Mùa hoa bưởi đã về trên phố, làm ngay 4 món ngon đãi cả nhà kẻo lỡ
Tranh thủ ngày cuối tuần, bạn hãy trổ tài vào bếp làm 4 món hấp dẫn từ hoa bưởi dưới đây để mời cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Cứ vào tháng 3, phố phường Hà Nội lại quyến luyến bởi mùi hương dịu ngọt của hoa bưởi. Loài hoa này không chỉ gây thương nhớ bởi màu trắng tinh khôi, mà còn gợi nhớ hương vị của ký ức xưa qua nhiều món ăn ngon.
Vậy nên tranh thủ cuối tuần, bạn hãy trổ tài vào bếp làm 4 món hấp dẫn từ hoa bưởi này để mời cả nhà cùng thưởng thức nhé.
Hoa bưởi ướp mía vốn được xem là một món ăn tao nhã của người Hà thành xưa nhưng không phải ai cũng còn nhớ. Giữa cơn nóng bức mua hè, người ta tìm đến ly nước mía thêm chút quất cho đậm đà mà ít ai nhớ ra mía ngọt lại “hợp cạ” với hương hoa bưởi.
Cách chế biến món này khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách vỏ mía, cắt khúc, cho vào hộp cùng với hoa bưởi đã rửa sạch, đậy kín để vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng đồng hồ là ăn được. Khi mang ra dùng, cả gia đình sẽ có một món tráng miệng cực thơm, ngon, đậm mùi dư vị của tháng 3.
Nếu cảm thấy chán ngấy các món ăn “toàn thịt là thịt”, hãy giải ngán cho cả nhà bằng món tào phớ. Bát tào phớ giản dị làm từ đậu nành trắng ngần, thêm thạch, trân châu nhân dừa thơm ngon, quyện cùng nước đường thơm lừng hương bưởi quả thực lay động lòng người.
Nước đường hương hoa bưởi có cách làm không quá phức tạp. Bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch, rải 1 lớp hoa bưởi tươi (đã rửa sạch) bên dưới rồi đến 1 lớp đường phủ kín. Cứ làm thế đến khi đầy lọ thì cất đi. Đợi đường tan ra mang cho thêm vào nước đường chan chung với tào phớ là ngon.
Lúc tiết trời chuyển xuân sang hạ, vào ngày 3-3 âm lịch hằng năm còn diễn ra ngày Tết Hàn thực. Người Việt từ bao đời nay thường làm bánh trôi bánh chay để ăn trong ngày Tết cổ truyền này.
Tết Hàn thực diễn ra đúng dịp mùa hoa bưởi về nên bánh trôi của dịp lễ này cũng được ướp hương hoa bưởi. Các bước nặn bánh trôi chay đều không có gì quá khác biệt, chỉ là thứ nước luộc được thả hoa bưởi vào nấu. Món bánh sau khi hoàn thành sẽ có hương vị ngọt thanh, mùi thơm mát của hoa bưởi khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngon.
Ly sắn dây chuẩn vị nhất định phải pha chế từ loại bột đã ướp qua với hoa bưởi. Chỉ một lần thưởng thức, bạn dễ dàng cảm nhận hương thơm của hoa bưởi quyện vào từng viên sắn dây trắng tinh cho đến suốt những ngày tháng về sau.
Không khó để có được một cốc sắn dây hoa bưởi. Trước đó, sắn dây phơi nắng già cho vào túi ni lông. Hoa bưởi rửa sạch, để ráo cho cùng vào túi sắn dây, buộc kín lại. Khi pha sắn dây, người ta chỉ cần hòa tan với nước lạnh, thêm chút đường và vài viên đá nhỏ, vị ngọt thơm và thanh mát của thức uống này dường như xua tan nắng hè oi ả.
Công thức làm 4 món hấp đơn giản cho bữa ăn thêm đa dạng
Các món hấp luôn được các gia đình lựa chọn bởi cách nấu đơn giản nhưng lại thanh đạm, an toàn cho sức khỏe.
Trứng hấp lạp xưởng
Nguyên liệu :
- Lạp xưởng: 1 cây
- Trứng: 3 quả
- Muối lượng vừa đủ
Video đang HOT
- Nước ấm: 480ml
- Hành lá
Thực hiện :
Bước 1: Chuẩn bị các nuyên liệu.
Bước 2: Đập trứng rồi cho vào tô to.
Bước 3: Cho từ từ nước ấm vào trứng đồng thời đánh trứng đều tay.
Bước 4: Thêm ít muối vào và khuấy đều.
Bước 5: Đổ trứng vào bát qua rây để giữ lại cặn.
Bước 6: Cho bát trứng vào nồi hấp cách thuỷ trong vòng 12 phút. Lưu ý đậy kín bát để ngăn hơi nước vào bên trong trứng.
Bước 7: Trong lúc chờ trứng chín thì cắt nhỏ lạp xưởng và hành lá.
Bước 8: Mở nắp đậy ra cho lạp xưởng cùng hành lá vào.
Bước 9: Đậy kín bát tiếp tục hấp trong 1 phút nữa.
Bước 10: Rưới thêm một ít nước tương và thưởng thức thôi!
Cá hấp xì dầu
Nguyên liệu:
1 kg cá diêu hồng1 củ hành tây1 củ gừng1 củ hành tím1 củ tỏi30g hành lá30g rau ngò1 quả ớtXì dầu (nước tương), dầu hàoGia vị: tiêu, hạt nêm, muối, đường
Cách làm:
Cá diêu hồng bạn nên chọn mua những con còn tươi sống. Sau đó cắt bỏ mang, cạo sạch vảy, bỏ nội tạng cá, tránh làm vỡ mật để cá không bị đắng rồi rửa thật sạch với nước muối pha loãng cho hết nhớt, rồi rửa lại với nước, để ráo. Để nguyên con cá, dùng dao khứa lên thân cá 2 - 3 đường chéo để cá ngấm gia vị khi ướp.
Hành tím, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.
Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái sợi.
Hành lá, ngò nhặt rửa sạch, để ráo rồi cắt khúc vừa phải.
Cho cá vào thố hoặc đĩa lớn, sau đó nêm: 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa cà phê hành tím băm nhỏ, trộn đều rồi để ướp trong khoảng 1 giờ để cho cá ngấm gia vị.
Bạn lấy một cái đĩa nhôm sâu lòng rồi đặt cá vào, rưới đều nước ướp cá lên bề mặt, sau đó cho thêm 1 thìa canh dầu hào phủ đều khắp thân cá. Sau đó, xếp hành tây, hành lá và gừng rải đều lên trên bề mặt cá rồi đặt vào nồi hoặc xửng hấp, để hấp khoảng 25 - 30 phút là được.
Để kiểm tra xem cá chín kỹ chưa, bạn dùng tăm đâm xiên lên mình cá, nếu thấy thịt cá không bị dính và nước cá không còn màu đỏ là cá đã chín.
Bắc chảo lên bếp làm nóng, cho 2 thìa canh dầu ăn vào tráng đều đun sôi thì cho tỏi và hành tím băm vào phi thơm. Nêm thêm nửa thìa cà phê hạt nêm và nửa thìa cà phê muối, đảo đều và tắt bếp.
Lấy đĩa cá hấp ra, rưới đều phần dầu và hành tỏi đã phi thơm lên mình cá, giúp cá có màu bóng, đẹp, thơm nức mũi và kích thích khướu giác lẫn vị giác. Cuối cùng, bạn rắc thêm 1 chút tiêu xay nữa là xong.
Tôm hấp sả
Nguyên liệu:
Tôm sú to: 500g
Sả: 50g
Ớt sừng: 2 trái
Gừng: 1 nhánh nhỏ
Lá chanh: 1 nắm
Chanh: 1 quả
Gia vị: Hạt nêm, muối, nước mắm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn.
