuộc xã Tân Quang, hiện trồng gần 20ha cây dược liệu, 38ha hoa cây cảnh, chủ yếu tại thôn Nghĩa Trai, với tỉ lệ 80% số hộ tham gia trồng cây dược liệu. Đây là nghề truyền thống, nhiều đời cha ông để lại, tồn tại vài trăm năm.
Video đang HOT
Trên tổng diện tích cây dược liệu thì có đến 70% diện tích của thôn Nghĩa Trai dành để trồng cây cúc chi. Công dụng chủ yếu của hoa cúc chi là làm trà và dược liệu sau khi sấy khô.
Cây cúc chi dễ trồng, tuy nhiên thời điểm đầu vụ khi còn non, cây rất dễ bị các loài gây hại như sâu đất, sâu xanh, rệp, bọ nhảy… Người dân Nghĩa Trai thường phải dùng các loại thuốc sinh học để diệt sâu bệnh.
Cánh đồng hoa vàng rực rỡ đến nhức mắt mang lại vẻ đẹp lộng lẫy, và ngay lập tức gây chú với bất kỳ ai nhìn thấy lần đầu. Mùa thu hoạch không chỉ có người dân Nghĩa Trai trên cánh đồng, còn có rất nhiều người yêu hoa và ham mê phong cảnh đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây.
Cùng với cúc chi, Nghĩa Trai còn trồng nhiều loại như: Hoắc hương, cổ sâm, mần trầu, tía tô, kinh giới, cốt khí, cây sả, nghệ… đều là những dược liệu quý, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam.
Tuy vậy một dự án xây dựng lớn sẽ hình thành tại đây, phần lớn cánh đồng dược liệu Nghĩa Trai sẽ nhường chỗ cho mục đích sử dụng khác phù hợp với nhu cầu thời đại. Có thể đây sẽ là mùa cúc chi cuối cùng. Trong ảnh là hai bạn trẻ làng Nghĩa Trai sau khi thu hái hoa, cùng nhau chụp chung những tấm hình bên cánh đồng hoa và lo rằng năm sau có muốn hái cũng không còn.
Bà Lê Thị Kiến là một người theo nghề trồng cây dược liệu từ khi còn nhỏ. Cánh đồng cúc chi Nghĩa Trai nằm trong khu vực dự án khu đô thị Đại An, quy mô 293,96 ha.
Người dân cho biết hoa cúc chi có vị đắng, hơi ngọt, hương thơm dịu, dễ chịu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có thể sử dụng chữa các bệnh hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…
Tính ra mỗi năm người dân ở Nghĩa Trai chế biến và buôn bán hàng nghìn tấn dược liệu đủ loại. Những gia đình chế biến quy mô nhỏ mỗi năm từ 30 đến 50 tấn, còn những hộ lớn mỗi năm chế biến hàng trăm tấn.
Thị trường chủ yếu của Nghĩa Trai là những đại lý dược ở các thành phố lớn, các công ty dược nội địa và xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra Nghĩa Trai còn là địa chỉ tin cậy của những phòng chẩn trị y học cổ truyền phương Đông trong và ngoài tỉnh.
Những năm trước đây nghề trồng cây dược liệu đã từng là nguồn lợi mang lại cuộc sống sung túc cho người dân Nghĩa Trai.
Một bạn trẻ làng Nghĩa Trai với rổ hoa cúc chi vừa thu hoạch xong bên những luống hoa vàng rực rỡ.
Từ ngày 8/12, Hưng Yên tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi
UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản chỉ đạo, từ ngày 8/12, tạm dừng các hoạt động cưới, hỏi.
Đám hiếu, đám giỗ và các sự kiện gia đình chỉ được tổ chức nội bộ và số lượng không quá 20 người; không đón, tiếp người về vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế.
Đối với cơ quan, đơn vị, tỉnh yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, nhân viên, người lao động trong công tác phòng, chống dịch, yêu cầu hạn chế tối đa việc ra ngoài tỉnh, nếu đi phải có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi đến cơ quan, đơn vị làm việc trở lại.
Chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. Ảnh tư liệu: Đinh Tuấn/TTXVN
Tỉnh yêu cầu các chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động, thực hiện "một cung đường, 2 điểm đến", hạn chế tối đa ra ngoài tỉnh. Trường hợp ra ngoài tỉnh phải được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp, khi từ vùng dịch về phải cách ly tại nhà 14 ngày, đi làm lại phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ. Người đến liên hệ công tác phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu người đi lại hằng ngày qua Hà Nội ký cam kết hạn chế tiếp xúc với người khác khi về địa phương, đơn vị.
Hưng Yên yêu cầu người từ vùng dịch về địa bàn phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ; người địa phương ra ngoài tỉnh, từ vùng dịch về phải thực hiện khai báo y tế, tự cách ly tại nhà 14 ngày, tự test nhanh COVID-19 có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.
UBND tỉnh đề nghị các đơn vị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19; các chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là với diễn biến dịch bệnh. Đồng thời, theo dõi, bám sát tình hình dịch để có dự báo chính xác, chủ động các phương án, biện pháp trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Từ ngày 15/10/2021 đến nay, Hưng Yên ghi nhận gần 700 ca mắc COVID-19. Trong đó, xuất hiện nhiều ổ dịch mới ngoài cộng đồng có liên quan đến người về từ vùng dịch không thực hiện khai báo y tế, không xét nghiệm sàng lọc, không cách ly theo quy định; đám cưới, đám hiếu tổ chức vượt quá số người quy định, không thực hiện nghiêm thông điệp 5K; doanh nghiệp chưa thực hiện hiệu quả việc xét nghiệm sàng lọc các đối tượng nguy cơ dẫn đến dịch lây nhiễm lâu ngày trong nhà máy. Trong 1 tuần gần đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 ca bệnh trên địa bàn tỉnh, nguy cơ dịch lây lan, bùng phát dịch rất cao.
Giá gia cầm hôm nay 30/11: Giá vịt thịt có nơi nhích lên, giá gà công nghiệp "ấm" dần Cập nhật giá gia cầm hôm nay 30/11 chúng tôi thấy giá vịt thịt hôm nay có xu hướng tăng nhẹ ở một số nơi tại miền Bắc; giá gà công nghiệp cũng nhích lên khoảng trên dưới 1.000 đồng/kg... Khảo sát giá gia cầm hôm nay, chúng tôi thấy giá vịt thịt giao dịch ở một số nơi tại miền Bắc tăng...