Mùa hè và cơ hội vàng cho những game một thời vang bóng
Theo dự đoán của hầu hết người chơi, mùa hè năm nay sẽ rất nhộn nhịp vì là thời gian vàng dành cho hàng loạt game mới. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại ngoài những game “ chạy lậu” do đặt server tại nước ngoài, những game họ mong chờ đến giờ này vẫn chưa thấy “ bóng dáng”.
Việc hàng mới bị “ém” này đã tạo cơ hội cho game cũ có thể làm mới lại mình và thu hút thêm người chơi mới. Những game xuất hiện lâu, có cộng đồng hùng mạnh nhất định, không phải lúc nào cũng ổn định. Game thường mất đi một lượng khách hàng khi họ cảm thấy nhàm chán game, hoặc họ bị lôi kéo qua game mới. Và thời điểm hè thường là khoảng thời gian “nhạy cảm” với game cũ vì chuẩn bị mất khách.
Trong mùa hè năm nay, làng game tuột nhiệt khá thảm thương. Những tin đồn thổi nào là Elsword, Tinh Thần Biến (Legend of Immorals), Võ Lâm Truyền kỳ 3, … sẽ cập bến, đến giờ vẫn bặt vô âm tính. Tuy khó chịu vì chờ đợi quá lâu nhưng người chơi cũng hiểu và thông cảm cho nhà phát hành vì một số vấn đề tế nhị mà game chưa thể ra được.
Những game từng có tin đồn sẽ ra mắt vào mùa hè này nhưng vẫn chưa thấy đâu
Quay trở lại những game cũ, đây là “mùa vàng” để lôi khéo người chơi trở lại với game. Nổi bật có thể thấy như Boom Online, một game quá quen thuộc với người chơi khi đã 4 năm có mặt tại thị trường game Việt, gần đây Boom đang ra sự kiện “Săn Code Boom Hè” để câu người chơi mới lẫn người chơi đã bỏ game về lại với game. Bộ quà tặng khi nhập code với những đạo cụ hữu ích như Kim, Rada, hay chỉ là vật trang trí mới lạ và khan hiếm như bong bóng Zing Me, bóng nước Pang, đã thu hút hàng trăm fan ùn ùn kéo vào profile Boom “bình luận săn code”.
Boom đang có chiến thuật thu hút người chơi mới?
Đặc biệt, một game tưởng chừng như đã chia tay người chơi Việt sau hai năm ra mắt nhưng đã hồi sinh thành công và đang “tung hoành” ngang dọc trên “đường đua” với các game khác, Zing Speed, đã chứng tỏ được “sức hấp dẫn” của mình với người chơi cũ lẫn mới qua loạt sự kiện trong và ngoài game: cập nhật phiên bản mới với các tính năng như mới mẻ như Moto, Ao Cá, bản đồ mới, sắp tới đây là sự kiện gây sốc tặng vé xem phim Cars 2 cho người chơi…
Có thể nói năm nay tuy làng game tuột nhiệt vì sự vắng bóng của các game đang được nhiều người mong đợi, nhưng là thời điểm lý tưởng cho những game cũ đang bị người chơi bỏ quên. Chỉ cần nhà phát hành hiểu ý người chơi muốn gì, cần gì với game họ thích là có thể mời họ vào chơi lại game và xây dựng cộng đồng. Khi người chơi nhận thấy những ý kiến phản ánh được ghi nhận, trân trọng và những “ao ước” của họ trong game được phúc đáp hợp lý, họ vẫn gắn bó lâu dài với game.
Zing Speed vực dậy sau một thời gian bị người chơi bỏ quên
Video đang HOT
Game không đơn thuần chỉ là giải trí, trong đó còn có cả một cộng đồng tuy ảo nhưng thật sẵn sàng gắn bó lâu dài với game như một người bạn thân thiết và cũng sẵn sàng bỏ game nếu họ cảm thấy mình không được tôn trọng. Do đó, nếu nhà phát hành tinh ý sẽ là chiếc cầu nối dài lâu giữa họ với game chứ không phải vì game mới, game khủng!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng game Việt sau 1 năm thảm họa giờ ra sao?
Cùng nhìn lại những gì đã xảy ra trong quãng thời gian "khổ nạn" từ giữa năm 2010 đến nay.
Một năm trước đây, đúng vào quãng thời gian này, làng game Việt hứng chịu một giai đoạn khó khăn đổ xuống khi có quyết định xiết chặt công tác quản lý về game online, mở đường cho việc ra mắt quy chế mới về quản lý và lưu hành game trực tuyến. Và trong suốt giai đoạn khó khăn đó, thị trường game nước nhà xáo trộn rất nhiều.
360 ngày đã trôi qua, chúng ta cùng nhìn lại những gì đã xảy ra trong quãng thời gian "khổ nạn" trên.
Không có game mới một cách chính thức
Trong giai đoạn quá cảnh suốt thời gian qua, khi quy chế mới chưa có, quyết định tạm thời là không cấp phép ra mắt game mới, ngoại trừ webgame. Vậy nên trong một thời gian dài, một loạt game đã mua về của các NPH từ Bắc chí Nam đều chấp nhận số phận phải "đắp chiếu" ngồi chờ.
Elsword chờ mãi vẫn chưa thấy ra.
Có rất nhiều game đang nằm sẵn trên máy chủ của các NPH đều "lực bất tòng tâm" không thể ra mắt, bay nhảy trên thị trường. Chỉ có một số game như Thống Lĩnh, Thiên Tử, Khuynh Thành... vì may mắn xin được giấy phép từ trước đã có một khoảng thời gian "vàng" không chịu bất cứ sự cạnh tranh nào khi ra mắt. Còn lại, thị trường game online đành chứng kiến cuộc đổ bộ ồ ạt của webgame các loại.
Dĩ nhiên là các webgame này không thể bù đắp được chỗ trống của sự thiếu vắng các game client. Thiệt hại trước mắt chính là phía NPH, và game thủ cũng không vui sướng gì khi bỗng chốc phải chấp nhận những "bữa ăn đạm bạc". Elsword, Tinh Thần Biến, Audition 2...tất cả những cái tên được chờ đợi và đã được mua về đành ngậm ngùi án binh bất động.
Loong online chấp nhận ra mắt ở dạng game quốc tế.
Một vài NPH sau đó đành chấp nhận đặt server ở nước ngoài để ra mắt game ở dạng game quốc tế phiên bản Việt. Điển hình là Dragonica, Loong online, Thần Long Huyết Kiếm... những game rất được chờ đợi nhưng phải xuất hiện một cách không đường đường chính chính. Là game phiên bản Việt, công cuộc quảng bá gặp khá nhiều khó khăn, và game cũng không phát huy được hết sức mạnh của mình.
Một loạt game cũ "hi sinh"
Bị xiết chặt quản lý, không thể ra game mới, không có tiền duy trì game cũ, và chặng đường trước mắt của ngành game online hoàn toàn mờ mịt, và nhiều NPH đành chấp nhận đóng cửa một loạt game cũ để duy trì hoạt động của mình. Đây có thể xem là một thiệt hại khá lớn của làng game Việt giai đoạn này, vì khá nhiều game trong số đó thực sự là những game online rất hay.
Nhiều game phải đóng cửa trong giai đoạn khó khăn...
Nếu xét kĩ, có khá nhiều game đã thật sự kiệt quệ, và việc đóng cửa âu cũng là điều chấp nhận được. Doanh thu của chúng thật sự không thể bù đắp cho chi phí duy trì server. Hầu hết những game dạng này là các game ít người biết đến. Đơn cử như Tung Hoành Thiên Hạ, Võ Lâm web...
Cũng có rất nhiều game bị buộc phải đóng cửa vì không đáp ứng được yêu cầu "lành mạnh". Điển hình trong số này như các game Biệt Đội Thần Tốc, Đặc Nhiệm Anh Hùng. Được đánh giá cao và có gameplay mới lạ, xuất sắc, thế nhưng cuối cùng những game trên cũng đành phải chấp nhận ra đi. Các game ở lại phải co mình hết cỡ, tự thay đổi mình để đáp ứng được yêu cầu khắt khe. Đột Kíchđã bỏ tất cả những hình ảnh bạo lực để có thể trụ lại được.
...mà vài cái tên trong số đó phải ra đi tức tưởi.
Trong suốt 1 năm khó khăn đó, đã có 25 game phải từ biệt cuộc chơi tính đến thời điểm này (trong đó có 5 game tính từ đầu 2011). Việc đột ngọt mất đến gần một nửa số lượng game đã khiến cho các game thủ hụt hẫng, và hệ lụy từ những sự kiện đó sẽ còn dai dẳng trong một thời gian nữa.
Nhân sự thay đổi
Cùng với việc đóng cửa game trong giai đoạn khó khăn, đi cùng với đó là toàn bộ staff điều hành game cũng phải được "thanh lý". Và viễn cảnh không mấy tươi sáng của ngành game đã khiến không ít nhân sự trong ngành đành bấm bụng "dứt áo ra đi" tìm chân trời mới
Nếu như phải đóng cửa một game, thì ngay sau đó phải có một game mới bù vào để giải quyết vấn đề cho lượng nhân sự dôi ra. Tuy nhiên với tình trạng không thể ra mắt được game mới, rất nhiều người như các GM, những nhân viên chăm sóc khách hàng... đành chấp nhận ra đi.
Nhân sự làng game đã sụt giảm đi nhiều.
Và với những NPH game tầm cỡ như Asiasoft, họ không nhìn thấy nhiều lối ra khi mà game bị "đánh đập" quá nhiều. Giải pháp mà NPH gốc Thái chọn là sa thải hàng loạt nhân sự để cho phù hợp với tình hình. Ngay cả các doanh nghiệp khác như FPT, VTC cũng tinh giảm nhân lực không ít.
Rất nhiều nhân viên trong ngành thật sự có tâm huyết và muốn gắn bó với nghề "làm game". Thế nhưng khi thời thế thay đổi, việc duy nhất mà họ có thể làm là cố gắng thích nghi với tình hình. Một số đi đến những NPH game khác, có thể nhỏ hơn, một số chuyển qua làm các công việc khác không còn liên quan đến game nữa.
Những điều tích cực
Việc trong một thời gian dài phải chấp nhận những khó khăn là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu nhìn kĩ lại thì vẫn có những điều đáng mừng trong đó.
Rất nhiều game đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, khá nhiều trong số đó là những game hoàn toàn kiệt quệ. Và đây có thể xem là thời điểm thanh lọc lại thị trường game, loại bỏ những game không phù hợp. Thêm vào đó là việc không nhập game mới nên tạm thời có thể xem giai đoạn làm game theo kiểu "mì ăn liền" đã không còn với thị trường nước nhà.
Bao giờ chúng ta mới qua khỏi giai đoạn khó khăn?
Đóng cửa hàng loạt game, các NPH cũng có dịp chăm chút lại những game cũ mà hay của mình.Granado Espada, hay những game xuất sắc đã từng bị bỏ quên được vực dậy trong niềm vui của các game thủ.
Nếu suy nghĩ tích cực hơn, có thể xem giai đoạn vừa qua là thời điểm để chấn chỉnh lại làng game nước nhà. Chúng ta đã hoạt động trong sự bát nháo quá lâu mà không có một quy chế rõ ràng. Vậy thì nhân dịp này, cùng đưa ra những cách rõ ràng để quản lý và phát triển cùng nhau.
Một năm khó khăn đã trô qua, vậy thì cái gì đang chờ đợi phía trước?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Top MMO tràn đầy hy vọng ra mắt tại Việt Nam nửa cuối 2011 Chúng hoặ đã bị "ng&acirm dấm" quá l&aciru, hoặ đã đượ l&ecirn kế hoạh sẵn sàng. Hãy cùng điểm qua một số tựa game gần nhưhắ chắn sẽ phải chào đời tại dải đất hình chữ S trong nửa cuối năm nay. Dĩ nhi&ecirn, sự thự ra sao thìhỉó thểhờ đợi thời gian trả lời, nhưng ít nhất chúng cũng thắp l&ecirn trong...