Cách làm:
Tôm: Rửa sạch, cắt bớt râu và chân, ướp tôm với 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu rồi để 1 lúc cho ngấm
Sả: Rửa sạch, bóc vỏ ngoài, thái lát
Lá chanh: Rửa sạch, thái chỉ
Gừng: Rửa sạch, gọt vỏ, thái chỉ
Cho sả, lá chanh, gừng vào xóc đều với tôm rồi để khoảng 20 phút cho tôm ngấm gia vị
Chanh: Lấy nước cốt
Ớt sừng: Tỉa hoa
Khi tôm đã ngấm gia vị, cho tôm vào xoong hấp với lửa vừa khoảng 10 phút (không nên hấp quá lâu thịt tôm sẽ bị bở và mất đi vị ngọt)
Xếp tôm ra đĩa, cho phần lá chanh, gừng, sả và trang trí ớ sừng lên trên để món ăn thêm phần đẹp mắt.
Cách làm muối tiêu chanh ăn kèm: Trộn đều 1 thìa muối, 1/4 thìa bột ngọt, 1/4 thìa tiêu và 1 thìa nước cốt chanh.
Củ cải nhồi tôm thịt
Nguyên liệu:
1-2 củ cải trắng
1 miếng bí đỏ
củ cà rốt
100g thịt lợn
8 con tôm sú
1 miếng gừng
1 muỗng canh bột ngô
1 muỗng cà phê tương
1 thìa cà phê rượu trắng
1 thìa cà phê dầu mè
Muối
Khuôn để tạo hình
Cách làm:
Tôm sú làm sạch, đem luộc sơ với vài lát gừng băm cho hết tanh. Sau đó lột vỏ tôm, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi tôm cho đẹp mắt.
Củ cải, bí đỏ gọt vỏ, thái thành lát dày khoảng 2-3 cm sao cho số lát củ cải nhiều gấp đôi bí.
Vì củ cải nhanh chín hơn bí nên bạn thái lát củ cải dày hơn chút nhé.
Thịt lợn, cà rốt rửa sạch, băm nhỏ rồi xay nhuyễn với gừng và một ít bí ngô còn thừa, nêm thêm bột ngô, rượu trắng, dầu mè với một chút muối vào trộn đều.
Bột ngô hòa với một chút nước, nêm thêm muối và hạt nêm rồi đun sôi cho thành hỗn hợp sệt sệt.
Dùng khuôn hình tròn hoặc hình hoa cắt củ cải và bí ngô thành hình.
Dùng khuôn tròn nhỏ hơn đục phần lỗ giữa ở tâm củ cải và bí ngô.
Nhưng chỉ đục lượng khoanh củ cải thôi nhé.
Lần lượt xếp chồng 1 lát củ cải xuống dưới, tiếp đến 1 lát bí ngô rồi lại 1 lát củ cải.
Đặt tôm vào giữa cho đuôi tôm vểnh lên trên cho đẹp rồi nhồi chặt hỗn hợp đã xay nhuyễn vào.
Đặt các khoanh củ cải vào nồi hấp chín khoảng 15 phút.
Bỏ củ cải ra đĩa và rưới nước bột ngô lên, thế là hoàn thành.
Gà ăn mãi chưa hết, thử làm ngay Pad Thái gà ngon chuẩn vị, cả nhà thích thú chén tì tì Pad Thái gà siêu ngon lại đơn giản và nhanh gọn. Pad Thái gà là sự kết hợp hoàn hảo từ bánh phở, thịt gà cùng nước sốt chua mặn ngọt thơm ngon. Nguyên liệu cần chuẩn bị: - 283 gram bún Thái - 453 gram ức gà bỏ da, không xương, thái miếng nhỏ - 2 muỗng canh dầu thực vật -...