Mùa hè trẻ cũng có thể mắc bệnh thủy đậu: Trẻ bị thủy đậu cần kiêng những gì?
Thời tiết thay đổi bất thường chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh thủy đậu có xu hướng xảy ra quanh năm, chứ không vào mùa nhất định như trước nữa.
Bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh trái rạ (phỏng rạ), là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và bệnh zona ở người lớn.
Thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3, 4 hàng năm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, thời điểm này, bệnh viện còn tiếp nhận nhiều trường hợp bị thủy đậu. Thời tiết thay đổi bất thường chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh có xu hướng xảy ra quanh năm, chứ không vào mùa nhất định như trước nữa.
Theo thống kê của Viện Paster TP.HCM, 90% ca nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi 2-7 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai khoảng 13 – 20 tuần cũng có khả năng mắc thủy đậu do hệ miễn dịch suy giảm dẫn tới sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi… Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong lên đến 30%.
Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và lây lan qua đường không khí từ các giọt nước bọt li ti được tiết ra khi người bệnh hắt hơi, nói chuyện, ho…
Ngoài ra, thủy đậu còn có khả năng lây lan từ các chất dịch ở nốt phỏng truyền gián tiếp qua những đồ vật dùng chung như khăn mặt, bàn chải, bát đũa,…
Trẻ bị thủy đậu nên tránh những ăn thức ăn nào?
Video đang HOT
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu trong mùa hè, bố mẹ cần tránh cho con ăn một số loại thức ăn sau:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá bổ dưỡng.
- Thức ăn cay nóng.
- Các loại quả có tính nóng như mận, đào, vải, nhãn…
- Các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, các loại hải sản.
Khi bị thủy đậu có tắm được không?
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị thủy đậu cần phải kiêng nước. Tuy nhiên trong thực tế, để bệnh nhanh khỏi, bố mẹ nên tắm cho trẻ sạch sẽ bằng nước ấm. Khi tắm nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh dùng khăn chà sát mạnh khiến các mụn nước vỡ ra và lan rộng hơn.
Bố mẹ cũng cần cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ để tránh gãi hay cào mạnh vào vết thương gây vỡ mụn, lở loét.
Bị bệnh thủy đậu có cần kiêng gió không?
Kinh nghiệm dân gian khuyên nên cho trẻ mắc bệnh thủy đậu cách ly với gió, tuy nhiên việc bật quạt hay tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến thủy đậu.
Bố mẹ nên bật quạt nhẹ nhàng cho con, không nên bật quá lớn hoặc đưa con đến chỗ gió quá to khiến cơ thể bị lạnh, từ đó làm sức khỏe giảm sút và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Một số lưu ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Không nên cho trẻ ăn nhiều những loại trái cây chứa nhiều vitamin C vì các nốt thủy đậu có thể xuất hiện cả trong khoang miệng, việc ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C sẽ khiến vết thương đau và lở loét hơn.
- Tránh để bé đi đến chỗ đông người kẻo lây lan sang người khác.
- Người thân trong gia đình không được sử dụng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm, bàn chải đánh răng với trẻ.
- Quần áo của trẻ mắc thủy đậu sau khi giặt xong cần phơi ở nơi có nắng, thoáng mát và là ủi kỹ.
Theo afamily
Cẩn trọng với dịch bệnh truyền nhiễm
Thời tiết thay đổi bất thường tại miền Bắc đang là nguy cơ để nhiều dịch bệnh mùa hè lây lan.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến ngày 20/5, Hà Nội đã ghi nhận 243 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Bệnh nhân mắc rải rác tại 139 xã, phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, SXH là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội. Hiện nay, số ca mắc SXH trên địa bàn thành phố ở mức thấp nhưng các yếu tố nguy cơ để SXH phát sinh, phát triển thành dịch vẫn luôn tồn tại. Điển hình là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ...
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay cũng đã ghi nhận 1.274 trường hợp mắc sởi nhưng chưa ghi nhận ổ dịch lớn, tập trung và chưa có ca bệnh nặng dẫn đến tử vong. Bệnh nhân mắc sởi rải rác ở 387/584 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Người mắc bệnh ở nhiều lứa tuổi nhưng chiếm tỉ lệ lớn là chưa được tiêm chủng (dưới 9 tháng và trên 16 tuổi). Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, mặc dù tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ, vắc xin sởi luôn đạt so với tỉ lệ chung của quốc gia (95-97%), nhưng hằng năm vẫn còn khoảng 3-5%, tương đương 5.000-8.000 trẻ không được tiêm vắc xin sởi - là đối tượng dễ mắc bệnh sởi.
Cũng theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 13/5 - 19/5, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm não Nhật Bản trong năm 2019. Trường hợp này là một bệnh nhi 4 tuổi ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật...
Bệnh nhân được điều trị tại BV Nhi Trung ương và hiện sức khoẻ đã có tiến triển khả quan (giảm sốt, hết co giật).
Khuyến cáo người dân phòng ngừa dịch bệnh mùa hè, ông Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, các quận, huyện cần thực hiện nghiêm việc rà soát, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung, bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng đạt ít nhất 95%, nhất là đối với các bệnh như sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não.
Cũng theo ông Cảm, hiện Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, phương tiện, hoá chất và thuốc nhằm kịp thời ứng phó với tình huống dịch bệnh lớn hoặc các tình huống có nguy cơ về y tế cộng đồng. Theo đó, người dân nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để phòng các dịch bệnh nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella, viêm màng não...
Minh Thuý
Theo daidoanket
Bị ngứa rát ở viền môi: tưởng bình thường nhưng hóa ra lại cảnh báo nhiều chứng bệnh Nhiều người thường hay gặp phải tình trạng ngứa rát ở viền môi của mình nhưng không biết nguyên nhân là do đâu. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải nếu thấy xuất hiện triệu chứng này và cách khắc phục kịp thời. Môi là nơi dễ nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên...